Câu đối ở đình làng Quảng Nam

Ở Quảng Nam, hầu như ngôi đình nào cũng có những câu đối bằng chữ Hán, thường được trình bày bằng cách viết sơn hoặc đắp khảm sành sứ ở trên vách tường, hai bên ban/ khám thờ thần, thờ tiền hiền, hậu hiền, trên những cột trụ hiên, bình phong và tam quan, hoặc được chạm khắc trên những liễn gỗ treo trong chính điện. Vì thế, thông qua việc nghiên cứu các câu đối, có thể giúp chúng ta hiểu biết thêm về những sắc thái, giá trị văn hóa của một thiết chế tín ngưỡng cổ truyền, của văn hóa làng xã nói riêng và, trong một chừng mực nào đó, là của một vùng đất…

Xem chi tiết

Tranh tết vùng đồng bằng Bắc bộ

Trong kho tàng mĩ thuật cổ Việt Nam có một mảng tranh rất quý giá còn lưu truyền đến ngày nay. Đó là dòng tranh chơi tết, tranh tết là nét đẹp không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt xưa mỗi dịp xuân về. Tranh dân gian Việt Nam nói chung và tranh tết nói riêng có thể coi là một bách khoa thư về đời sống của người Việt, từ những quan niệm vũ trụ cho đến các tư tưởng khai phóng, đề cao giá trị nhân văn bên trong mỗi con người đều được hiện diện. Tranh tết vùng đồng bằng Bắc bộ xưa nổi tiếng với những làng tranh như Đông Hồ, Hàng Trống và Kim Hoàng…

Xem chi tiết

Những giá trị văn hóa trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản

…Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đã có lúc nhiều loại hình của âm nhạc truyền thống Nhật Bản tưởng chừng bị thất truyền, song với những giá trị và vai trò của nó Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chính sách và biện pháp nhằm phục hồi, bảo tồn và tôn vinh nền âm nhạc truyền thống Nhật Bản. Bài viết dưới đây đề cập đến những giá trị văn hóa của âm nhạc truyền thống Nhật Bản, trong đó phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật.

Xem chi tiết

Vai trò của âm nhạc trong đời sống văn hóa người Ê-đê, Ba-na, Chăm H’roi ở Phú Yên

Âm nhạc có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số Ê-đê, Ba-na, Chăm H’roi ở Phú Yên. Âm nhạc gắn liền cuộc sống hàng ngày, từ lúc chào đời đến khi giã từ thế giới này về với tổ tiên. Âm nhạc là sợi dây gắn kết các thành viên trong cộng đồng, giúp họ giao lưu, diễn đạt các cung bậc cảm xúc, tình cảm. Âm nhạc còn tham gia trong các lễ hội, tín ngưỡng và dùng làm phương tiện để chuyển lời thỉnh cầu tới thần linh, và góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người.

Xem chi tiết

Tín ngưỡng phồn thực trong Kendi gốm hoa lam Việt Nam thời Lê sơ

Trong tư duy nông nghiệp của người Việt, yếu tố phồn thực không chỉ gắn với sự sinh sôi mà còn gắn với sự nuôi dưỡng. Trong tạo hình dân gian Việt Nam, ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực được biểu hiện ở sự cường điệu các bộ phận cơ thể người với mong ước về sự sinh sôi, nảy nở. Thời Lê sơ, biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực được thể hiện thông qua hình tượng vú trong tạo hình vòi ấm gốm hoa lam dùng để uống rượu (Kendi), nó gắn liền với ý nghĩa tượng trưng cho nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng dồi dào trong tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước.

Xem chi tiết

Vị trí trang trí trên bia đá ở Hải Phòng thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Nghệ thuật trang trí bia đá có những đóng góp nhất định trong nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Trên các mảng chạm khắc ở trán, diềm và chân bia tại các di tích, ta thấy rằng nghệ thuật chạm khắc trang trí là một phần quan trọng trên bia. Nó tạo cho bia đá có vẻ đẹp, sự mềm mại cũng như nâng cao tầm quan trọng của bia đá trong không gian di tích. Các trang trí trên bia là sự kế thừa các tinh hoa từ các triều đại trước cùng với sự tìm tòi và sáng tạo mới, tạo cho bia đá có giá trị thẩm mĩ cao.

