Bệnh tình và nguyên nhân cái chết của vua Đồng Khánh qua báo cáo của một bác sĩ người Pháp

Về bệnh tình và nguyên nhân cái chết của vị vua thứ chín của nhà Nguyễn – Đồng Khánh (1864-1889) khi ở ngôi chưa đầy 4 năm, ít thấy được chính sử ghi chép ngoài chi tiết thông báo sự qua đời của nhà vua. Đã có những giả thuyết lưu truyền trong dân gian nhuốm màu huyền bí nhằm lý giải sự qua đời của vị vua tuổi đời còn rất trẻ này. Trong khi đó dường như lại rất ít người biết, căn bệnh khiến vua Đồng Khánh qua đời – cũng như bao người Việt Nam khi đó – bệnh sốt rét ác tính. Báo cáo của một vị bác sĩ người Pháp sẽ cung cấp cho chúng ta thông tin về chuyện này.

Xem chi tiết

Chạc Gốm ở di tích Gò Ô Chùa (Long An) và sự bí ẩn về chức năng

Trong số các hiện vật khai quật được tại di tích Gò Ô Chùa (nay thuộc xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An), có một loại hiện vật bằng đất nung mà căn cứ vào hình dáng của nó, giới khảo cổ học gọi là “chạc gốm” (ceramic pedestal), được phát hiện với số lượng rất lớn nhưng đến nay người ta vẫn chưa rõ dụng cụ này dùng để làm gì. Gần đây, nhà khảo cổ học người Đức Andreas Reinecke cho rằng, những chiếc chạc gốm này là chân đỡ trong bộ dụng cụ nấu nước biển để làm muối. Nhưng giả thuyết này vẫn chưa thuyết phục được giới khảo cổ học…

Xem chi tiết

Quan hệ thương mại của các nước phương Tây với đàng trong của Đại Việt ở các thế kỷ XVII-XVIII: Một số đặc điểm chính

Thế kỷ XVII – XVIII là giai đoạn phát triển sôi động của kinh tế Đại Việt nói chung, đặc biệt là kinh tế Đàng Trong nói riêng. Trong bối cảnh cần một lực đẩy để nhanh chóng nâng cao sức mạnh của mình trong thế đối sánh với Đàng Ngoài, nhằm giữ vững và phát triển vùng đất mới gây dựng, chúa Nguyễn đã có những chính sách thông thoáng kêu gọi và thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước phương Tây, phát triển nền kinh tế ngoại thương…

Xem chi tiết

Đồ gốm tại khu di tích Óc Eo – Ba Thê: Đặc trưng và quá trình phát triển

Đồ gốm là di vật phổ biến nhất trong văn hóa Óc Eo với sự đa dạng về loại hình và chất liệu làm gốm. Chúng phát triển từ thời tiền sử ở Nam Bộ Việt Nam và đạt đỉnh cao vào giai đoạn văn hóa Óc Eo với sự kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và các yếu tố ngoại nhập thông qua giao lưu văn hóa và trao đổi kỹ thuật với khu vực và những vùng xa hơn. Tại khu di tích Óc Eo – Ba Thê, đặc điểm cơ bản của đồ gốm là hầu hết đều được sản xuất theo hai tiêu chuẩn…

Xem chi tiết

Dạy học ca dao trong mối quan hệ với văn hóa dân gian

Bài viết đề cập đến nội dung chương trình, cách thức tổ chức dạy học ca dao ở nhà trường trong mối quan hệ với văn hóa dân gian. Tích hợp văn hóa dân gian trong dạy học ca dao là dùng những tri thức văn hóa đã được “mã hóa” trong từng tác phẩm để lí giải, cắt nghĩa các tác phẩm. Từ đó tìm ra và khẳng định những nét đẹp văn hóa của dân tộc qua từng tác phẩm ca dao.

Xem chi tiết

Về chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp xưa và nay

Nam Bộ có nhiều chợ nổi, nhưng có thể nói, về quy mô, sự sung túc cũng như danh thế thì không chợ nào bằng chợ Ngã Bảy – Phụng Hiệp. Sau 100 năm ra đời và phát triển, vào đầu thế kỷ thứ XXI (2001), Uỷ ban Nhân dân huyện Phụng Hiệp quyết định dời chợ nổi Ngã Bảy đến địa điểm khác là vàm kinh Ba Ngàn (xã Đại Thành), cách chợ Ngã Bảy cũ 3 km về hướng sông Hậu. Cũng từ đây, danh xưng chợ nổi Ba Ngàn xuất hiện. Từ cái nhìn so sánh, bài viết đi tìm những giá trị của chợ Phụng Hiệp xưa, đồng thời bước đầu nhận diện những ưu thế cũng như hạn chế của việc di dời chợ nổi Ngã Bảy trong cuộc sống hiện nay.

