Tìm hiểu khái niệm “nhà” trong nghiên cứu di cư

 Tuy là khái niệm cơ bản, nhưng “nhà” chứa đựng nhiều hàm nghĩa và liên tưởng tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa và nhận thức. Vượt ra ngoài công thức nhận diện cơ bản về “nhà”như một nơi cư trú và gắn nhà với một thửa đất có thể định vị được, “nhà” trong trường hợp cộng đồng diaspora, bao gồm không chỉ một mà nhiều không gian và nơi chốn khác nhau, nơi chủ thể di cư liên tục nhận diện và hình thành căn tính. Bằng việc giới thiệu những cách hiểu cơ bản và phổ quát về “nhà”, bài viết phân tích khái niệm “nhà” trong nghiên cứu diaspora…

Xem chi tiết

Không gian nhà trạm trong thơ chữ Hán Nguyễn Đề, Nguyễn Du và Nguyễn Hành

Theo thống kê trong 68 bài thơ chữ Hán có sự xuất hiện của hình ảnh nhà trạm của ba tác giả Nguyễn Đề, Nguyễn Du và Nguyễn Hành, người viết nhận thấy có khoảng 61 tên gọi khác nhau được các nhà thơ sử dụng khi viết về hình ảnh này. Một số tên gọi của hình ảnh nhà trạm xuất hiện trong thơ: Từ những tên gọi chỉ chung về nhà trạm: Dịch gia, gia, viện, (thâm) đường, tiểu điếm, tiểu các, trú cửu, thất, (đông/tây) gia, khách xá, càn khôn, ốc, (bế) hộ…  cho đến những tên gọi riêng biệt: Quỳnh Châu, Nam Hải, Tây Hà dịch, Trinh Dương, Thanh Khê, Đồng Xuân thậm chí nhà trạm còn được gọi tên bằng những phần đặc trưng gắn liền với nó như: (tiểu) song, (sài) môn, (bế) môn, đình, thiềm đầu, bất khai, (hoại) bích, (đông) bích…

Xem chi tiết

Tiếp biến nghệ thuật trang trí trên kiến trúc phong cách Đông Dương tại Hà Nội (1884 – 1945)

…Quãng thời gian đủ dài để người Pháp có những toan toan tính dài hơi cho sự cai trị của mình, cái mà họ gọi là “khai phá văn minh” cho xứ An Nam. Hiển nhiên, những người Pháp muốn sống một cuộc sống thật thoải mái như ở nhà, trên mảnh đất mà họ dự tính cai trị lâu dài, điều này dẫn tới việc các công trình mang phong cách kiến trúc Pháp đầu tiên được xây dựng. Tại Hà Nội, các công trình kiến trúc mang hơi thở, phong cách Pháp xuất hiện muộn hơn (1875), tiêu biểu là sự xuất hiện của phong cách Kiến trúc Đông Dương, là sản phẩm đặc sắc của sự kết hợp tài tình giữa kiến trúc phương Tây và văn hóa bản địa. Bài viết nhằm chỉ ra những đặc điểm trang trí trên các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc từ đó cho thấy được sự tiếp biến về văn hóa – mỹ thuật – kỹ thuật đối với các công trình kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc.

Xem chi tiết

Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc cầu cổ vùng Châu thổ Sông Hồng

Vùng châu thổ Bắc Bộ, hệ thống cầu cổ theo kiến trúc “Thượng gia hạ kiều” có những nét tương đồng và những điểm riêng biệt. Về nét tương đồng chúng đều được cấu tạo bởi hai phần: phần cầu và phần nhà. Thêm nữa, hệ thống cầu ngói ở châu thổ Bắc Bộ là những công trình mang chức năng là phương tiện thuận lợi cho giao thông, được sử dụng để đi lại chứ không có chức năng thờ cúng trên cầu như Chùa Cầu ở Hội An. Song bên cạnh đó có nhiều điểm khác biệt, một số cây cầu ngói có giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đặc trưng riêng biệt được nhân dân ngợi ca và trở thành niềm tự hào của người dân Bắc Bộ như: cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên trong di tích Chùa Thầy, (huyện Quốc Oai), cầu Ngói Bình Vọng…

