HÁT PẢ DUNG trong Đời sống tâm linh của NGƯỜI DAO ở Phúc Chu, Định Hoá, Thái Nguyên

Được coi là một trong những báu vật văn hóa, hát Pả dung là làn điệu dân ca đặc sắc gắn với đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Dao ở xã Phúc Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Cuộc sống hiện đại mang đến nhiều loại hình văn hóa đan xen, khiến đại đa số người trẻ không mấy mặn mà với những hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền, nhưng những người dân nơi đây vẫn luôn cố gắng bảo tồn, lưu truyền hát Pả dung bởi nó là văn hoá, là tín ngưỡng của đồng bào Dao. Nghiên cứu này nhằm khái quát nội dung ý nghĩa và nghệ thuật diễn xướng của các lời hát Pả dung, qua đó truyền bá được những giá trị sáng tạo và lưu truyền những nét đẹp mang đậm đà bản sắc dân tộc Dao.

Xem chi tiết

NGHI LỄ THEN đầy tháng – Khai bươn của NGƯỜI TÀY, NÙNG ở Đình Lập, Lạng Sơn

… Nghiên cứu cho thấy, nghi lễ đầy tháng được chuẩn bị cẩn thận, các lễ vật được chuẩn bị đầy đủ và mang những nét đặc trưng gắn với mục đích của nghi lễ. Niềm tin tâm linh ấy được thể hiện qua quan niệm về thế giới các mường kì diệu với những vị thần và không gian thiên nhiên rộng lớn. Qua nghi lễ, người Tày, Nùng thể hiện tình yêu thương đối với những thành viên nhỏ tuổi trong gia đình, cũng là truyền thống nhân văn tốt đẹp trong đời sống.

Xem chi tiết

Quyền của chủ thể văn hóa: Vấn đề BẢO TỒN CHỮ VIẾT của NGƯỜI THÁI ở vùng núi tỉnh Nghệ An

 Qua quá trình điền dã, tác giả bài viết ghi nhận có một sự khác biệt đáng quan tâm trong ý kiến của những người dân địa phương xung quanh vấn đề bảo tồn chữ Thái ở vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh Nghệ An. Tìm hiểu về quan điểm cũng như mục đích và cách thức của dân cư tại địa bàn nghiên cứu trong việc ứng xử với một di sản văn hóa phi vật thể luôn được xem rất quan trọng là chữ viết, bài viết tập trung vào sự phân tích những góc nhìn đa dạng của các bên liên quan đến vấn đề bảo tồn di sản này.

Xem chi tiết

HÁT SOỌNG CÔ của NGƯỜI SÁN DÌU ở Lục Ngạn, Bắc Giang

Dân tộc Sán Dìu là một trong số ít những dân tộc còn gìn giữ được những bài dân ca truyền thống mà họ gọi là “Soọng cô”. Hát Soọng cô đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của dân tộc Sán Dìu, hiện được lưu truyền chủ yếu ở một số địa bàn như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Bắc Giang. Trong đó, những bài Soọng cô của người Sán Dìu ở Bắc Giang có diện mạo, đặc điểm vừa tương đồng, vừa khác biệt so với các vùng khác…

Xem chi tiết

Từ LỄ CẤP SẮC của NGƯỜI DAO: Suy nghĩ về việc xây dựng cộng đồng cư dân theo xu hướng chia sẻ văn hóa trong quản lý và khai thác di sản văn hóa tộc người

 Lễ cấp sắc là đặc trưng văn hóa tiêu biểu của người Dao. Do người Dao ở Việt Nam có rất nhiều nhóm địa phương, nên bài bản, trình tự hành lễ của lễ cấp sắc ở mỗi nhóm lại có những khác biệt nhất định. Vì vậy, người Dao thường rất ít chia sẻ về nghi lễ quan trọng này trong nội bộ đồng tộc, cho dù quá trình thực hành vẫn diễn ra thường xuyên. Việc nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp giúp cộng đồng người Dao cởi mở hơn trong quá trình chia sẻ di sản văn hóa đặc sắc giữa các nhóm địa phương là việc làm hết sức cần thiết. Khi di sản văn hóa được chủ động chia sẻ, sẽ có nhiều cơ hội tốt để biến thành động lực của cộng đồng tộc người trong phát triển kinh tế.

Xem chi tiết

Sự tích hợp các yếu tố tín ngưỡng qua NGHI LỄ TANG MA của NGƯỜI TÀY ở Đắk Lắk

…Người Tày lưu giữ truyền thống văn hóa tộc người khá sâu sắc khi di cư vào Đắk Lắk, tuy nhiên, trong quá trình cộng cư ở vùng đất mới, nhiều yếu tố văn hóa đã biến đổi bởi sự giao thoa, hội nhập văn hóa giữa các tộc người. Bài viết nghiên cứu sự tích hợp giữa các yếu tố tín ngưỡng và thích ứng biến đổi văn hóa trong nghi lễ tang ma của người Tày ở tỉnh Đắk Lắk, qua đó thấy rõ thế giới quan, quan niệm về cuộc sống sau khi chết của người Tày.

