Những nét đặc trưng của ngôi vườn xứ Huế

… Việc xây dựng kinh thành Huế trong quá khứ với khuôn viên rộng, tạo sự uy nghiêm và cách ly với quần chúng đã khiến cho thiên nhiên với cây, trái, hoa, lá, cỏ, đá,… lẫn những quảng trường được thiết lập, trở thành không gian hoành tráng, làm nền tôn tạo cho kiến trúc cung đình mà đằng sau hoàng thành cũng là hệ thống những khu vườn ngự, muôn hương nghìn sắc. Trên phép ứng dụng các yếu tố phong thủy, khu vườn lớn của Huế lồng trong thiên nhiên mà phần nào đã tựa vào thành quả của tạo hóa như sông, núi, cồn, bãi,… đó là những cảnh sắc tiền, hậu, tả, hữu tuyệt đẹp tô điểm cho những “đại hoa viên” được tạo dựng một cách khéo léo và có dụng ý của con người…

Xem chi tiết

Quỹ di sản kiến trúc Pháp ở Hà Nội (Phần 2)

Thực tiễn và những công trình hiện đang song hành với sự phát triển của xã hội chứng minh kiến trúc Pháp đã tạo nên dấu ấn sâu đậm và ảnh hưởng mạnh mẽ đến bộ mặt đô thị của Hà Nội. Từ cưỡng bức, cộng sinh, chuyển hóa, kiến trúc Pháp đã dần khai thác những yếu tố kiến trúc phù hợp tự nhiên và đặc điểm nhân văn của Hà Nội… Ở mỗi công trình kiến trúc Pháp, có thể nhận thấy đầy đủ tư duy phân tích của phương Tây, tư duy dung hòa, tổng hợp của phương Đông…

Xem chi tiết

Quỹ di sản kiến trúc Pháp ở Hà Nội (Phần 1)

Là một đô thị tồn tại lâu đời nhất ở Việt Nam, Hà Nội khoác trên mình một tấm áo dày dặn của thời gian lịch sử và chồng chất các nếp tầng văn hoá. Hà Nội mang trong mình những di sản vô giá trong suốt hàng ngàn năm văn vật. Kiến trúc là một sản phẩm đang hiện hữu và hoà nhập vào tổng thể quỹ di sản đô thị đó. Bài nghiên cứu đề cập đến một trong những vấn đề quan trọng là quỹ di sản kiến trúc Pháp ở Hà Nội.

Xem chi tiết

Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản Kiến trúc đô thị Huế

Trong bài báo này, bằng việc vận dụng những lý thuyết liên quan đến bảo tồn di sản trong những tài liệu thứ cấp sẵn có, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh, chúng tôi có tham vọng mang lại những cách nhìn tổng thể hơn, hệ thống hơn về các vấn đề liên quan đến di sản và ứng dụng nó vào thực tế công tác bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế.

Xem chi tiết

Khảo sát bức bình phong ở đình làng Thạc Gián

Bình phong, tuy chỉ là một yếu tố nhỏ trong tổng thể công trình kiến trúc, nhưng từ lâu đã trở thành nét đẹp truyền thống trong kiến trúc Việt bởi những ý nghĩa, công dụng và cả giá trị mà nó mang lại. Bài báo khảo sát bức bình phong ở đình làng Thạc Gián, thành phố Đà Nẵng – một tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cùng với các giá trị văn hóa đặc sắc, mang ý nghĩa về mặt tâm linh, là dấu ấn lịch sử đối với đình làng Thạc Gián và thể hiện triết lý âm dương qua hình tượng long mã và biểu tượng nhật nguyệt.

Xem chi tiết

Xu hướng dân gian qua biểu tượng rồng trên kiến trúc đình Hoành Sơn ở Nghệ An

Đình Hoành Sơn là một trong những ngôi đình còn lưu giữ kiểu thức kiến trúc và chạm khắc có giá trị văn hóa và nghệ thuật đặc sắc của thế kỷ XVIII vùng xứ Nghệ. Một trong những mô típ trang trí phổ biến trên kiến trúc ngôi đình này là hình tượng rồng. Mô típ rồng trở thành biểu tượng trang trí chứa đựng nhiều nét chung của nghệ thuật chạm khắc dân gian, từng xuất hiện nhiều trên kiến trúc đình làng Bắc Bộ thế kỷ XVII. Xu hướng dân gian được thể hiện khá rõ qua các bức chạm khắc hình rồng trên kiến trúc đình Hoành Sơn. Hoàn cảnh lịch sử và xã hội đương thời đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo của một ngôi đình làng xứ Nghệ còn tồn tại đến ngày nay.

