Từ ngữ TIẾNG ANH VAY MƯỢN tạm thời trong Quá trình TRỘN MÃ trên một số BÁO MẠNG bằng tiếng Việt tại Việt Nam hiện nay

Chính sách đổi mới của Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng càng ngày càng nhiều những từ ngữ tiếng Anh vay mượn tạm thời trong quá trình giao tiếp “trộn mã” trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo giấy, báo mạng. Đây là hiện tượng nổi cộm cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc nhằm điều chỉnh nhận thức của dư luận xã hội. Trên cơ sở thu thập, thống kê 1000 từ ngữ tiếng Anh trên 17 báo giấy, báo mạng, mô tả và phân tích các đặc điểm ngôn ngữ như phiên âm/chữ viết, từ loại, ngữ nghĩa trong các ngữ vực được sử dụng, bài báo nêu lên những dự báo về tác động xã hội đối với xã hội Việt Nam trong tương lai.

Xem chi tiết

Những đặc trưng ngôn ngữ của tiêu đề báo chí tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện nghĩa học

Như đã đề cập trong bài viết trước (Tiêu đề báo chí tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng, tạp chí “Ngôn ngữ và đời sống” số 12.2005), một đặc điểm mới trong cách nghiên cứu tiêu đề báo chí của chúng tôi là khảo sát các tiêu đề báo chí theo quan điểm về tính thống hợp giữa ba lĩnh vực kết học, nghĩa học và dụng học. Về phương diện nghĩa học, khi nghiên cứu các tiêu đề báo chí, qua tư liệu khảo sát, chúng tôi thấy đáng lưu ý nhất là vấn đề các phương thức chuyển nghĩa mà người viết (nhà báo) sử dụng để tạo ra các tiêu đề.

Xem chi tiết

Tục ngữ, ca dao cổ truyền người Việt về đặc sản xứ Thanh

Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng có nhiều sản vật đặc trưng của văn hóa nông nghiệp lúa nước. Trong số sản vật đó, có những loại vượt trội hơn về chất lượng đã trở thành đặc sản. Nó mang đậm dấu ấn, hương vị của vùng miền, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào của người dân về quê hương mình. Nhiều sản vật của ngành nông nghiệp xứ Thanh đã đi vào tục ngữ, ca dao người Việt góp phần tạo nên một nét đặc trưng của thể loại văn học này.

Xem chi tiết

Vai trò của vùng đất Vĩnh Ninh đối với kinh thành Tây Đô

Vùng đất cổ Vĩnh Ninh chiếm một vai trò đặc biệt trong việc thiết kế cảnh quan của một kinh đô, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Hồ Quý Ly về chính trị, quân sự trong bối cảnh xã hội Đại Việt đang rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước đứng trước nguy cơ tồn vong ở giai đoạn cuối thế kỷ XIV. Bài viết này đi sâu nghiên cứu vị trí cảnh quan, vai trò của vùng đất Vĩnh Ninh đối với kinh đô cổ Tây Đô. Từ đó bài viết cũng khái quát những tiềm năng, thế mạnh của vùng đất này phục vụ việc khai thác, phát triển du lịch của địa phương gắn với phát huy giá trị di sản thế giới Thành Nhà Hồ.

Xem chi tiết

Việc truyền bá đạo Kitô và quá trình xâm nhập của người Pháp ở Việt Nam

Để chuẩn bị cho việc xâm lược và biến Việt Nam thành thuộc địa, thực dân Pháp đã sử dụng đạo Thiên Chúa làm công cụ mở đường vào Việt Nam. Từ giữa thế kỉ XVII, thông qua các giáo sĩ Thừa sai Paris, ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, đạo Kitô đã được gieo hạt và bén rễ nhanh chóng, nhiều công đồng giáo dân đã được hình thành. Đó là những cơ sở quan trọng mà Pháp đã xây dựng được ở Việt Nam trước khi nổ súng xâm lược Việt Nam. Mặc dù có lúc thăng trầm, đặc biệt là phải đối mặt với chính sách cấm đạo khắc nghiệt của chính quyền phong kiến Việt Nam, nhưng việc truyền bá và phát triển đạo Kitô của các giáo sĩ Pháp ở Việt Nam về cơ bản đã thành công cả trên hai phương diện: chính trị và tôn giáo…