Xem chi tiết

Tư duy liên tưởng trong câu đố Nam Bộ

Bài viết nhằm phân tích các cơ sở liên tưởng tạo nên hình thức câu đố. Ngoài hai cơ sở liên tưởng dựa trên nguyên lý tư duy là tư duy chính xác và tư duy hình tượng của con người, còn có thêm cơ sở liên tưởng ngôn ngữ mà cơ sở liên tưởng này lại thuộc phạm trù ngôn ngữ gắn với hình thức sự dụng ngôn ngữ của cộng đồng và đó là hình thức phương ngữ Nam Bộ.

Xem chi tiết

Lịch sự giao tiếp trong dân ca quan họ

Bài viết tập trung miêu tả các phương thức thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp qua các làn điệu dân ca quan họ. Nhìn chung, có thể nhận thấy rằng lịch sự chiến lược (mang tính chất cá thể hóa gắn liền với tình huống giao tiếp) trong dân ca quan họ luôn chịu ảnh hưởng của phông văn hóa vùng đất kinh Bắc. Chính vì thế; quan niệm, hành động của cá nhân cũng là những chuẩn mực ứng xử chung của cộng đồng. Điều này có thể lý giải bởi dân ca quan họ là những sáng tác tập thể có tính diễn xướng của quần chúng nhân dân.

Xem chi tiết

Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian

…Đôi khi ý nghĩa của tranh đơn giản, chỉ là con lợn, con gà biểu tượng cho sự sung túc trong đời sống nhà nông, nhưng phần nhiều các tranh dân gian mang nhiều ý nghĩa sâu sắc thể hiện sự liên tưởng so sánh qua nhiều tầng nấc, như các từ đồng âm của các sự vật khác nhau, lời cầu chúc giàu ý nghĩa qua các chữ chua nghĩa trong tranh… Đó là minh chứng cho thấy người Việt xưa có kiến thức phong phú và tâm hồn giàu cảm xúc.

Xem chi tiết

Âm nhạc dân gian “Cò ke Ôống kháo” trong đời sống cộng đồng làng Mường

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đứng trước nguy cơ bị quên lãng và mất đi, nhưng “Cò ke ôống kháo” – một loại hình âm nhạc dân gian của người Mường vẫn tồn tại một cách bền bỉ trong đời sống cộng đồng làng Mường. Tìm hiểu những thực hành âm nhạc “Cò ke ôống kháo” cũng như vai trò, ý nghĩa của “Cò ke ôống kháo” trong sinh hoạt tín ngưỡng và sinh hoạt đời thường của người Mường…

Xem chi tiết

Các trường phái kịch phương Tây và sự ảnh hưởng đến Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975

Trong thế kỷ XX, ở phương Tây có nhiều trường phái kịch. Bên cạnh trường phái kịch cổ điển Pháp còn có kịch hiện sinh – phi lý, kịch tự sự biện chứng, chính kịch xã hội chủ nghĩa và hệ thống sân khấu Stanislavski… Các trường phái này đều có ảnh hưởng đến kịch nói Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, bao gồm cả hoạt động sáng tác của nhà soạn kịch và diễn xuất của diễn viên.

Xem chi tiết

Bản giao hưởng số 9 kiệt tác của Beethoven

Trong số những kiệt tác của Beethoven phải kể đến các tác phẩm cho piano, các bản sonata Für Elise, Pathétique, Moonlight và 9 bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng, Giao hưởng số 5 Đô thứ, Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ, lần đầu tiên đưa hợp xướng vào chương kết.