Xem chi tiết

Nghệ thuật Kiến trúc, chạm khắc gỗ tiêu biểu ở một số đền thờ của Thanh Hóa

Theo “Thanh Hóa chư thần lục” toàn tỉnh Thanh Hóa có 3.561 phủ, nghè, đền, miếu thờ các vị thần (trong đó nam thần là 3.078 vị và nữ thần là 432 vị), mỗi cơ sở thờ tự thông thường thì thờ một vị thần, tuy nhiên cũng có nơi thờ nhiều thần. Qua đó cho thấy số công trình kiến trúc lập trên cơ sở thờ tự cũng tương ứng với số thần. Trải qua biến cố lịch sử, điều kiện tự nhiên, số công trình kiến trúc không còn nhiều, nhưng những di vật còn lại đến nay đã chồng lắng nhiều lớp văn hóa, tín ngưỡng của cư dân xứ Thanh.

Xem chi tiết

Lịch sử và kiến trúc Quan Khố Tự – Ngôi chùa làng Câu Nhi (1)

Qua các nguồn tài liệu hiện tồn cho biết, làng Câu Nhi được thành lập từ đầu thế kỷ XV, nhờ công lao của 12 dòng họ. Nguyên ủy làng có tên là Câu Lãm, và lúc đầu, trung tâm của làng đặt tại Đại Đồng, về sau mới chuyển đến xóm Chùa và đổi tên thành Câu Nhi như hiện nay. Ngay sau khi thành lập và ổn định cuộc sống, thiết lập xã hiệu, người dân đã cho xây dựng đình, chùa, miếu vũ và tạo nên một hệ thống thiết chế khá hoàn chỉnh từ rất sớm…

Xem chi tiết

Sự ảnh hưởng của thần thoại trong nghệ thuật Kiến trúc Hy Lạp cổ đại (thế kỷ VIII – IV TCN)

Thần thoại Hy Lạp là một trong những di sản văn hóa của nhân dân Hy Lạp để lại trong gia tài văn hóa nhân loại. Mọi khía cạnh trong cuộc sống của người Hy Lạp cổ xưa đều chịu sự chi phối một cách sâu sắc của thần thoại: ngôn ngữ, triết học, tôn giáo, văn học, giải trí,… Điều này cho chúng ta cảm tưởng thần thoại Hy Lạp trở nên gần gũi hơn bất kỳ thần thoại nào trên thế giới. Với bài viết “Sự ảnh hưởng của thần thoại trong nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp cổ đại (thế kỷ VIII-IV TCN), tác giả muốn chỉ ra sự ảnh hưởng của thần thoại trong nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp cổ đại; đồng thời khẳng định giá trị của thần thoại trong nền văn minh Hy Lạp cổ đại.

Xem chi tiết

Kiến trúc Thành Cha (Bình Định) qua kết quả khai quật và nghiên cứu khảo cổ học (1)

Thành Cha hay còn gọi là thành An Thành là một trong những thành trì Champa còn lại dấu tích trên mặt đất hiện nay ở thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn (Bình Định). Thành đã được xếp hạng di tích Kiến trúc – Nghệ thuật Quốc gia năm 2003. Thư tịch về tòa thành này không nhiều, vì vậy trước khi có khai quật khảo cổ học năm 2015, 2016, kiến trúc và niên đại của tòa thành này vẫn còn và câu hỏi lớn…

Xem chi tiết

Kiến trúc đặc trưng khu phố cổ Chi Lăng – Gia Hội ở thành phố Huế

Bài viết này tập trung phân tích nét đặc trưng kiến trúc truyền thống của khu phố cổ Chi Lăng góp phần nhận diện loại hình kiến trúc độc đáo này và làm cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm trùng tu, bảo tồn và khai thác hiệu quả phục vụ phát triển du lịch địa phương, đồng thời góp phần đa dạng hoá các sản phẩm du lịch văn hoá Huế…

Xem chi tiết

Kiến trúc nhà lá mái ở đảo Lý Sơn (1)

Hơn nửa thế kỷ trước, Tiến sĩ Văn khoa Pierre Gourou – Ủy viên thông tấn Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, đã đi khảo sát các ngôi nhà ở Việt Nam từ Thanh Hóa đến Bình Định, đã tìm ra những điểm khác nhau của ngôi nhà ở mỗi vùng. Trong mô tả có một chi tiết khá thú vị, đó là một loại nhà ở đã tồn tại từ lâu ở Quảng Trị, có hai tầng mái. Kiểu kết cấu phần mái như vậy giống với các mái nhà ở của các vùng cách xa, từ tận Quảng Ngãi, Bình Định đến Phú Yên, Ninh Thuận, và Bình Thuận. Đến hôm nay ta gọi chung với cái tên là nhà lá mái…

