Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong nền văn hoá phương Đông

Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội thực chất là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng; vừa có tính thống nhất, vừa bao hàm mâu thuẫn. Cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của cá nhân và ranh giới của nó với xã hội lại càng phải được xác định rõ ràng. Trong bài viết, tác giả muốn tìm hiểu những nét tương đồng của một số quốc gia phương Đông (trong đó có Việt Nam) trong quan niệm và giải quyết vấn đề này.

Xem chi tiết

Chế độ tiết độ sứ thời Đường (618 – 907)

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế của việc không ngừn mở rộng lãnh thổ và bảo vệ vùng biên cương, đảm bảo sự lưu thông của con đường buôn bán tơ lụa trên bộ qua các nước Tây vực, các vị vua nhà Đường (618-907) đã đặt ra một chức quan gọi là Tiết độ sứ. Nắm trong tay các quyền quân sự, hành chính, tài chính và giám sát, các Tiết độ sứ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và thế lực, mang trong mình những mưu đồ chính trị riêng, tiêu biểu là An Lộc Sơn và cuộc nổi loạn An – Sử (755), đưa tới sự hình thành cục diện Phiên trấn, đánh dấu bước ngoặt từ thịnh trị đến suy vong của vương triều nhà Đường.

Xem chi tiết

Biến động địa giới thành phố Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử

Trải qua hơn 2000 năm, ranh giới thành phố Hà Nội có nhiều biến động, phản ánh quy luật phân bố không gian của một thành phố trong “tứ giác nước” với những thăng trầm theo các triều đại trong lịch sử. Từ một khu kinh thành Cổ Loa nhỏ hẹp thời An Dương Vương, vùng Thăng Long được mở rộng hơn bên tả ngạn sông Hồng từ sông Tô Lịch (gần Dâm Đàm – Hồ Tây đến Đại Hồ (Hồ Bảy Mẫu) vào thời Lý – Trần. Đến thời Lê, Thăng Long – Bắc Thành mở rộng về phía Bắc bao trọn cả Hồ Tây…

Xem chi tiết

Phong tục cúng chúng sinh nhìn nhận từ góc độ văn hóa địa phương

… Xưa nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về tục cúng chúng sinh vào ngày Rằm tháng Bảy nhưng hầu hết đều chỉ nhìn nhận một cách chung chung mà quên mất một điều rằng mỗi địa phương khi tiếp nhận lại có một quan niệm và cách cúng khác nhau. Trong báo cáo này, ngoài việc tìm hiểu về việc cúng chúng sinh chung của dân gian, chúng tôi còn tìm hiểu phong tục này ở một địa phương cụ thể để thấy được cái hay, cái đẹp, cái tâm, tình tương thân tương ái của con người Việt Nam khi tiến hành nghi lễ.

Xem chi tiết

Nghi thức hát tiễn hồn của cộng đồng người Thái

Hiện nay, nghi lễ hát tiễn hồn người chết về Mường Trời của cộng đồng Thái trong tang ma vẫn còn, song những cách thức tỉ mỉ theo nghi thức cổ, giàu giá trị nhân văn đã và đang bị mai một đi ít nhiều. Tìm hiểu và quan tâm tới những giải pháp tích cực trong tâm linh con người về cõi chết cũng là yếu tố quan trọng không kém…

Xem chi tiết

Hàng mã trong đời sống tâm linh của người Việt hiện nay (Nghiên cứu một số xã thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội)

Sản xuất và sử dụng hàng mã ở Việt Nam trong những năm gần đây vừa được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, vừa là một chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Có hai luồng quan điểm về vấn đề này. Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng, việc sử dụng hàng mã là lãng phí, một hủ tục cần phải loại bỏ. Luồng quan điểm thứ hai cho rằng, đây là một hình thức thể hiện những giá trị nhân văn của người sống đối với người chết và thần thánh, do vậy cần hạn chế và đưa nó về bản chất ban đầu của nó chứ không nên loại bỏ…

Xem chi tiết

Tìm hiểu triết lý cơ bản của Phật giáo qua ngôn ngữ biểu tượng (Phần 2)

