Từ những bức ký hoạ đầu thế kỷ 20 đến những ngày Tết và những Lễ hội cổ truyền

Văn thơ nói về Việt Nam có khá nhiều, nhất là từ khi có mặt của người Pháp và sự ra đời của chữ Quốc Ngữ – các đề tài viết về Việt Nam lại càng đa dạng, phong phú hơn. Nhưng các đề tài ấy lại rất hiếm hoi dưới ngòi bút của các hoạ sĩ. Có lẽ vì thế mà Henri Oger đã chọn chỗ đứng của mình khi ghi lại xã hội Việt Nam bằng hàng ngàn bức ký hoạ khắc gỗ độc đáo. Dù chỉ đặt tên cho công trình của mình trong một phạm vi hẹp là “Kỹ thuật người An Nam” (1) nhưng thực tế Henri Oger đã thực hiện một thiên phóng sự bằng hình minh hoạ đầu tiên và đồ sộ về miền Trung Du Bắc Bộ Việt Nam, nhất là về Hà Nội trong những năm 1908 – 1909.

Xem chi tiết

Ý nghĩa chữ Tết

Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa với nền văn minh lúa nước vốn có những ngày Lễ Tết truyền thống, những ngày Lễ hội dân gian đầy ý nghĩa và vui tươi. Từ Tết cơm mới cuối vụ mùa, cho đến Lễ Tết đi săn, Lễ Tết ra xuân vào hè như Tết mưa giông, Tết Đoan ngọ… Đó là cả cuộc hành trình lễ hội kéo dài. Đặc biệt để tiễn mùa Đông, tổ tiên Việt Nam đã ăn Tết Cả, tức là Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó còn có Tết Thượng nguyên, Tết Trung nguyên, (rằm tháng bảy) của Phật Giáo và Tết Trung thu (rằm tháng tám) của trẻ em…

Xem chi tiết

Thử đi tìm Lịch sử lưu truyền BÙA CHÚ THẦN THÔNG

Kinh nghiệm của lịch sử cho thấy, không phải lúc nào lịch sử phát triển của con người cũng luôn theo con đường ‘chánh đạo’. Những nhà nghiên cứu lịch sử của tôn giáo càng thấy rõ khuynh hướng ‘tà đạo’ luôn ẩn nấp để thừa cơ xuất hiện phá phách, để tiêu diệt hay ít ra cũng làm cho biến tướng.

Xem chi tiết

Câu đối đỏ – Một loại hình văn học phương Đông

Câu đối vốn là một loại hình văn học phương Đông, một tác phẩm nghệ thuật trau chuốt, cô đọng, có khi  rất thâm thuý”. Những câu đối quen thuộc nói lên phong vị đặc biệt của những ngày Tết Việt Nam. Nó đã trở thành một phong tục chơi câu đối và được các cụ gọi là “xuân liễn”

Xem chi tiết

Mâm ngũ quả

Chúng ta đã hình dung phần nào trên bàn thờ có những gì. Nhưng đây cũng chỉ là những vật bằng sắt, bằng đồng, bằng gỗ… do những thợ khéo tay làm nên, thực chất ta thấy những vật gì trưng bày đều có sự hiện diện của thiên nhiên và được bàn tay con người sắp xếp. H. Oger cho ta bức ký hoạ về ba mâm ngũ quả mà ta sẽ xem sau này. Vậy mâm ngũ quả có ý nghĩa như thế nào trong những ngày hội lớn?

Xem chi tiết

Vương quốc triều Nguyễn mà lại còn cần đến một lời “cam kết cho đi” (Phần 3)

… Nhiều nhà tư bản phương Tây đã từng lập quỹ từ thiện giúp đỡ cho nhiều người khốn khổ trên thế giới. Quỹ tài trợ cho các công trình nghiên cứu đời sống vạn vật trong không gian đã bị loài người chiếm đoạt, hay ít ra cũng tàn phá như cuộc chơi đi tìm thú vui ngoại dị (goȗt exotique) càng lúc càng nâng cao cấp độ. Tuy thế, trong không gian địa văn hóa nhỏ hẹp của xứ sở An Nam Việt Nam là nguồn máu thịt đã cung cấp cho cỗ máy chiến tranh. Có lúc xứ sở này đã dốc cạn “hũ gạo” nhỏ nhoi trong gia đình nghèo khó để nấu nồi cơm tương thân, tương ái…

Xem chi tiết

Vương quốc triều Nguyễn với hiệu ứng “Cho đi” (Phần 2)

Hội chứng rung lắc đang lay động xã hội Việt Nam trong không gian nghìn năm văn vật. Tất cả vì một chủng loại “chúng sinh” nhỏ nhít mà Thái tử Tất Đạt Đa đã trông thấy lúc nhúc trong một bát nước. Như chiếc hộp Pandora – lấy ra từ nguồn sử thi lãng mạn của phương Tây khi mở nắp đã trông không khác với chiếc máy A-T-M gạo bật nút, hay “ngôi chợ không đồng” mở cửa để “cho đi”. Hiệu ứng “cho đi” đã từng vận động thế giới giàu có bớt đi một phần gia sản của mình để bù đắp cho nỗi đau nhân loại.