Xem chi tiết

Thiết kế văn phòng làm viêc theo nguyên lí Ergonomi

Bài báo này trình bày việc ứng dụng các nguyên lí Ergonomi trong việc thiết kế văn phòng làm việc cho một nhóm người hoạt động trong lĩnh vực hành chính của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn, trong đó cung cấp thông tin thiết kế mặt bằng các vị trí làm việc cá nhân trong một tòa nhà có không gian đã cho (1 tầng). Bài toán thiết kế được chia làm sáu giai đoạn, mỗi giai đoạn có các thông số và yêu cầu riêng cần được xem xét. Một số thông số thiết kế phải đáp ứng các đòi hỏi của nguyên lí Ergonomi như diện tích trung bình cho mỗi người ngồi làm việc, lối đi, hành lang, cửa thoát hiểm, nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn và rung động, thông khí, màu sắc, cây xanh, phương tiện phòng cháy chữa cháy, nơi ăn uống nghỉ ngơi…

Xem chi tiết

Chùa dân gian xứ Quảng: Tình hình xây dựng, kiến trúc và thờ tự (Phần 2)

Chùa Việt truyền thống trên vùng đất xứ Quảng (Quảng Nam – Đà Nẵng) tồn tại song hành hai loại: chùa của tăng ni và chùa của dân chúng. Loại thứ nhất gọi là chùa chính thống (Official Buddhist temples) theo nghĩa là cơ sở quan yếu và phổ quát của Phật giáo. Loại thứ hai gọi là chùa dân gian (Unofficial/ Folk Buddhist temples) theo nghĩa là phi chính thống, mang đặc trưng của loại hình văn hóa dân gian Việt. Nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về chùa Việt xứ Quảng nói chung, chùa dân gian nói riêng và đồng thời, cũng để nhận diện một khía cạnh của Phật giáo trên vùng đất này, bài viết tập trung trình bày tương đối toàn diện và hệ thống về loại hình chùa dân gian thông qua phân tích tình hình xây dựng, trùng tu tôn tạo đến kiến trúc và thờ tự, trong khung thời gian từ thế kỉ XVII đến năm 1945.

Xem chi tiết

Chùa dân gian xứ Quảng: Tình hình xây dựng, kiến trúc và thờ tự (Phần 1)

…Nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về chùa Việt xứ Quảng nói chung, chùa dân gian nói riêng và đồng thời, cũng để nhận diện một khía cạnh của Phật giáo trên vùng đất này, bài viết tập trung trình bày tương đối toàn diện và hệ thống về loại hình chùa dân gian thông qua phân tích tình hình xây dựng, trùng tu tôn tạo đến kiến trúc và thờ tự, trong khung thời gian từ thế kỉ XVII đến năm 1945.

Xem chi tiết

Nghệ thuật kiến tạo cảnh quan phủ Tuy Lý Vương, Thừa Thiên Huế, Việt Nam

Phủ Tuy Lý Vương được xây dựng dưới triều Nguyễn (1802-1945), mang những đặc trưng văn hóa xã hội Việt Nam trong thời kỳ này. Phủ Tuy Lý Vương là công trình kiến trúc tiêu biểu cho nghệ thuật kiến tạo cảnh quan Việt Nam thế kỷ XIX. Nghiên cứu này đã tiến hành điều tra, phân tích và tổng hợp nghệ thuật kiến tạo cảnh quan phủ Tuy Lý Vương trên phương diện bố cục cảnh quan, thủ pháp xử lý không gian cảnh quan, kiến trúc cảnh quan và cây xanh cảnh quan. Kết quả của nghiên cứu này đã làm rõ giá trị nghệ thuật kiến tạo cảnh quan phủ Tuy Lý Vương và là cơ sở dữ liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực cảnh quan cổ điển trên Thế giới và Việt Nam.