Xem chi tiết

Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt ở thành phố Đà Lạt từ năm 1893 đến 1954

Người Việt (Kinh) là khối cộng đồng cư dân chủ thể ở thành phố Đà Lạt hiện nay. Trong thời kỳ khai sinh thành phố (1893-1914), người Việt lên đây còn ít ỏi. Từ năm 1915-1954, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị Đà Lạt, cư dân Việt cũng tăng lên nhanh chóng. Bài viết này đề cập đến quá trình người Việt di cư lên Đà Lạt, lý giải nguyên nhân của quá trình trên, để từ đó khẳng định vai trò có tính quyết định của họ đối với sự hình thành và phát triển của thành phố này từ khi thành lập cho đến năm 1954.

Xem chi tiết

Giá trị văn hóa – lịch sử của địa danh làng xã ở Quảng Bình từ góc nhìn ngôn ngữ học

Trên cơ sở những đặc điểm về địa lí tự nhiên, về xã hội, lịch sử của tỉnh Quảng Bình, bài viết tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích và miêu tả một số giá trị văn hóa – lịch sử của hệ thống địa danh làng xã ở Quảng Bình. Những giá trị văn hóa – lịch sử của địa danh làng xã ở Quảng Bình được thể hiện ở các phương diện sau: a/ Thể hiện qua kiểu ngôn ngữ – văn hóa trong địa danh làng xã Quảng Bình; b/ Thể hiện qua nội dung phản ánh hiện thực và dấu ấn giao lưu với các nền văn hóa. Địa danh làng xã Quảng Bình thể hiện quá rõ nét sự gắn bó lẫn nhau giữa các phương diện văn hóa sinh hoạt, văn hóa lao động sản xuất và văn hóa vũ trang. Trong địa danh làng xã Quảng Bình còn có sự giao thoa của văn hóa Việt, văn hóa Hán, văn hóa Chăm, một đôi nét của văn hóa Ấn Độ và văn hóa các dân tộc thiểu số khác.

Xem chi tiết

Phong trào “văn minh hóa” ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

…Phong trào đã tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đã thức tỉnh ý thức tự cường dân tộc, chống chế độ quân chủ chuyên chế, nâng cao dân trí, mở mang kinh tế, phát triển xã hội theo hướng văn minh… Bài viết này sẽ tập trung làm rõ nguyên nhân khởi phát phong trào, trình bày quá trình hình thành, phát triển của phong trào “Văn minh hóa” ở Việt Nam, từ đó, phân tích tác động và rút ra những điểm tương đồng và khác biệt của phong trào này ở Việt Nam và Nhật Bản.

Xem chi tiết

Hội Chư bà của Phật giáo nhìn từ lý thuyết vốn xã hội (Nghiên cứu trường hợp Hội Chư bà ở chùa Ngọc Tân, Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội)

Vận dụng lý thuyết vốn xã hội của của Pierre Bourdieu, chúng tôi nghiên cứu quá trình thực hành Phật giáo của Hội Chư bà tại chùa Ngọc Tân, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội trên ba phương diện: kết nối đa điểm, vận hành đa phương, tương tác đa chiều. Nghiên cứu này của chúng tôi hướng tới mục tiêu vận dụng các lý thuyết nhân học hiện đại để tìm hiểu các vấn đề thực hành tôn giáo trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ở Việt Nam hiện nay.

Xem chi tiết

Sự hội nhập phật giáo và tục thờ cúng truyền thống trong gia đình, dòng họ người dân Hà Nội từ 1986 đến nay

Hiện nay, Phật giáo có sự hội nhập sâu rộng đối với tôn giáo truyền thống của người Hà Nội, thể hiện qua các hành vi thờ cúng của người dân như: thờ cúng tổ tiên, thờ cúng vào các ngày sóc, vọng, cưới xin, tang ma… Tại các nghi lễ này, đều thấy sự hiện diện của các yếu tố Phật giáo. Trong cuộc sống thường ngày, phần lớn các Phật tử đã thực hiện ăn chay, phóng sinh, tránh sát sinh, sống từ, bi, hỷ, xả, không cãi cọ, mâu thuẫn với nhau… Mối quan hệ giữa Phật giáo và tôn giáo truyền thống là mối quan hệ trong sáng, ích nước, lợi dân, cần trân trọng, bảo tồn và phát huy.

