Chính sách khoa cử của triều Mạc và vai trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trong đội ngũ trí thức nho học tài danh được đào tạo dưới triều Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ XVI. Việc phụng sự triều Mạc hết lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm là kết quả của một quá trình chiêm nghiệm thực tế, nắm bắt được sự phát triển thời cuộc của một nho sĩ thức thời ở thế kỷ XVI. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam – Bắc triều (Lê – Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.

Xem chi tiết

Hát bội Bình Định ở đình, miếu

Bài viết này trình bày sinh hoạt hát bội Bình Định ở đình, miếu, là hai không gian diễn xướng tiêu biểu thuộc không gian thiêng của Hát bội Bình Định. Hát bội Bình Định phổ biến trong những sinh hoạt tế lễ tại đình, miếu; vừa để dâng cúng thần thánh, vừa để phục vụ nhu cầu giải trí của người dân trong và ngoài tỉnh Bình Định.

Xem chi tiết

Về chùa Hương Tích trên dãy núi Hồng (Hà Tĩnh)

 Bài viết đặt vấn đề về niên đại và giá trị văn hóa của ngôi chùa cổ có dấu tích từ thời Trần (thế kỷ XIII – XIV). Qua đối sánh với nhiều di tích cùng thời và cùng loại, bài viết đặt giả thiết về vai trò tiền đồn giám sát quân Nguyên đi theo đường biển, đồng thời điểm tới giá trị văn hóa – nghệ thuật của chùa hiện nay.

Xem chi tiết

Chợ nổi Tây Nam Bộ nhìn từ góc độ văn hóa học

Hình thành từ lâu đời, chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long). Bài viết giới thiệu những nét chính: Lịch sử hình thành và phát triển chợ nổi, địa điểm họp chợ, phương tiện vận chuyển hàng hóa, cách thức giới thiệu sản phẩm, nguyên tắc mua bán, tập quán tín ngưỡng của chợ nổi ở Tây Nam Bộ.

Xem chi tiết

Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh – Thanh Hóa

Nghiên cứu đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê qua tư liệu sử học trong đối sánh với hệ thống tượng thờ cho chúng ta cái nhìn đa chiều trong tổng thể bức tranh sống động của đời sống sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần ở vào một thời kỳ mà các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên một nền tảng Nho giáo chiếm ưu thế khá mạnh mẽ. Đặc biệt, qua lăng kính của các nghệ nhân dân gian, trang phục của vua chúa, quan lại thời Lê phản ánh dưới hình thức tượng thờ…

Xem chi tiết

Bài học lịch sử về đối thoại liên tôn giáo từ mối quan hệ Lão – Phật – Nho – tôn giáo tín ngưỡng bản địa miền Trung thời chúa Nguyễn

Từ nội tình dòng họ Trịnh – Nguyễn đã dẫn đến một cơ duyên lịch sử của cả dân tộc sau sự kiện vào Nam của chúa tôi Nguyễn Hoàng năm Mậu Ngọ (1558). Điểm đặc biệt cần chú ý là từ một vùng tử địa, lại dẫn đến sinh lộ độc đạo đi về phương Nam để kiến tạo hoàn chỉnh một đất nước Đại Nam hùng mạnh về sau, trong đó đáng chú ý là chiến lược nhân tâm trên cơ sở phát huy hài hòa, dung dưỡng tinh hoa của Lão – Phật – Nho – tôn giáo tín ngưỡng bản địa để cố kết cộng đồng…

Xem chi tiết

Hình tượng rồng tiên trong nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống ở Thanh Hóa thế kỷ XVII – XVIII

 Thanh Hóa hiện còn nhiều công trình kiến trúc gỗ truyền thống độc đáo của thế kỷ XVII – XVIII chủ yếu là kiến trúc đình, đền, chùa. Trên cấu kiện kiến trúc là các mảng chạm khắc với nhiều chủ đề, đề tài khác nhau. Hình tượng rồng tiên do con người tưởng tượng ra, khắc họa trên di tích hết sức phong phú về hình thức thể hiện đến nội dung, mỗi mảng chạm rồng tiên là một câu chuyện về lịch sử, văn hóa làng xã.

