Ca Huế, một thể loại âm nhạc cổ truyền độc đáo

Có một thể loại âm nhạc cổ truyền gắn liền với tổng thể văn hóa Huế, nơi một thời là kinh đô phồn thịnh của Việt Nam, đó là ca Huế, một trong ba thể loại âm nhạc thính phòng tiêu biểu của Việt Nam, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.

Xem chi tiết

Hát đúm của người Thổ ở Việt Nam

 Hát đúm là sinh hoạt văn hóa gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng của các cư dân làm nông nghiệp. Ở người Thổ hát đúm tuy có những hình thức khác nhau (như hát em ôi, hát trống chiêng, hát ghẹo,…) nhưng vẫn chung bản chất là một hình thức giao duyên nam nữ. Bài viết giới thiệu hát đúm của người Thổ ở Việt Nam.

Xem chi tiết

Giọng điệu nghệ thuật trong thể loại ngâm khúc

Giọng điệu là một trong những hình thức nghệ thuật làm nên giá trị đặc trưng của thể loại ngâm khúc. Bước vào từng khúc ngâm, không khó để nhận ra giọng buồn thương, ai oán là giọngđiệu chủ đạo của thể loại. Song hành với giọng điệu đó còn là giọng suy tư triết lí, khi thể loại này không chỉ viết về nỗi buồn cá nhân mà còn gửi gắm những suy ngẫm về cuộc đời và thế thái nhân tình…

Xem chi tiết

Biến đổi trong trang phục của người Cơ Tu

Việc bảo tồn và gìn giữ những nét truyền thống độc đáo của trang phục thổ cẩm Cơ Tu trong xu hướng biến đổi hiện nay là một trong những việc làm hết sức cần thiết, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa vật chất và tinh thần của người Cơ Tu nói riêng và Việt Nam nói chung. Đặc biệt, việc định hướng cho xu hướng biến đổi trang phục và nghề dệt thổ cẩm sẽ mở ra nhiều cơ hội tạo cuộc sống ổn định cho đồng bào Cơ Tu trong giai đoạn hiện nay…

Xem chi tiết

Đặc điểm nghệ thuật múa của người Tà Ôi

 Di sản múa dân gian là tài sản vô giá của người Tà Ôi, là sợi dây gắn kết cộng đồng là cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc. Chính trong lao động sáng tạo cùng với lối ứng xử đẹp của con người với con người, của con người với môi trường tự nhiên đã tạo nên loại hình nghệ thuật diễn xướng độc đáo, chứa đựng những nét đặc trưng riêng có của người Tà Ôi. 

Xem chi tiết

Phân loại trong nghiên cứu trống đồng – Một nhạc cụ cổ của dân tộc

…Từ phương pháp phân loại đầu tiên của nhà khảo cổ học người Áo Fr.Heger, đã có nhiều phương án phân loại trống đồng được công bố. Hai trong số đó là phương án phân loại của Hội nghiên cứu trống đồng cổ Trung Quốc và phương án phân loại “bổ sung và hoàn thiện” trống loại I trong hệ thống phân loại của Fr.Heger áp dụng cho trống đồng Đông Sơn, song chưa thuyết phục giới nghiên cứu trống đồng Việt Nam.

Xem chi tiết

Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ – Nguồn gốc, đặc trưng và các giải pháp bảo tồn, phát triển

Sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ là một di sản văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống tinh thần của họ. Ra đời trên mảnh đất Nam Bộ, Dù kê đã tiếp nhận hai loại hình nghệ thuật Cải lương của người Kinh và hát Tiều, hát Quảng của người Hoa. Vì vậy, ngày nay, loại hình nghệ thuật này cần được bảo tồn và phát huy giá trị trong việc giáo dục, du lịch.

Xem chi tiết

Phương pháp đệm Đàn nguyệt trong hát Chầu văn

Đàn nguyệt là một loại nhạc cụ ngoài độc tấu hoặc hòa tấu cùng với dàn nhạc hiện đại, nó còn có vị trí quan trọng trong dàn nhạc truyền thống, như: cải lương, chèo, tuồng, nhạc Huế và dân ca các vùng miền, nhưng trong hát Chầu văn, đàn nguyệt không thể thiếu. Tuy nhiên, đệm đàn nguyệt cho hát Chầu văn là một công việc không dễ, đòi hỏi người đàn không chỉ có tay đàn giỏi mà còn phải có “ngón nghề ” riêng mới thực hiện thành công được.