Các nhà nghiên cứu tôn giáo cũng như nghiên cứu biểu tượng trong tôn giáo đều khẳng định quan điểm tôn giáo và biểu tượng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Tôn giáo nhờ biểu tượng để truyền tải thông điệp về tư tưởng, giáo lý đến tín đồ. Ngược lại, biểu tượng nhờ tôn giáo như một môi trường thuận lợi để thể hiện tính cô đúc và sức mạnh xã hội hóa, quy tụ các cộng đồng mà mình vốn có. Vì vậy, chừng nào tôn giáo còn tồn tại thì các biểu tượng của nó cũng còn tồn tại…

Xem chi tiết

Tìm hiểu triết lý cơ bản của Phật giáo qua ngôn ngữ biểu tượng (Phần 1)

Phật giáo với 2.600 năm tồn tại đã được đông đảo cộng đồng cư dân, đặc biệt ở Châu Á, nhắc đến là tôn giáo tìm ra nguyên nhân của sự khổ và con đường giảm trừ khổđau. Trong tư tưởng, triết lý của tôn giáo này, vũ trụ quan, nhân sinh quan,… đã được tín đồ, Phật tử đón nhận thông qua hệ thống kinh văn cũng như ngôn ngữ biểu tượng. Với đặc tính cô đọng và hàm súc của ngôn ngữ biểu tượng, những nội dung vi diệu của hệ thống triết lý Phật giáo đã được chuyển tải một cách đơn giản nhất…

Xem chi tiết

Rìa-hu, nguồn gốc Ấn Độ và những biến đổi trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Rahu là thần bóng tối có nguồn gốc từ truyền thuyết Khuấy Biển Sữa của đạo Hindu
nhưng khi đi vào văn hóa Khmer Nam Bộ nó bị biến đổi về tên gọi, niềm tin và truyền thuyết. Bài viết của chúng tôi nhằm nghiên cứu nguồn gốc của Rìa-hu, phân tích, đánh giá những biến đổi trong văn hóa Khmer Nam Bộ và các quốc gia nằm trong quỹ đạo của Phật giáo Nam tông.

Xem chi tiết

Về một cách tiếp cận mới trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản (Qua nghiên cứu trường hợp khu di sản Hội An)

Bài viết đưa ra một cách tiếp cận mới trong quản lý di sản nói chung và khu di sản Hội An nói riêng, xem các hoạt động của con người trong mối tương tác với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đều là hoạt động văn hoá. Khi đặt văn hoá sinh thái nằm trong hệ thống giá trị văn hoá, sẽ cho ta thấy, mối quan hệ văn hoá – sinh thái – du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Theo đó, việc tìm ra một mô hình quản lý hợp lý là điều cần thiết để các khu di sản được bảo tồn và phát huy có hiệu quả hơn.

Xem chi tiết

Hôn nhân của người Thái: từ nhận thức đến hành vi ứng xử

Ở Việt Nam, tộc người Thái có phong tục, tập quán phong phú và đa dạng. Hôn nhân của người Thái trong xã hội truyền thống chứa đựng nhiều giá trị văn hóa; gồm nhiều nguyên tắc, nghi thức và nghi lễ độc đáo đánh dấu mốc lớn trong chu kỳ đời người. Các nghi lễ cưới xin hàm chứa nhiều giá trị về đạo đức, tâm lý, tình cảm, hành vi ứng xử xã hội; là dịp để các thành viên trong cộng đồng thắt chặt mối quan hệ họ hàng, láng giềng. Điều đó được minh chứng qua những tục lệ tốt đẹp, mang tính nhân bản.

Xem chi tiết

Lễ tế Tổ ca Huế ở đền cổ nhạc

Đi tìm giá trị của Ca Huế, tác giả dẫn người đọc tiếp cận với ngôi đền thờ Tổ của dòng ca này. Đền nằm trên biệt phủ của Dục Đức đường xưa, ở chính đường đề ba chữ “Cổ Nhạc từ” (đền Cổ nhạc). Đền thờ trang nghiêm với các đồ thờ theo lối truyền thống. Cổ Nhạc từ là trung tâm hội tụ và duy trì một dòng cổ nhạc ở Huế, nơi để các thế hệ nối tiếp luôn hướng tâm tới các vị tiền bối qua Lễ tế Tổ.