Xem chi tiết

Tiếp cận DÂN TỘC HỌC trong Nghiên cứu DU KÍ VIỆT NAM nửa đầu thế kỉ XX

 Ra đời từ trong lòng của chủ nghĩa hậu hiện đại, phê bình dân tộc học được ứng dụng sớm với thể loại du kí để nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học hành trình với dân tộc học. Vấn đề dân tộc học cũng là một trong những nội dung của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nhưng chưa có ai nghiên cứu. Tiếp cận dân tộc học để nghiên cứu những nội dung này của thể loại du kí ở Việt Nam qua một số tác phẩm, chúng tôi làm rõ cách giải quyết vấn đề tâm lí dân tộc của các nhà văn du kí, đồng thời cũng làm rõ phương thức phản ánh của thể loại này ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

Xem chi tiết

Thiên tai vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay

Ở Việt Nam, trên phạm vi cả nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng thiên tai diễn ra với tần suất ngày càng tăng, khó lường kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực hơn. Trên cơ sở tổng hợp tình hình thiên tai vùng DTTS ở nước ta từ các nghiên cứu cũng như số liệu thống kê của các cơ quan chức năng trong vòng 10 năm trở lại đây, dưới góc nhìn Nhân học, bài viết đề xuất hai phương pháp nghiên cứu mới nhằm góp phần nâng cao năng lực dự báo, chia sẻ thông tin, khả năng thích ứng cho các cộng đồng địa phương.

Xem chi tiết

Nghiên cứu, biên soạn Bách khoa toàn thư ẩm thực Việt Nam

Trong Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư (BKTT) Việt Nam, ẩm thực thuộc Quyển 36. Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng BKTT về ẩm thực nên khi triển khai, cần tham khảo cách thực hiện của một số nước trên thế giới. Để nghiên cứu và biên soạn, cách tiếp cận liên ngành, tiếp cận tổng hợp, cùng với phương pháp tổng quan tài liệu và phương pháp chuyên gia được chú trọng. Sau khi xác định mục từ ẩm thực theo vùng văn hóa và theo hệ thống chuyên ngành, có 378 mục từ được đề xuất biên soạn, sắp xếp theo 6/7 loại hình…

Xem chi tiết

Nghiên cứu về quan hệ dân tộc ở Việt Nam (từ năm 1980 đến nay)

Trong nghiên cứu về tộc người, việc xem xét quan hệ dân tộc có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Quan hệ dân tộc là mối quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia và xuyên quốc gia, và mối quan hệ giữa tộc người với cộng đồng dân tộc – quốc gia (Nation – State) trên nhiều lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa…

Xem chi tiết

Xu hướng biến đổi văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Các xu hướng biến đổi chính của văn hóa các dân tộc thiểu số là: xu hướng giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc phù hợp với điều kiện phát triển mới; xu hướng tiếp biến văn hóa thông qua giao lưu trong nước và hội nhập quốc tế; xu hướng suy giảm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, đặc biệt là văn hóa phi vật thể…

Xem chi tiết

Định kiến tộc người ở Mỹ: Nghiên cứu trường hợp người Mỹ gốc Việt tại thành phố New Orleans

Hiện nay, trong xã hội Mỹ, vấn đề định kiến tộc người (ĐKTN) được nhắc đến thường xuyên, không chỉ trong học thuật, mà còn tồn tại trong đời sống hàng ngày. Người Mỹ gốc Việt ở thành phố New Orleans được truyền thông Mỹ biết đến nhiều hơn qua việc phục hồi cộng đồng từ sau cơn bão Katrina năm 2005.

Xem chi tiết

Luật tục Raglai về hôn nhân và gia đình

Luật tục Raglai bao quát hầu hết các vấn đề trong cuộc sống hôn nhân và gia đình của cộng đồng nên có sức sống mãnh liệt trong đời sống tộc người. Đó là những điều khoản được thông qua bằng “lời nói vần” và được cộng đồng nghiêm chỉnh thực hiện. Luật tục góp phần vào điều chỉnh các mối quan hệ xã hội giữ gìn trật tự, an toàn trong cuộc sống và bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình, cộng đồng.

Xem chi tiết

Tín ngưỡng của người H’mông ở Việt Nam (Phần 1)

Trong tín ngưỡng truyền thống của người H’mông có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ các loại ma, tín ngưỡng liên quan đến chu kỳ đời người, tín ngưỡng thờ cúng nông nghiệp, tín ngưỡng liên quan đến lễ hội… Các tín ngưỡng truyền thống này có nhiều giá trị văn hóa, nhưng cũng có một số phong tục lạc hậu.

Xem chi tiết

Chữa bệnh bằng y học cổ truyền ở tộc người Cống và người Si La

Từ xa xưa, đồng bào Cống và Si La đều sinh sống ở vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa. Do nơi đây ít phát triển về y tế, nên y học cổ truyền luôn giữ vai trò chủ đạo và chủ động trong bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Phần lớn các gia đình người Cống và Si La ngày nay đều có thể tự lo chữa trị các bệnh thông thường bằng những cây thuốc nam.

Xem chi tiết