Xem chi tiết

Kỹ thuật sáng tác Dodécaphone trong một số tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX

Âm nhạc thế kỷ X X được bắt nguồn từ những thay đổi về quan điểm thẩm mỹ trước những biến động về chính trị, xã hội và sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật. Ngay từ những năm đầu của của thế kỷ XX, các nhạc sĩ đã có xu hướng sử dụng âm nhạc không điệu tính (atonal) để sáng tác được coi là một thay đổi lớn nhất trong việc tạo ra ngôn ngữ âm nhạc mới và kỹ thuật Dodécaphone chính là một hệ thống hình thức của âm nhạc atonal.

Xem chi tiết

Phong cách thể hiện ca khúc dân gian đương đại

Trong bức tranh tổng thể của ca khúc Việt Nam những năm gần đây, thể loại ca khúc dân gian đương đại mang giá trị sáng tạo văn hóa độc đáo, có thể coi như một nhịp cầu, nối giữa quá khứ và hiện tại trên phương diện văn hóa nghệ thuật. Đây là một hướng đi đúng đắn, mang lại nhiều thành công cho các nhạc sỹ/ca sỹ trẻ, khi kết hợp giữa tinh hoa âm nhạc truyền thống với những phương pháp sáng tác, kỹ thuật biểu diễn âm nhạc của thế giới, để sáng tạo và trình diễn một thể loại ca khúc mang hơi thở thời đại và bản sắc văn hóa Việt Nam.

Xem chi tiết

Nghệ thuật Chèo chải xứ Thanh

Chèo chải là tên gọi của một loại hình diễn xướng dân gian xứ Thanh,có nguồn gốc xuất xứ từ tín ngưỡng thờ thần, thờ Thành hoàng làng. Những danh thần,Thành hoàng làng ở đây là những người có thật trong lịch sử, những người có công bảovệ quê hương đất nước, những danh nhân, thần tướng có thể phù hộ, độ trì đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân chúng quanh vùng.

Xem chi tiết

Đặc điểm văn bản hát “Quan Lang” trong dân ca Tày

Trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, hát quan lang là một loại dân ca đặc sắc, được sử dụng trong lễ cưới của người Tày. Với mục đích tìm hiểu một số đặc điểm hình thức của văn bản hát quan lang xét theo hệ dọc (cấp bậc), hệ ngang (lượt lời), chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tiếp cận liên ngành; phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp phân tích; phương pháp miêu tả…

Xem chi tiết

Từ kịch bản văn học đến vở diễn sân khấu

Nghệ thuật sân khấu là bộ môn nghệ thuật tổng hợp, bao gồm các bộ môn nghệ thuật khác tham gia: văn học, mỹ thuật, âm nhạc, múa… Tất cả các bộ môn nghệ thuật khi tham gia vào vở diễn đều phải tuân thủ theo quy luật của sân khấu. Trong đó kịch bản văn học là khâu đầu tiên cực kỳ quan trọng, nếu không có nó thì đạo diễn và diễn viên sẽ không có việc để dàn dựng và biểu diễn, nhà hát sẽ không hoạt động. Từ kịch bản văn học đến vở diễn sân khấu, phải qua bàn tay nhào nặn của người đạo diễn, sự thể hiện các nhân vật của diễn viên và sự cộng tác của họa sĩ, nhạc sĩ, kỹ thuật viên mới trở thành một tác phẩm sân khấu hoàn chỉnh.

Xem chi tiết

Khai thác giá trị nghệ thuật Tuồng xứ Quảng trong phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng

Xứ Quảng nói chung và Đà Nẵng nói riêng là mảnh đất sản sinh và nuôi dưỡng nhiều loại hình âm nhạc truyền thống, trong đó thể loại Tuồng rất được ưa chuộng. Trong bối cảnh phát triển du lịch như hiện nay, việc khai thác các loại hình nghệ thuật truyền thống để phục vụ cho du lịch rất được quan tâm. Bài viết tập trung phân tích các giá trị của loại hình nghệ thuật Tuồng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn việc khai thác giá trị này vào phục vụ phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng.

