Văn xuôi về đề tài đồng tính từ cuối thập niên 90 của thế kỉ XX ở Việt Nam – Một bộ phận của văn học đương đại

 Những năm cuối của thế kỉ XX ghi nhận sự phát triển rầm rộ và một hiệu ứng sáng tác mạnh mẽ của mảng văn xuôi viết về đề tài đồng tính. Với một đội ngũ viết trẻ, mảng văn học này đã có nhiều cách thức nhằm thỏa mãn sự đa dạng của nhu cầu đọc. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển trong bối cảnh đương đại, bộ phận văn xuôi đồng tính cần dự tính những đường thoát mà ở đó, việc phản ánh chân dung cộng đồng giới tính thiểu số nên/phải được bình thường hóa.

Xem chi tiết

Ngựa “马” trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt nhìn từ góc độ tri nhận

…Trong kho tàng ngôn ngữ của hai dân tộc Hán – Việt, phần lớn đều có những thành ngữ liên quan đến con ngựa. Đằng sau kho tàng ngôn ngữ ấy tiềm tàng một nền văn hóa sâu sắc, phản ánh sự không giống nhau về thái độ, tình cảm của mỗi dân tộc đối với loài vật này. Nghiên cứu so sánh đối chiếu thành ngữ của các ngôn ngữ và chúng ta sẽ xác định được các điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc, đồng thời có thể sử dụng đặc trưng văn hóa hay các kiến thức nền về văn hóa để giải thích những điểm giống nhau và khác nhau trong thànhngữ của hai ngôn ngữ Hán – Việt.

Xem chi tiết

Tư tưởng về quyền con người trong xã hội truyền thống Việt Nam

Quyền con người được xem là giá trị chung của nhân loại; một quy định pháp luật cơ bản của các nhà nước pháp quyền, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền con người luôn mang tính đặc thù bởi truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Trong phạm vi bài viết này, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu tư tưởng quyền con người trong lịch sử tư tưởng dân tộc ở một số giá trị truyền thống, từ đó làm sáng tỏ những giá trị lịch sử và ý nghĩa hiện thời của những tư tưởng đó.

Xem chi tiết

Việt Nam trong chính sách “ngoại giao mềm” của Hàn Quốc

Các hoạt động “ngoại giao mềm” hay ngoại giao văn hóa là sự tổng hợp của nhiều hoạt động đa dạng về văn hóa thông qua trao đổi các ý tưởng, các giá trị, truyền thống và bản sắc văn hóa giữa các quốc gia nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác văn hóa xã hội và đem lại lợi ích cho các quốc gia đó. Các chính sách ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc không đơn thuần chỉ dừng ở mức quan hệ giao lưu hợp tác văn hóa thông thường, mà là sự “vươn vòi” của tư bản văn hóa Hàn Quốc ra thế giới. Thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc tại Việt Nam, chúng ta có thể đúc rút kinh nghiệm quý cho Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển.

Xem chi tiết

Hoạt động trải nghiệm ở Trường Trung học cơ sở – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn với môn Giáo dục công dân

Hoạt động trải nghiệm là môn học trong dự thảo các chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, bậc Tiểu học được gọi là Hoạt động trải nghiệm; ở THCS và THPT được gọi là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, học sinh sẽ phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả.

Xem chi tiết

Hướng dẫn sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử biên soạn chủ đề trong dạy học ở Trường Trung học Cơ sở

Bài viết đã chỉ ra cách thức hướng dẫn sinh viên nghiên cứu và biên soạn một chủ đề dạy học Lịch sử. Xuất phát từ phân tích sự cần thiết phải thay đổi trong dạy học, đặc biệt là dạy học các chủ đề, tác giả đã đưa ra quan niệm về chủ đề, các loại chủ đề trong dạy học, đồng thời đề xuất cách thức hướng dẫn sinh viên biên soạn chủ đề dạy học Lịch sử. Trọng tâm của bài viết là trình bày các bước xây dựng chủ đề Lịch sử một cách rõ ràng để người đọc có thể vận dụng một cách dễ dàng.

Xem chi tiết

Vấn đề tự do báo chí và phong trào Đại hội Báo giới được phản ánh trên báo Ngày Nay (1935 – 1940)

Ngày Nay là tờ báo tiếp nối tư tưởng của tờ Phong Hóa (1932 – 1936) mà nội dung là ủng hộ nền dân chủ tư sản và văn hóa phương Tây. Từ giữa năm 1936, Ngày Nay đưa lên trang đầu hai chữ Tiểu Thuyết, Trông Tìm, coi là hai nội dung chính yếu của báo. Trong đó, mục Trông Tìm bàn về các vấn đề thời sự, xã hội của Việt Nam giai đoạn 1936 – 1939, tập trung chủ yếu vào các vấn đề: tự do báo chí, tự do nghiệp đoàn, phong trào đại hội báo giới … Có thể nói, Ngày Nay là tờ báo cấp tiến, có đóng góp tích cực trong phong trào đấu tranh vì tự do dân chủ ở Việt Nam giai đoạn này.