Xem chi tiết

Tính nhân văn trong tư tưởng Karma – Samsara của Phật giáo

…. Phật giáo cho là do nghiệp (Karma) và do luân hồi (Samsara). Nghiệp và luân hồi là một tư tưởng nhân văn của Phật giáo. Tư tưởng này khuyến thiện trừ ác, giảm thú tính của con người; khiến con người bớt chém giết lẫn nhau, bớt lười biếng, keo kiệt, bủn xỉn; yêu thương loài vật, không cho mình là chúa tể.

Xem chi tiết

Làng Ba-Na trong sách người Ba-Na ở Kon Tum của Nguyễn Kinh Chi – Nguyễn Đổng Chi

Cuốn sách Mọi Kontum của hai tác giả Nguyễn Kinh Chi – Nguyễn Đổng Chi xuất bản năm 1937 (tái bản năm 2011 dưới nhan đề mới: Người Ba-na ở Kon Tum) là tác phẩm dân tộc học đầu tiên của người Việt viết về vùng đất Tây Nguyên. Hơn ba phần tư thế kỷ đã trôi qua, nhiều nội dung của cuốn sách vẫn còn mới mẻ, thậm chí rất thời sự đối với công cuộc phát triển bình ổn vùng đất này. Có được những thành quả ấy là nhờ cách nhìn, cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của các tác giả.

Xem chi tiết

Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với phong tục, tập quán và lối sống của người Việt thời kỳ Lý – Trần và việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo giai đoạn hiện nay

 Văn hóa Phật giáo thời kỳ Lý – Trần có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Việt Nam trên các phương diện: tư tưởng, chính trị – xã hội; phong tục tập quán, lối sống; văn học, kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc. Bài viết đề cập đến ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với phong tục, tập quán và lối sống của người Việt Nam thời kỳ Lý – Trần (thế kỷ XI – XIV).

Xem chi tiết

Chợ Hội An thế kỷ XVI – XIX

Cùng với quá trình tụ cư, sản xuất ngày càng phát triển và dưới sự tác động của nền kinh tế hàng hóa, chợ Hội An đã ra đời. Chợ ở vị trí ven sông và chịu sự quản lí của chính quyền địa phương. Hàng hóa ở chợ phong phú, đa dạng mang tính đại diện cho những đặc trưng của vùng đất từ hàng nông sản, may mặc đến dụng cụ lao động sản xuất hay đồ mỹ nghệ. Chợ Hội An trong quá trình tồn tại đã đóng vai trò trung gian nối liền khai thác với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, tạo nên bước đột phá quan trọng vào nền kinh tế tiểu nông khép kín.

Xem chi tiết

Chợ Cam Lộ trong tuyến thương mại Đàng Trong và Khu vực thế kỷ XVI-XVIII

Bài viết tập trung khảo cứu về vị trí và vai trò của Chợ Cam Lộ trong kết nối thương mại
Đàng Trong và khu vực thế kỷ XVI – XVIII. Có thể nói để đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển và
hưng thịnh của Đàng Trong thì các nguồn hàng và thương phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Đây được coi là cơ sở để chúa Nguyễn thiết lập các quan hệ thương mại với thương nhân và
thuyền buôn các nước. Triệt để khai thác những nguồn lực của xứ Thuận – Quảng thì sự xuất hiện
của hệ thống chợ trên tuyến thương mại Tây – Đông là điều kiện trung gian lý tưởng giúp chúa
Nguyễn dễ dàng có được nguồn hàng. Với vị trí then chốt nằm giữa biển và lục địa, chợ Cam Lộ là
nơi hội tụ của đa dạng các nguồn hàng khác nhau, các thương nhân miền xuôi mang tới đây nhiều
sản phẩm đặc trưng của đồng bằng, của miền biển như muối, cá khô, hàng thủ công….để mua về
nguồn lâm, thổ sản, khoáng sản do người Thượng và thương nhân khu vực mang đến.