Xem chi tiết

Ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo và Nho giáo đến bố cục tổng thể chùa Huế thời Nguyễn (1558-1945)

Kiến trúc chùa Huế hình thành và phát triển dưới thời Nguyễn với dấu mốc rõ nét khi chúa Nguyễn Hoàng vào khai phá xứ Đàng Trong. Nhất là giai đoạn nhà Nguyễn, với nhiều chính sách và nhiều cuộc trùng hưng lớn đã tạo nên số lượng chùa mât tập, tạo nên diện mạo ngôi chùa Huế đặc trưng về kiến trúc và cảnh quan. Khi chúng ta nhìn nhận về mặt kiến trúc, không dễ nhận thấy như ngôi điện Đại Hùng hay các đường nét hoa văn trang trí trên bề mặt,… nhưng bố cục tổng thể ngôi chùa chính là mô hình biểu đạt tổng quan nhất về mặt kiến trúc, về không gian sử dụng và cả môi trường sinh thái đặc sắc xung quanh ngôi chùa.

Xem chi tiết

Giá trị lịch sử – kiến trúc di tích cầu ngói Thanh Toàn và giải pháp khai thác phục vụ du lịch

 Cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã được nhà nước công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1990. Trong những năm qua, hoạt động du lịch ở làng Thanh Toàn đã có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, việc khai thác các di tích lịch sử văn hóa để phát triển du lịch trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Bài viết nhận diện các giá trị lịch sử văn hóa, giá trị kiến trúc nghệ thuật của cầu ngói Thanh Toàn, đồng thời, đề xuất một số giải pháp khai thác du lịch hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương cũng như công tác bảo tồn di tích trong bối cảnh hiện nay.

Xem chi tiết

Bảo tồn di sản đô thị: Tiếp cận từ thích ứng (Điển cứu trường hợp Sài Gòn – TP.Hồ Chí Minh)

Sài Gòn-TP.HCM và di sản đô thị còn tồn tại, bên cạnh là động lực cho sự phát triển kinh tế địa phương còn là nơi lưu giữ ký ức của nhiều thế hệ đóng vai trò gắn kết cộng đồng. Tuy vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gia tăng, nguy cơ các di sản bị tàn phá ở tầm mức đáng báo động. Bài viết tiếp cận bảo tồn ở góc độ thích ứng cho thấy việc nhận thức tầm quan trọng của thích ứng và xây dựng đô thị thích ứng có thể mang đến những triển vọng to lớn cho công tác bảo tồn, hướng đến phát triển bền vững đô thị.

Xem chi tiết

Chùa Thánh Duyên: Một dấu ấn văn hoá – kiến trúc dưới triều Nguyễn (1)

Chùa Thánh Duyên được xây dựng, vào triều Minh Mạng, mở rộng quy mô và tăng thêm một số công trình kiến trúc trên núi Thuý Hoa8. Những công trình kiến trúc này, tuy đã được trùng tu nhưng vẫn giữ được khá nguyên trạng kiến trúc và mỹ thuật đặc trưng dưới triều Nguyễn. Đặc biệt là việc hoạch định bố cục, xử lý tình huống hài hòa với địa lý tự nhiên, đồng thời thể hiện những nét đặc trưng của danh lam xứ Huế.

Xem chi tiết

Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Po Sah Inư

Po Sah Inư là một trong ba nhóm đền tháp Chăm thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai, có niên đại sớm từ đầu thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ IX. Đây là một trong những nhóm đền tháp cổ kính nhất ở Bình Thuận (trong phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai ở Bình Thuận còn có tháp Podam (Pô Tằm) ở huyện Tuy Phong và nhóm tháp Làng Gọ ở xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc) là những nhóm đền tháp cổ của vương quốc Chămpa còn lại cho đến ngày nay ở miền Trung Việt Nam.

Xem chi tiết

Phủ đệ triều Nguyễn: Không gian, kiến trúc mang tính “chuyển tiếp” giữa sự quyền uy và truyền thống

Nhắc đến Huế, dường như ai cũng biết đến giá trị kiến trúc di sản thời Nguyễn cũng như các giá trị văn hóa đã trầm tích qua bao thế hệ, để hun đúc thành một “xứ” Huế rất riêng mà không thể lẫn vào đâu được trong mạch văn hóa xứ Đàng Trong. Để chứng minh điều đó thì các di sản kiến trúc thời Nguyễn và Nhã nhạc cung đình Huế đã được Unesco công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, để rồi Huế mặc nhiên tự hào là Cố đô cuối cùng của một đất nước ngàn năm văn hiến…

Xem chi tiết