Xem chi tiết

Kịch viết về đề tài lịch sử sau năm 1945 – Nhìn từ phương diện ngôn ngữ kịch

Kịch viết về đề tài lịch sử giai đoạn sau 1945 có những biến chuyển tương đối lớn về đề tài cũng như hướng tiếp cận lịch sử. Về nội dung, kịch lịch sử giai đoạn nửa sau thế kỷ XX phân chia thành hai chủ đề lớn: chiến tranh cách mạng và lịch sử phong kiến. Về thi pháp, trong vòng hơn một trăm năm tồn tại và phát triển, kịch Việt Nam đã có nhiều thay đổi để tiếp cận với thi pháp kịch hiện đại trên thế giới. Những đặc điểm này được thể hiện rất rõ trong hành động, xung đột, nhân vật và ngôn ngữ kịch. Trong đó, ngôn ngữ kịch ít được nói đến, nhưng lại là yếu tố quan trọng làm nên diện mạo của kịch nói chung và kịch về đề tài lịch sử nói riêng.

Xem chi tiết

Giáo dục sớm – Cuộc cách mạng mềm trong giáo dục

Giáo dục sớm là một bước đột phá, là cuộc cách mạng mềm trong khoa học giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới. Giáo dục sớm tác động, dẫn dắt, bồi dưỡng phát triển tiềm năng thể lực, trí tuệ và nhân cách tốt đẹp của trẻ trong những năm đầu đời. Đây là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của một con người, là nền tảng cho sự phát triển cả thể chất, tinh thần, nhận thức và văn hóa trong tương lai của cả cuộc đời. Với sứ mệnh như vậy, mục tiêu của giáo dục sớm không phải để nhồi nhét tri thức mà kích hoạt, khai phá các tiềm năng của trẻ, tạo điều kiện cho hai bán cầu đại não phát triển tối đa góp phần phát triển toàn diện cả thể chất và nhân cách cho trẻ.

Xem chi tiết

Tiếp cận nghệ thuật tạo tác bao lam trong chùa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh thế kỉ XVIII-XIX

 Tiếp cận văn hóa dân tộc thông qua ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình là một trong những phương pháp tốt nhất để tiếp cận giá trị nghệ thuật của các công trình chạm khắc trang trí kiến trúc tôn giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là việc làm cần thiết nhằm gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Xem chi tiết

Hình tượng nhân vật trẻ em trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay

 Trong thế giới nhân vật của truyện ngắn nữ Việt Nam từ sau 1986 đến nay, hình tượng nhân vật trẻ em có một vị trí quan trọng. Tuy không phải là nhân vật trung tâm nhưng nhân vật trẻ em góp vai trò làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Trẻ em được đặt vào nhiều mối quan hệ: gia đình, xã hội và tự thân… để nhà văn khám phá quá trình hình thành nhân cách cá nhân, để nhận thức lại những giá trị nhân văn cốt lõi, nền tảng. Từ các mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội, quá khứ, hiện tại, tương lai… nhân vật trẻ em như một trục quy chiếu lịch sử xã hội độc đáo trên trang văn của các cây viết nữ Việt Nam đương đại.

Xem chi tiết

Tính đa dạng văn hóa của ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong tiếng Việt

Tính đa dạng văn hóa là một trong những nội dung quan trọng khi bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận. Bài viết giới thiệu các ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong tiếng Việt và chỉ ra những biểu hiện cho thấy sự đa dạng văn hóa của các ẩn dụ này từ hai khía cạnh xuyên văn hóa và nội tại văn hóa.

Xem chi tiết

Sự bền vững trong phát triển du lịch tại Sa Pa

Bài viết đánh giá sự bền vững trong phát triển du lịch tại Sa Pa (Lào Cai) trên ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường để chỉ ra sự khác biệt trong tư duy và hành động của mỗi bên, và những khó khăn trong quá trình đạt được sự bền vững. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp du lịch Sa Pa phát triển bền vững, phát huy hết tiềm năng và tạo dựng thương hiệu mạnh cho du lịch Việt Nam.