Xem chi tiết

“Niềm tin tôn giáo” của các vua nhà Trần

 Các nghiên cứu về tình hình tôn giáo các triều đại quân chủ ở Việt Nam nói chung thường đề cập đến nội dung Tam giáo đồng tồn (Phật giáo, Khổng giáo, Đạo giáo) hoặc từng tôn giáo qua các thời kỳ mà ít có nghiên cứu nào đề cập đến niềm tin tôn giáo của bậc “Thiên tử”. Cùng với sự phát triển của nhà nước quân chủ Lý – Trần, hoạt động tôn giáo có thể được chia thành hai lĩnh vực: triều đình và dân gian. Bài viết này đề cập đến một số niềm tin tôn giáo của các vị vua nhà Trần qua các biểu hiện, như: thờ Trời, tin vào mệnh Trời, thờ tổ tiên, tang ma.

Xem chi tiết

Cách tiếp cận mới trong nghiên cứu truyện thơ Nôm

 Truyện thơ nôm là một hiện tượng văn học còn nhiều vấn đề gây tranh cãi. Nguyên nhân chủ yếu là do sự khác biệt trong quan niệm của giới nghiên cứu về đối tượng và phương pháp tiếp cận. Để giải quyết tình trạng này, cần phải thay đổi cách nhận thức về đối tượng. Truyện thơ nôm cần được coi là một loại hình văn học. Nó có những nét đặc thù trong phương thức sáng tác và tiếp nhận; có những đặc điểm riêng về hình thái và tính chất. Muốn nhận diện chính xác lịch sử loại hình, cần đặt nó trong những hệ quy chiếu thích hợp với điểm nhìn rộng lớn, đa dạng hơn.

Xem chi tiết

Sông Bồ và cái tên của nó

Bài viết tìm hiểu nguồn gốc tên gọi của con Sông Bồ ở Thừa Thiên Huế, một vấn đề trước nay chưa thấy tác giả nào lý giải. Theo sử sách, tên của con sông này được đặt theo tên của các vùng đất mà nó chảy qua, đầu tiên (thế kỷ 15) là Đan Điền, sau đó là Phú Ốc, Hiền Sĩ, Cổ Bi. Tuy nhiên, trong dân gian, sông được gọi tên là Sông Bồ. Căn cứ vào những ghi chép trong một số công trình địa chí do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn, tác giả cho rằng, có lẽ do ở thượng nguồn của con sông này mọc nhiều cây Bồ (tức cây Lác, dân gian quen gọi cây Bàng, tên khoa học Lepironia articulata), nên tên sông được gọi là Sông Bồ.

Xem chi tiết

Chính sách thuế dưới thời các chúa Nguyễn (1558 – 1777)

Ngân sách, ngân khố là một trong những yếu tố hàng đầu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bất cứ một chế độ, đất nước nào. Dưới chế độ quân chủ, nguồn ngân sách chủ yếu được bổ sung từ nguồn thuế thu từ hoạt động kinh tế – xã hội của đất nước. Với nghiên cứu nhỏ này, chúng tôi hy vọng sẽ tìm hiểu được chính sách thuế dưới thời các chúa Nguyễn, từ đó góp phần thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế của chính sách này đã góp phần tích cực hay ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói riêng và xã hội cũng như sự tồn vong của chính quyền Đàng Trong nói chung.

Xem chi tiết

Nghĩ về việc nghiên cứu văn học ở Sài Gòn – Nam Bộ

Nghiên cứu văn học ở Sài Gòn – Nam Bộ là một trong những nhiệm vụ trung tâm của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ trong 40 năm qua (1975 – 2015). Mỗi giai đoạn hoạt động nghiên cứu văn học đều có những mối quan tâm và những thành quả nhất định. Không đủ điều kiện để làm một cuộc tổng kết những thành quả 40 năm đó, bài viết chỉ xin được nói lên một số suy nghĩ mang tính cá nhân của một người đã có 21 năm được tham gia vào hoạt động của Viện, và đặc biệt chú ý đến văn học của Sài Gòn nói riêng và Nam Bộ nói chung.

Xem chi tiết