Xem chi tiết

Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch cộng đồng: Một nghiên cứu xuyên ngành tại tháp Bà Po Nagar – Nha Trang

…Kết quả nghiên cứu cho thấy các sản phẩm du lịch này phản ánh cách tiếp cận mới về khai thác nguồn lực nghi lễ, diễn xướng, thể hiện vai trò, sự đóng góp của cộng đồng. Quá trình xây dựng sản phẩm du lịch diễn xướng dân gian hàm chứa giá trị văn hóa và liên kết tộc người. Những yếu tố này cần được làm rõ để đánh giá sự thành công và hạn chế của sản phẩm diễn xướng dân gian nhìn từ mô hình du lịch cộng đồng. Qua đó, nghiên cứu này đề xuất sự cần thiết phải tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng sản phẩm du lịch với tư cách là chủ thể thực hành và bảo tồn văn hóa.

Xem chi tiết

Hiện trạng khai thác loại hình nhã nhạc cung đình vào phát triển du lịch ở thành phố Huế

Sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại từ năm 2003, nhã nhạc Cung đình Huế được phục hồi, phát triển và khai thác vào hoạt động du lịch của Huế. Số lượng khách thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế có xu hướng tăng từ 2007 đến 2019. Đặc biệt năm 2016 với lễ hội Festival số lượng khách đến với loại hình nghệ thuật này tăng mạnh đạt (999.865 người)…

Xem chi tiết

Ý nghĩa và biểu tượng của một số mô típ trang trí tiêu biểu trong điêu khắc đình làng

Trang trí là một loại hình của nghệ thuật tạo hình, có khả năng biểu hiện tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ của cả một cộng đồng, dân tộc. Bằng nghệ thuật cách điệu, tượng trưng hóa các đối tượng như tự nhiên, cây cỏ, động vật… đã tạo thành các mô típ (motif ) trang trí. Trong điêu khắc đình làng có nhiều chạm khắc trang trí. Người nghệ nhân xưa đã sáng tạo, tiếp thu và sử dụng nhiều mô típ trang trí…

Xem chi tiết

Ngôn ngữ tiềm ẩn trong Chèo cổ

Nghiên cứu nghệ thuật chèo ta có thể cảm nhận, đằng sau vẻ đẹp về nội dung và hình thức là vẻ đẹp tiềm ẩn. Vẻ đẹp ấy là một thứ tiềm ngôn ngữ, ẩn tàng sau mỗi lời thơ, làn điệu hay hoàn cảnh của nhân vật chèo. Đây là thứ ngôn ngữ không được diễn tả bằng lời nhưng chứa đựng những triết lý sâu sắc trong cuộc sống. Cảm nhận và lý giải tiềm ngôn ngữ không chỉ là một cách nhìn nhận vào bản chất mà còn là một cách tôn vinh vẻ đẹp và sức sống trường tồn cho nghệ thuật chèo…

Xem chi tiết

Âm nhạc dân gian của người Bố Y

Bố Y là tộc người sống ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Tộc người này gồm hai nhóm: nhóm ở tỉnh Hà Giang có tên tự là Bố Y, nhóm ở tỉnh Lào Cai có tên tự là Tu Dí. Qua một số công trình nghiên cứu đã công bố, cũng như các tài liệu khai thác từ trí nhớ và sách chép tay của những cao niên người Bố Y, có thể thấy, ngày xưa âm nhạc dân gian của họ khá phong phú. Tuy nhiên, theo thời gian, do sự tác động của nhiều yếu tố, nên âm nhạc dân gian của người Bố Y ngày nay đã có những thay đổi khá nhiều…

Xem chi tiết

Thể cách Ca trù trong ghi nhận của nguồn tư liệu Hán Nôm

 Thể cách là một thuật ngữ trong ca trù và không thấy ở các bộ môn ca nhạc khác. Nghiên cứu ca trù không thể không tìm hiểu thuật ngữ này. Trong khi chờ đợi các kết quả nghiên cứu về nội dung khoa học cho thuật ngữ thể cách ca trù trong tương lai, bài viết này là một cố gắng ban đầu, ít nhất là về mặt tư liệu…

Xem chi tiết