Xem chi tiết

Văn hoá giao tiếp của người Việt ở Nam Bộ qua Tân cổ giao duyên

Tân cổ giao duyên là hình thức diễn xướng phối hợp giữa tân nhạc và vọng cổ, do một nam và một nữ trình bày với nội dung xoay quanh tình cảm lứa đôi. Các đặc trưng văn hoá giao tiếp của người Việt ở Nam Bộ qua thể loại tân cổ giao duyên là tính bộc trực, chất phác, bình đẳng, trọng nữ, thoáng mở.

Xem chi tiết

Âm nhạc cung đình Huế – Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại

Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình được biểu diễn vào các dịp lễ hội quan trọng trong năm của các triều đại nhà Nguyễn. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 7 tháng 11 năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia, đến thời nhà Nguyễn, Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất.

Xem chi tiết

Nghệ thuật âm nhạc truyền thống tại Quảng Nam – Đà Nẵng

…Trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị của những loại hình âm nhạc truyền thống này là vấn đề cấp thiết đặt ra không chỉ cho ngành văn hóa mà còn cho cả xã hội. Bài viết này sẽ tập trung làm rõ lịch sử, bản sắc và giá trị của nghệ thuật âm nhạc truyền thống Quảng Nam – Đà Nẵng; đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của nghệ thuật âm nhạc truyền thống tại đây.

Xem chi tiết

Lễ tế Tổ ca Huế ở đền cổ nhạc

Đi tìm giá trị của Ca Huế, tác giả dẫn người đọc tiếp cận với ngôi đền thờ Tổ của dòng ca này. Đền nằm trên biệt phủ của Dục Đức đường xưa, ở chính đường đề ba chữ “Cổ Nhạc từ” (đền Cổ nhạc). Đền thờ trang nghiêm với các đồ thờ theo lối truyền thống. Cổ Nhạc từ là trung tâm hội tụ và duy trì một dòng cổ nhạc ở Huế, nơi để các thế hệ nối tiếp luôn hướng tâm tới các vị tiền bối qua Lễ tế Tổ.

Xem chi tiết

Ca Huế, một thể loại âm nhạc cổ truyền độc đáo

Có một thể loại âm nhạc cổ truyền gắn liền với tổng thể văn hóa Huế, nơi một thời là kinh đô phồn thịnh của Việt Nam, đó là ca Huế, một trong ba thể loại âm nhạc thính phòng tiêu biểu của Việt Nam, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.

Xem chi tiết

Hát đúm của người Thổ ở Việt Nam

 Hát đúm là sinh hoạt văn hóa gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng của các cư dân làm nông nghiệp. Ở người Thổ hát đúm tuy có những hình thức khác nhau (như hát em ôi, hát trống chiêng, hát ghẹo,…) nhưng vẫn chung bản chất là một hình thức giao duyên nam nữ. Bài viết giới thiệu hát đúm của người Thổ ở Việt Nam.

Xem chi tiết

Giọng điệu nghệ thuật trong thể loại ngâm khúc

Giọng điệu là một trong những hình thức nghệ thuật làm nên giá trị đặc trưng của thể loại ngâm khúc. Bước vào từng khúc ngâm, không khó để nhận ra giọng buồn thương, ai oán là giọngđiệu chủ đạo của thể loại. Song hành với giọng điệu đó còn là giọng suy tư triết lí, khi thể loại này không chỉ viết về nỗi buồn cá nhân mà còn gửi gắm những suy ngẫm về cuộc đời và thế thái nhân tình…

Xem chi tiết

Biến đổi trong trang phục của người Cơ Tu

Việc bảo tồn và gìn giữ những nét truyền thống độc đáo của trang phục thổ cẩm Cơ Tu trong xu hướng biến đổi hiện nay là một trong những việc làm hết sức cần thiết, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa vật chất và tinh thần của người Cơ Tu nói riêng và Việt Nam nói chung. Đặc biệt, việc định hướng cho xu hướng biến đổi trang phục và nghề dệt thổ cẩm sẽ mở ra nhiều cơ hội tạo cuộc sống ổn định cho đồng bào Cơ Tu trong giai đoạn hiện nay…

Xem chi tiết