Xem chi tiết

Tân nhạc và sự hình thành nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam

Nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp của nhân loại mà đỉnh cao là các Trường phái thanh nhạc cổ điển gắn liền với nghệ thuật Bel canto của Italia và châu Âu đã hình thành và phát triển từ nhiều thế kỷ qua đã và đang tiếp tục ảnh hưởng, chi phối và dẫn dắt toàn bộ các hoạt động biểu diễn, đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp của toàn nhân loại. Trào lưu âm nhạc Tân nhạc trong thời kỳ Pháp thuộc, trào lưu học tập nhạc cụ phương Tây, trào lưu hát lời ta theo điệu Tây,…

Xem chi tiết

Quy hoạch kiến trúc kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX và giá trị nhân văn bền vững của nó trong lòng đô thị Huế

Tư tưởng chủ đạo của quy hoạch kiến trúc Kinh Thành Huế là Dịch lý và thuật Phong thủy. Nó được kết hợp với phương pháp xây dựng thành lũy của Vauban và ứng dụng vào hình sông thế núi tại chỗ để tạo ra được một công trình kiến trúc vừa đồ sộ, vừa hài hòa với bối cảnh thiên nhiên thơ mộng của vùng đất này. Trong ngót 200 năm qua, Kinh Thành Huế bao giờ cũng được xem là cái lõi trên mặt bằng tổng thể kiến trúc đô thị Huế. Chính quyền địa phương đã và đang đưa các giá trị lịch sử và nghệ thuật của Kinh Thành vào trong đời sống văn hóa và xã hội của thành phố Huế.

Xem chi tiết

Mối quan hệ giữa đền Cổ Lương và Phủ Tây Hồ, Hà Nội qua câu đối thờ Mẫu Liễu (Phần 1)

Qua khảo sát kỹ lưỡng đôi câu đối có cùng nội dung ở hai ngôi đền thờ Mẫu Liễu Hạnh tại Hà Nội, là đền Cổ Lương (quận Hoàn Kiếm) và Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ), bài viết luận giải về niên đại xuất hiện câu đối, cũng như tác giả viết câu đối và người cung tiến. Xét trong bối cảnh đất nước ở nửa đầu thế kỷ XX, nội dung câu đối phản ánh tâm thế của con người Việt Nam thời kỳ đó, tiêu biểu là Trần Tán Bình – một trí thức khoa bảng có đầu óc canh tân, tham gia tích cực và bền bỉ vào nhiều phong trào công khai với mục đích chấn hưng dân khí và bồi dưỡng dân trí ở đầu thế kỷ XX.

Xem chi tiết

Di tích kiến trúc văn hóa óc eo trên vùng giồng cát duyên hải Tây Nam Bộ

Bài viết tổng hợp những nguồn tư liệu mới giúp nhận diện các đặc trưng văn hóa, khung niên đại cũng như xác định vị trí – mối quan hệ của các di tích khảo cổ học trên vùng đất này trong bối cảnh văn hóa Óc Eo ở Tây Nam Bộ, qua đó, làm rõ những đặc trưng riêng của loại hình di tích kiến trúc tôn giáo và những chuyển biến về tôn giáo, văn hóa, xã hội của các cộng đồng cư dân cổ trên vùng đất này.

Xem chi tiết

Đặc điểm trang trí trên bia thời Lê Sơ

Bia thời Lê sơ là khái niệm chỉ các bia được san khắc trong thời kỳ trị vì của triều đình nhà Lê sơ (1428 – 1527). Đến nay, bia và văn bia thuộc giai đoạn này, đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Nhận thấy, hoa văn trang trí trên bia có giá trị nhiều mặt trong việc nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, cũng như tư tưởng và văn hóa xã hội đương thời, bài viết tập trung giới thiệu đặc điểm trang trí trên bia thời Lê sơ.

Xem chi tiết

Quán Thế Âm Bồ Tát: Từ hình tượng trong văn hóa Phật giáo đến phương cách tiếp nhận của cư dân Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế dưới góc nhìn nhân học

Quán Thế Âm Bồ Tát là hình tượng phổ dụng và có sức lan tỏa lớn trong văn hóa Phật
giáo, kể cả truyền thống Bắc tông cũng như Nam tông. Điều này được thể hiện ngay từ danh xưng, hạnh nguyện và cả hình tướng dạng nữ nhân mà Bồ Tát được biến đổi tại Trung Hoa. Cư dân Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế cũng giống như nhiều cộng đồng văn hóa khác trên thế giới tiếp nhận hình tượng Quán Thế Âm với nhiều sắc thái đáng chú ý…

Xem chi tiết

Phát huy giá trị di sản văn hóa Huế – Nhìn từ cổ vật

Là một trung tâm giao thoa các dòng văn hóa, Huế trở thành nơi hội tụ nhiều cổ vật quý hiếm. Tuy nhiên, kể từ cuối thế kỷ XVIII đến nay (đặc biệt dưới thời Pháp thuộc), cổ vật Huế bị “chảy máu” do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thực tế trên đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết – cần những kế hoạch dài hạn và giải pháp cụ thể để không những bảo vệ vẹn toàn mà còn từng bước quy tụ lại những cổ vật vốn ra đi từ xứ Huế.