Xem chi tiết

Đào tạo lĩnh vực đặc thù – Những vấn đề cần đổi mới để hội nhập và phát triển

Đào tạo văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch là loại hình đào tạo hết sức đặc biệt. Đây là loại hình đào tạo có vai trò xã hội về phương diện nghề nghiệp rất cao, mức độ hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch của mỗi quốc gia có thể được xem là tiêu chí quan trọng trong phát triển. Trong khi những tiến bộ về chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch thời gian qua là rất đáng kể, thì việc đào tạo đối với lĩnh vực này lại còn nhiều vấn đề bất cập cả trong công tác quản lý và dạy học. Đã đến lúc cần phải đổi mới đến công tác đào tạo lĩnh vực này thỏa đáng hơn nữa trong tầm nhìn hội nhập và phát triển.

Xem chi tiết

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn học cổ truyền dân tộc thiểu số – Một số bài học từ Ấn Độ

Hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, văn học cổ truyền các dân tộc thiểu số đang ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh chung đó, Ấn Độ là một quốc gia châu Á đa sắc tộc đã thực hiện nhiều chính sách phù hợp giúp cho hoạt động gìn giữ bản sắc văn hóa này đạt được kết quả tốt. Từ kinh nghiệm Ấn Độ, Việt Nam – cũng là quốc gia có tới 54 thành phần dân tộc anh em – có thể có được những gợi ý về chính sách và biện pháp phù hợp, góp phần thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung và giá trị văn học cổ truyền nói riêng của các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay.

Xem chi tiết

Đền thờ thần ở Thanh Hóa nơi lưu giữ những giá trị về tư liệu lịch sử

 Hệ thống đền thờ thần ở Thanh Hóa vốn là chủ đề hấp dẫn không chỉ đối với giới nghiên cứu nghệ thuật mà còn đối với các nhà sử học. Mỗi đền thờ, thông qua quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, đều có những “câu chuyện lịch sử”. Giá trị của hệ thống di tích đền thờ được nhìn nhận dưới nhiều chiều khác nhau, nổi bật là giá trị văn hóa – nghệ thuật, giá trị tâm linh và giá trị lịch sử. Trong công tác nghiên cứu lịch sử, nếu biết đào sâu khai thác các thông tin gắn với di tích thì đây cũng là một nguồn tài liệu đáng quý cho sử học.

Xem chi tiết

Hình tượng con chó trong văn hóa

Trong văn hóa của nhiều quốc gia, hình tượng con chó hàm chứa những ý nghĩa tâm linh sâu xa, biểu tượng cho sức mạnh, sự trung thành, thông minh; là hiện thân của thần linh hoặc là trung gian giữa thần linh và con người. Có lẽ do gần gũi với con người và có những phẩm chất mà con người yêu mến, nên hình tượng con chó biểu hiện trong văn hóa khá đa dạng ở từng quốc gia, tộc người. Trong văn hóa Việt Nam, mặc dù hình tượng con chó tiếp thu nhiều triết lý từ nước ngoài nhưng lại được biểu hiện một cách hồn nhiên, phóng khoáng và hòa đồng, gần gũi với tâm thức dân gian người Việt.

Xem chi tiết

Cải cách giáo dục của Hà Lan ở thuộc địa Indonesia (1893-1901)

… Từ thời gian này, hệ thống giáo dục tại Indonesia được củng cố và mở rộng, nhà nước thuộc địa bắt đầu thiết lập hệ thống giáo dục cao đẳng và đại học công lập, nhất là các ngành y tế, nông nghiệp và luật pháp. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những nội dung về sự hình thành, mở rộng hệ thống giáo dục và những tác động tại Indonesia thông qua cuộc cải cách giáo dục năm 1893 của chính quyền thực dân Hà Lan.

Xem chi tiết

Quốc lộ 3 thời Pháp thuộc (1897 – 1945)

Quốc lộ 3 (hay đường 3) bắt đầu từ Hà Nội, chạy qua Thái Nguyên và Bắc Kạn lên Cao Bằng. Đường 3 có vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của khu vực Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Quốc lộ 3 thời thuộc Pháp (1897 – 1945) được gọi là đường thuộc địa số 3 (Route coloniale No3) – Một trong những tuyến đường thuộc địa Pháp mở nhằm phục vụ mục đích cai trị và khai thác thuộc địa Việt Nam…

Xem chi tiết

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa làng Thổ Hà dưới hình thức bảo tàng hóa

Thổ Hà là một ngôi làng cổ, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu. Trước đây, làng Thổ Hà có nghề gốm nổi tiếng, tạo nên sự thịnh vượng cho cư dân địa phương cả về vật chất lẫn tinh thần. Hiện nay, nghề gốm xưa không còn nhưng Thổ Hà vẫn còn hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú mang nhiều nét tiêu biểu của văn hóa làng nghề và của vùng văn hóa Kinh Bắc…

Xem chi tiết