Xem chi tiết

Kiến trúc nhà ở Hàn Quốc thời Joseon qua Vương quốc nghìn năm

Tiểu thuyết Vương quốc nghìn năm của Kim Kyung-uk dựa
trên câu chuyện có thật trong lịch sử khi có ba thuyền viên Hà
Lan trôi dạt vào Joseon hồi thế kỷ XVII. Thông qua lời kể của
Jan Jansz Weltevree – người phương Tây đầu tiên đặt chân
đến Joseon, đời sống, xã hội và con người Joseon được cảm
nhận và miêu tả một cách mới mẻ, khác lạ với những đánh giá
của người Hàn Quốc hay người phương Đông. Nghiên cứu
này tập trung khảo sát kiến trúc – văn hoá ở của người Joseon
trong tác phẩm văn học độc đáo này để thấy được sự đặc trưng
trong văn hoá ở của người Hàn Quốc xưa

Xem chi tiết

Chức năng tương tế của đình trong bối cảnh đô thị hóa ở Bình Dương

Bài viết này tìm hiểu mối quan hệ giữa đình với người cúng đình nhằm giải thích sự tồn sinh của đình trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay. Sử dụng cách tiếp cận Nhân học và nguồn tư liệu điền dã tại một số ngôi đình ở thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và thị xã Tân Uyên, bài viết phát hiện và phân tích sự biến đổi chức năng tương tế của đình ở các điểm dân cư có mức độ đô thị hóa khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa đình với người cúng đình thông qua lễ bái quan hiện vẫn còn duy trì đầy đủ, đảm bảo chức năng tương tế tại các đình được khảo sát.

Xem chi tiết

Ảnh hưởng của kinh thành Huế đến hình thái nhà vườn truyền thống tọa lạc trong khu vực kinh thành

Bài viết tìm hiểu ảnh hưởng của Kinh Thành Huế đến tổng thể và bố cục sắp xếp của các nhà vườn truyền thống Huế (NVTTH) tọa lạc trong khu vực Kinh Thành thông qua nghiên cứu sự chuyển đổi các yếu tố tổng thể của các ngôi nhà. Qua khảo sát 84 NVTTH tọa lạc trong khu vực Kinh Thành cho thấy những ngôi nhà này chuyển đổi theo nhiều hình thái khác nhau dưới tác động của quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa. Tuy nhiên một số yếu tố quan trọng như bình phong, bể cạn và hướng nhà chính vẫn được tôn trọng…

Xem chi tiết

Nghinh Lương Đình – Những thay đổi về hình dáng kiến trúc trong các giai đoạn lịch sử

 Bài viết trình bày những biến đổi về hình dáng kiến trúc, công năng của Nghinh Lương
Đình qua các thời kỳ, từ thời Thành Thái (1889-1907) đến thời Bảo Đại (1925-1945), thông qua tư liệu sử, tư liệu ảnh và đối chiếu với hình ảnh Nghinh Lương Đình tháng 4/2017 để chỉ ra các chi tiết cần phải điều chỉnh khi thực hiện trùng tu công trình.

Xem chi tiết

Sinh thái hóa đô thị tại Việt Nam: Mô hình nào cho Bình Dương?

Các đô thị Việt Nam đang bước vào một giai đoạn bùng nổ đô thị hóa với sự gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng đô thị. Trong số đó, thành phố Bình Dương nổi bật lên, được xem như một đô thị trẻ năng động. Với những dự án đầy tham vọng, thành phố mới Bình Dương đang được định hướng trở thành một đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch và thân thiện môi trường để nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp môi trường sống ngày càng tốt hơn,..

Xem chi tiết

Quy hoạch kiến trúc kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX và giá trị nhân văn bền vững của nó trong lòng đô thị Huế

Tư tưởng chủ đạo của quy hoạch kiến trúc Kinh Thành Huế là Dịch lý và thuật Phong thủy. Nó được kết hợp với phương pháp xây dựng thành lũy của Vauban và ứng dụng vào hình sông thế núi tại chỗ để tạo ra được một công trình kiến trúc vừa đồ sộ, vừa hài hòa với bối cảnh thiên nhiên thơ mộng của vùng đất này. Trong ngót 200 năm qua, Kinh Thành Huế bao giờ cũng được xem là cái lõi trên mặt bằng tổng thể kiến trúc đô thị Huế. Chính quyền địa phương đã và đang đưa các giá trị lịch sử và nghệ thuật của Kinh Thành vào trong đời sống văn hóa và xã hội của thành phố Huế.