Xem chi tiết

Góp bàn về văn hoá quan họ trong dân ca quan họ

Bài viết trình bày khái lược quá trình hình thành khái niệm văn hoá quan họ (VHQH) dưới góc nhìn hệ thống mà Văn hóa học thường nhìn nhận như một hiện tượng văn hóa; góp bàn và đưa ra quan niệm về VHQH như là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần ở địa phương đã sản sinh ra sinh hoạt ca hát quan họ; nêu lên cơ cấu của VHQH gồm hệ thống ýniệm, triết lí sống của người Quan họ, hệ thống giá trị và các chuân̉ mực, hệ thống các hình thức biểu hiện, hệ thống các hoạt động mang tính cộng đồng.

Xem chi tiết

Hát đúm của người Thổ ở Việt Nam

 Hát đúm là sinh hoạt văn hóa gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng của các cư dân làm nông nghiệp. Ở người Thổ hát đúm tuy có những hình thức khác nhau (như hát em ôi, hát trống chiêng, hát ghẹo,…) nhưng vẫn chung bản chất là một hình thức giao duyên nam nữ. Bài viết giới thiệu hát đúm của người Thổ ở Việt Nam.

Xem chi tiết

Tìm hiểu triết học đạo đức của Edgar Morin

Từ cách tiếp cận khoa học phức hợp, Edgar Morin đã luận chứng nguyên nhân và hậu quả có thể đưa lại của những khủng hoảng về đạo đức, do sự bất lực của nhận thức trong việc nắm bắt tính phức hợp của thực tại. Đồng thời vạch ra sự cần thiết của việc xác lập một quan điểm mới về đạo đức – đạo đức học phức hợp, đạo đức của sự liên kết – một hệ thống quan điểm về những cơ sở và nguyên nhân của luân lý…

Xem chi tiết

Biến đổi trong trang phục của người Cơ Tu

Việc bảo tồn và gìn giữ những nét truyền thống độc đáo của trang phục thổ cẩm Cơ Tu trong xu hướng biến đổi hiện nay là một trong những việc làm hết sức cần thiết, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa vật chất và tinh thần của người Cơ Tu nói riêng và Việt Nam nói chung. Đặc biệt, việc định hướng cho xu hướng biến đổi trang phục và nghề dệt thổ cẩm sẽ mở ra nhiều cơ hội tạo cuộc sống ổn định cho đồng bào Cơ Tu trong giai đoạn hiện nay…

Xem chi tiết

Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa của người Dao Quần Trắng vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái và những vấn đề đặt ra

Trong quá trình tụ cư và cộng cư, cộng đồng người Dao Quần Trắng ở vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đã sáng tạo và duy trì được nhiều nét văn hóa đặc sắc. Từ việc phân tích một số giá trị tiêu biểu qua di sản văn hóa, bài viết đề cập đến những vấn đề về công tác bảo vệ, phát huy di sản văn hóa của cộng đồng người này gắn với phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay.

Xem chi tiết

Đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa của “Nước” và “Lửa” trong tiếng Việt

Trong bài viết này, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa của “nước” và “lửa” trong tiếng Việt trên phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa. Qua đó, bài viết sẽ làm rõ vai trò, ý nghĩa của trường từ vựng – ngữ nghĩa này trong việc giúp con người diễn đạt các khái niệm quan trọng liên quan đến đời sống con người và xã hội cũng như những đặc trưng văn hóa độc đáo của dân tộc thể hiện qua hệ thống từ ngữ này.

Xem chi tiết

Giải pháp tăng cường thu hút khách cho điểm đến du lịch khu Ramsar Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp)

Đến nay, trên lãnh thổ Việt Nam đã có 8 khu Ramsar được tổ chức công ước Ramsar quốc tế (UNESCO) công nhận là khu Ramsar của thế giới, trong đó có khu Ramsar Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp. Sự công nhận này sẽ làm tăng vị thế của một vườn quốc gia và sức cuốn hút du khách của một điểm đến du lịch, nếu có những giải pháp hợp lý. Bài viết sẽ trình bày khái quát về tình hình phát triển du lịch và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút du khách cho điểm đến du lịch khu Ramsar Tràm Chim trong thời gian tới.

Xem chi tiết

Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang

Dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương là một trong những địa bàn du lịch trọng điểm của tı̉nh Kiên Giang, nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch có giá trị, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch ở nơi đây chưa phát huy hết tiềm năng và còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém, ảnh hưởng nhất định đến các mục tiêu phát triển du lịch của Kiên Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung…

Xem chi tiết