Xem chi tiết

Thuyết sinh thái văn hóa và ứng dụng nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam

Sinh thái văn hóa trong nhân học phát triển vào những năm 1950 đã cung cấp một cái nhìn cụ thể về sự tương tác giữa con người và môi trường thông qua thích nghi văn hóa. Lý thuyết sinh thái văn hóa có giá trị rất hữu ích khi lý giải cho sự thích nghi của con người với các vùng sinh thái cụ thể từ góc độ yếu tố nội sinh. Bài viết giới thiệu, phân tích nội dung cơ bản của lý thuyết sinh thái văn hóa cùng với một số hướng phát triển của lý thuyết này cũng như việc ứng dụng lý thuyết nghiên cứu sinh thái văn hóa ở Việt Nam trong bối cảnh đương đại, đồng thời đưa ra các hướng nghiên cứu gợi mở trong tương lai theo hướng tiếp cận chủ yếu từ lý thuyết này.

Xem chi tiết

Biểu hiện của văn hóa Huế và Việt Nam qua một số sản phẩm lưu niệm ở Huế

Văn hóa Huế mang những đặc điểm riêng biệt của vùng đất cố đô và được biểu hiện qua nhiều hình thức. Bài viết này phân tích những biểu hiện văn hóa Huế qua một hình thức đặc biệt: sản phẩm lưu niệm. Ba cách phân loại các sản phẩm lưu niệm của Huế cũng được trình bày.

Xem chi tiết

Đặc điểm loại hình H’mon – Sử thi của người Bahnar

 H’mon là một loại hình nghệ thuật của tộc người Bahnar ở Tây Nguyên được xem là sử thi. Ngôn ngữ sử thi-h’mon là một dạng ngôn ngữ đặc biệt, bao gồm các làn điệu dân ca của tộc người Bahnar được cách điệu, đan xen với các câu chữ vần vè, ngôn ngữ hình ảnh. H’mon được diễn xướng trong một không gian thiêng với niềm tôn kính của nghệ nhân hát kể sử thi và người thưởng thức sử thi. Sử thi-h’mon của người Bahnar thường là sử thi liên hoàn….

Xem chi tiết

Tính tự trị của làng xã Việt Nam qua hương ước

Làng xã từ xa xưa vốn là nơi tụ cư của người nông dân Việt Nam. Trong những buổi đầu hình thành, khi sự can thiệp của nhà nước phong kiến còn hạn chế, tính tự quản và tự trị của làng xã luôn được đề cao. Cùng với sự phát triển của làng xã Việt Nam và sự can thiệp ngày càng ráo riết của nhà nước phong kiến đối với làng xã, từ lệ làng bất thành văn đến thành văn, hương ước ra đời. Hương ước quy định hầu hết các mặt hoạt động của làng xã người Việt Nam như: cách thức tổ chức hoạt động của các thiết chế tổ chức xã hội trong làng xã; các hoạt động xã hội…

Xem chi tiết

Học giả Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố

Nguyễn Văn Tố là một nhân sĩ có tiếng trước Cách mạng tháng Tám. Ông làm việc tại Học viện Viễn Đông Bác cổ (École française d’Extrême-Orient, EFEO – một cơ quan của Pháp được thành lập tại Đông Dương từ năm 1898), phụ trách Trị sự Tạp chí của Học viện. Ông là nhà báo có nhiều bài viết bằng tiếng Pháp, tiếng Việt trong nhiều lĩnh vực KHXH&NV trên nhiều báo, tạp chí đương thời như: Pháp viện báo, Nam Phong tạp chí, Tuần báo Đông Dương, Đông Thanh tạp chí, Thanh Nghị, Tri Tân…

Xem chi tiết

Dấu ấn tư tưởng phong thủy trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam

…Những tư tưởng chủ đạo của phong thuỷ như: tàng phong đắc thuỷ, coi trọng hướng nam, di thể thụ âm… được văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam tiếp nhận. Sự ảnh hưởng này một mặt phản ánh sự tác động của Đạo giáo, văn hoá Trung Hoa vào trong văn học nước nhà nhưng mặt khác cũng thể hiện tinh thần tự cường văn hoá Việt (thông qua những tranh tài, đấu trí, đấu phép của các thầy địa lí, thần linh, người dân nước Nam và Bắc quốc).