Xem chi tiết

Kiến trúc chùa Hội Phước

Bài báo này tập trung vào việc nhận diện các đặc điểm và giá trị trong kiến trúc chùa Hội Phước hiện tại. Dựa trên kết quả khảo sát và tìm hiểu lịch sử kiến trúc chùa Nam bộ, từng hạng mục kiến trúc được phân tích các đặc điểm về quy hoạch chung và bố cục tổng thể, bố cục không gian, vật liệu xây dựng và trang trí…

Xem chi tiết

Di tích kiến trúc văn hóa óc eo trên vùng giồng cát duyên hải Tây Nam Bộ

Bài viết tổng hợp những nguồn tư liệu mới giúp nhận diện các đặc trưng văn hóa, khung niên đại cũng như xác định vị trí – mối quan hệ của các di tích khảo cổ học trên vùng đất này trong bối cảnh văn hóa Óc Eo ở Tây Nam Bộ, qua đó, làm rõ những đặc trưng riêng của loại hình di tích kiến trúc tôn giáo và những chuyển biến về tôn giáo, văn hóa, xã hội của các cộng đồng cư dân cổ trên vùng đất này.

Xem chi tiết

Luận bàn về nội hàm nghệ thuật một số motip trang trí trong Kiến trúc phong cách Đông Dương tại Hà Nội

…Hơn một thế kỷ qua, các công trình kiến trúc mang phong cách Đông Dương ở Hà Nội vẫn có một vị trí quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Thủ Đô. Những công trình này vừa là hiện vật sinh ra trong lịch sử đồng thời là nhân chứng lịch sử phản ánh một giai đoạn giao lưu tiếp biến văn hóa nghệ thuật giữa phương Đông và phương Tây….

Xem chi tiết

Nghệ thuật trang trí pháp lam trên kiến trúc lăng vua Thiệu Trị

 Lăng vua Thiệu Trị là một công trình quan trọng trong hệ thống lăng mộ hoàng gia thời
Nguyễn ở Huế, đồng thời cũng là điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993. Lăng vua Thiệu Trị hàm chứa nhiều giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, trang trí. Trong đó, nghệ thuật trang trí pháp lam tại đây mang tính thẩm mỹ cao, kết cấu tạo hình phong phú, đa dạng, trong đó bắt gặp nhiều hình tượng phổ biến như rồng, Tứ thời, Bát bửu,…

Xem chi tiết

Hệ thống đền miếu nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh

 Đông Triều là quê gốc của nhà Trần, nơi nhà Trần xây dựng lăng tẩm, đền miếu. Tư liệu thư tịch cho biết, tại Đông Triều nhà Trần đã cho xây dựng nhiều đền, miếu nhưng hiện chỉ mới xác định được dấu vết của hai di tích là đền An Sinh và đền Thái. Các cuộc khai quật khảo cổ học tại đền Thái năm 2008-2010 đã làm rõ quy mô kiến trúc và khẳng định đền Thái là Thái miếu của nhà Trần. Di tích đền An Sinh còn nhiều điều cần phải làm rõ, các cuộc khai quật đang được tiến hành tại đây sẽ cung cấp những bằng chứng để làm rõ quy mô, tính chất cũng như niên đại của di tích này.

Xem chi tiết

Kiến trúc trụ biểu đình làng Huế

Trụ biểu đình làng tỉnh Thừa Thiên Huế là công trình cao nhất của làng và đóng vai trò là biểu tượng, dấu hiệu nhận biết vị trí đình làng. Qua khảo sát trụ biểu của 50 đình làng tỉnh Thừa Thiên Huế, trụ biểu thường có tiết diện hình vuông, chia làm 3 lối vào đình. Thông thường, 2 trụ giữa có khoảng cách lớn hơn so với khoảng cách từ trụ giữa và trụ biên (xấp xỉ 1,0-1,5 lần). Bên cạnh đó, chiều cao trụ giữa thường cao hơn trụ biên (xấp xỉ 5/4 lần). Trụ biểu có thể chia làm 3 phần: phần đế, phần thân, và phần đỉnh…

Xem chi tiết

Hình thái kiến trúc nghỉ dưỡng dạng Homestay phù hợp với đặc trưng văn hóa và khí hậu tại thôn Lô Lô Chải, tỉnh Hà Giang

… Khu vực nghiên cứu nằm tại thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, thuộc Công viên địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Bài báo tổng hợp, phân tích các khái niệm về homestay; hiện trạng về văn hóa, khí hậu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc homestay tại thôn Lô Lô Chải; đưa ra giải pháp hình thái kiến trúc bền vững dạng homestay phù hợp với phát triển trong tương lai.

Xem chi tiết