Xem chi tiết

Vài nét về lễ Đảo vũ dưới triều Nguyễn

Dưới triều Nguyễn, lễ Đảo vũ được xem như là một biện pháp tích cực của nhà nước, nhằm mưu cầu “mưa thuận gió hòa”, phát triển sản xuất, đem lại cuộc sống ấm no sung túc cho dân chúng. Vì lý do đó, triều đình nhà Nguyễn tổ chức lễ thường xuyên, quy định nghi lễ rất chặt chẽ, có tính điển chế từ trung ương đến địa phương. Tìm hiểu nghi lễ này để thấy rõ hơn những đặc điểm văn hóa của xã hội nông nghiệp thời nhà Nguyễn.

Xem chi tiết

Có hay không “Xã hội học sáng tạo”? Tại sao không!

… “Xã hội học về Sáng tạo” chỉ là một khuynh hướng chuyên ngành xã hội học, còn “Xã hội học sáng tạo” mới là một chuyên ngành xã hội học độc lập cần được xây dựng. Dự án xây dựng chuyên ngành “Xã hội học sáng tạo” là hoàn toàn khả thi và khả dụng trong Xã hội học đương đại trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bài viết tập trung phân tích các khái niệm “Sáng tạo” (Creation, Creativity), “Tư duy sáng tạo” (Creative thinking), và quan niệm về “Xã hội học sáng tạo” nhằm làm rõ vấn đề trên.

Xem chi tiết

Tập tục sinh đẻ của người Thái ở miền Tây hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An (*)

Người Thái ở Việt Nam phân thành 2 ngành là Thái Đen (Tay Đăm) và Thái Trắng (Tay Đón hoặc Tay Khao), nhưng ở miền Tây Thanh – Nghệ, họ dùng tên tự gọi theo nhóm địa phương như Tày Thanh, Tày Đèng, Tày Mường… Đối với các nhóm Thái, sự ra đời của mỗi đứa trẻ không chỉ là biểu hiện hạnh phúc của lứa đôi, sự kiện trọng đại của mỗi gia đình, mà còn là niềm vui của cả dòng họ. Bài viết làm rõ tập tục sinh đẻ với những nét văn hóa đặc thù mang bản sắc vùng miền của người Thái nơi đây.

Xem chi tiết

Vai trò của tín ngưỡng dân gian trong đời sống của ngư dân đảo Phú Quốc

Bài viết này, nhằm giới thiệu những dạng thức tín ngưỡng liên quan đến hoạt động trên biển của ngư dân Phú Quốc đồng thời cũng nêu lên vai trò của tín ngưỡng dân gian trong đời sống của ngư dân đảo Phú Quốc. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điền dã (fieldwork) từ năm 2011-2014 để ghi chép các hoạt động tín ngưỡng diễn ra tại đây.

Xem chi tiết

Tri thức dân gian của người Khmer Trà Vinh trong chế tác mão, mặt nạ phục vụ nghệ thuật biểu diễn

Qua quá trình tồn tại và phát triển, tộc người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer tại Trà Vinh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm ở các lĩnh vực nhất định. Trong nghệ thuật biểu diễn, họ đã tạo ra mão, mặt nạ – sản phẩm văn hóa độc đáo thể hiện trình độ nghệ thuật và tri thức dân gian tộc người. Nghiên cứu này làm rõ tri thức chế tác mão, mặt nạ gắn với yếu tố thiên nhiên, yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, kĩ thuật chế tác truyền thống của các nghệ nhân, giá trị của sản phẩm mão, mặt nạ đối với văn hóa, nghệ thuật tộc người nơi đây.

Xem chi tiết

Đặc điểm của khoa học chính sách xã hội

Trên thế giới, khoa học chính sách xã hội là một chuyên ngành của các khoa học chính sách; có đặc trưng riêng về đối tượng, nhiệm vụ, lý thuyết, khái niệm, phương pháp và các phát hiện khoa học. Việc tìm hiểu khoa học chính sách xã hội trên thế giới góp phần nâng cao kiến thức khoa học cần thiết; thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo, xây dựng và thực thi chính sách xã hội trên cơ sở bằng chứng khoa học; nâng cao phúc lợi xã hội, bảo trợ xã hội, phát triển con người và phát triển bền vững.

Xem chi tiết

Biến đổi tôn giáo, tín ngưỡng của người H’mông di cư vào Đắk Lắk

Bài viết trình bày khái quát về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng của người H’mông di cư vào Đắk Lắk; làm rõ một số đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của người H’mông, trên cơ sở đó phân tích những biến đổi về văn hóa đối với cả nhóm người H’mông còn giữ tôn giáo truyền thống và nhóm người H’mông đã cải đạo sang đạo Tin Lành.

Xem chi tiết