Xem chi tiết

Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam

Trong phạm vi bài này, chúng tôi bàn về một số tư tưởng triết học thể hiện trong tục ngữ Việt Nam. Từ những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích, ta có thể tìm thấy những câu trả lời cho những vấn đề triết học và qua đó, thấy được giá trị chân lý, giá trị nhân văn của tư tưởng triết lý dân gian.

Xem chi tiết

Những biểu hiện của yếu tố tự sự những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương

 Xu hướng lược bớt những tín hiệu biểu cảm trực tiếp trong thơ đã tạo điều kiện cho sự thâm nhập của chất tự sự vào thơ. Một trong những tác giả đầu tiên thể hiện sự đổi mới như thế trong thơ là Trần Tế Xương. Mỗi bài thơ của ông được ví như một câu chuyện có cốt truyện, các nhân vật đều được gọi tên cụ thể. Và đặc biệt, thời gian, không gian trong thơ Tú Xương mang những đặc điểm của thời gian, không gian trong văn xuôi.

Xem chi tiết

Xu hướng vận động của điểm nhìn trần thuật trong văn xuôi Việt Nam sau 1975

Trần thuật là phương diện hình thức cơ bản của tác phẩm tự sự, có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải ý đồ nghệ thuật cũng như thái độ thẩm mĩ của nhà văn. Bài viết này nhằm tổng kết, khái quát hóa bình diện điểm nhìn trần thuật – một bình diện nổi bật, thể hiện rõ sự đổi mới của thực tiễn văn xuôi nước ta sau 1975 và góp phần khắc họa trung thực bức tranh văn học sử mà người đọc, người học, người dạy Ngữ văn hiện nay đang quan tâm.

Xem chi tiết

Một số đặc điểm của yếu tố Hán trong tiếng Nhật – Qua cách nhìn đối chiếu với yếu tố Hán trong tiếng Việt

Là nước nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, văn hóa chữ Hán, trong quá trình tiếp xúc với đất nước này trên nhiều phương diện từ trong lịch sử cho đến tận ngày nay, cũng giống như Việt Nam, Nhật Bản đều tiếp nhận vào trong hệ thống từ vựng của mình lượng lớn các từ Hán, ở tiếng Nhật là âm, nghĩa và chữ viết; ở tiếng Việt hiện đại là âm và nghĩa…

Xem chi tiết

Nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi Bulgakov những năm 1920 qua “những cuộc phiêu lưu của Chichikov”

Bài viết đề cập một cách tổng quát vấn đề thể loại, giá trị nội dung và đặc điểm nghệ thuật của các tác phẩm feuilleton trong văn xuôi trào phúng Bulgakov giai đoạn những năm 1920 và đi sâu phân tích “Những cuộc phiêu lưu của Chichikov” – một tác phẩm feuilleton cụ thể, tiêu biểu thuộc thể loại này của ông.

Xem chi tiết

Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam sau 1986

Sau Đổi mới 1986, tư tưởng phê bình văn học Việt Nam có nhiều thay đổi. Trí thức Việt hướng ra thế giới để học hỏi, tiếp thu và truyền bá các tư tưởng tích cực vào Việt Nam. Điển hình, có thể kể đến phê bình xã hội học, phê bình đối thoại, phê bình phân tâm học, phê bình hiện sinh, phê bình hậu hiện đại và gần đây nhất là phê bình kí hiệu học. Mỗi hướng phê bình đều có mặt mạnh mặt yếu của nó và đã làm phong phú đời sống văn học Việt Nam.

Xem chi tiết

Xu hướng phát triển văn hóa trong cảnh toàn cầu

 Xu hướng toàn cầu hóa xuất hiện vào khoảng năm 1870 – 1913, cho đến nay đã trở nên phổ biến và ngày càng diễn ra hết sức sôi động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả văn hoá. Vấn đề đặt ra là bản sắc văn hóa dân tộc sẽ tồn tại và phát triển theo xu hướng nào trong thời đại toàn cầu hóa, khi mà thế giới đang trở thành “thế giới phẳng”, “ngôi nhà toàn cầu”.

Xem chi tiết