Xem chi tiết

Vương quốc triều Nguyễn còn trên cả “lời cam kết cho đi” (Phần 1)

Gần hai năm qua, nạn dịch đã hoành hành trong cộng đồng nhân loại. Nhiều gia đình đã mất đi người nhà, nhiều dòng họ đã khuất bóng người thân, nhiều con cháu đã mất bố mẹ… Tất cả như ngọn đèn vụt tắt trong đêm tăm tối, nhiều cảnh tượng trông không khác những hình ảnh của nhóm thợ mỏ bị sập hầm… Xã hội như đang sống trong cơn rung lắc tưởng chừng như trời đất đã bị đứt gãy làm đôi – hay ít ra cũng bị xé toạc. ..

Xem chi tiết

Bộ Số Bốn: BỘ SƯU TẬP BÌA BÁO XUÂN NAM KỲ (từ Gia Định Báo Số 2 /1866 đến Thiếu Nhi 1975)

Bộ số bốn mang tên BỘ SƯU TẬP BÌA BÁO XUÂN NAM KỲ – từ Gia Định Báo Số 2 /1866 đến Thiếu Nhi 1975. Bộ Sách được trình bày và in ấn màu hiện đại với khổ giấy A3, phủ nhũ vàng các cạnh trang sách.

Xem chi tiết

Bộ Số Ba: BỘ SƯU TẬP BÌA BÁO TẾT BẮC KỲ, TRUNG KỲ (từ Nam Phong – Bắc kỳ 1918 đến Liên Hoa – Trung kỳ 1964)

Bộ Số Ba mang tên BỘ SƯU TẬP BÌA BÁO TẾT BẮC KỲ, TRUNG KỲ – từ Nam Phong – Bắc kỳ 1918 đến Liên Hoa – Trung kỳ  1964. Bộ Sách được trình bày và in ấn màu hiện đại với khổ giấy A3, phủ nhũ vàng các cạnh trang sách. 

Xem chi tiết

Bảng vàng bia đá “TIÊN HỌC LỄ – HẬU HỌC VĂN” như đang đứng trước vành móng ngựa (Qua cuộc trò chuyện cuối năm)

Chúng tôi là một bộ phận nhỏ nhà báo, nhà viết phơi-dờ-tông (feuilleton) – từng là sinh viên năm xưa của Thầy – đã đến viếng Viện nghiên cứu Việt Nam học  –  nơi Thầy giữ chức Viện trưởng thì vừa kịp đi vào thời gian giãn cách theo chỉ thị 5K. Chúng tôi thăm hỏi về đề tài: “Tiên học lễ – Hậu học văn”.

Xem chi tiết

Bốn Bộ Sách Tết – Bộ Số Hai: TẾT CẢ VIỆT NAM – TẾT NGUYÊN ĐÁN – Phiên bản tiếng Anh: VIETNAMESE’S GRAND FESTIVAL TẾT – Lunar New Year Festival

VIỆN NGHIÊN CỨU VIỆT NAM HỌC trân trọng giới thiệu Bộ Số Hai trong  Bốn Bộ Sách Tết. Bộ Số Hai mang tên VIETNAMESE’S GRAND FESTIVAL TẾT – Lunar New Year Festival. Bộ Sách được trình bày và in ấn màu hiện đại với khổ giấy A3, phủ nhũ vàng các cạnh trang sách.

Xem chi tiết

Bộ số 1 – Tết Cả Việt Nam (Tết Nguyên Đán)

Phó Giáo sư Tiến sĩ Sử học Nguyễn Mạnh Hùng là người đã góp phần khởi đầu xây dựng hệ thống Tư thục Việt Nam từ năm 1986 tại Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn). Đây là một việc làm khá mới mẻ trong hoàn cảnh Việt Nam lúc ấy. Tuy nhiên, nhờ vào bản tính khiêm tốn, giản dị, lễ độ, và biết phục thiện, cũng như biết ứng xử chuẩn mực nên ông đã vượt qua được nhiều khó khăn trong quá khứ mà còn cả hiện tại để góp công sức của mình không chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như sử học, văn học, ngôn ngữ học, giáo dục học, võ thuật học, mỹ thuật học…

Xem chi tiết

Xin tri ân Quý Ân nhân ẩn danh đã tài trợ cho tôi được ấn hành Bộ sách Tết nhũ vàng này

Xin cảm ân Quý Ân nhân, Quý Cô Chú, Quý Bạn Bè Anh Em trong nước, ngoài nước – đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình từ sau ngày Ba mươi Tháng tư Năm bảy mươi lăm. Từ đó, tôi được học tập, nâng cao nhận thức theo tư duy duy vật biện chứng pháp để có được chỗ đứng trong xã hội…

Xem chi tiết

GIỚI THIỆU NGƯỜI VIỆN TRƯỞNG Viện nghiên cứu Việt Nam học

PGS TS Nguyễn Mạnh Hùng, trước đây là sinh viên Đại học Văn Khoa, Luật Khoa Sài Gòn từ những năm 1963 – 1968. Từ năm 1969 -1975 – suốt thời gian 7 năm – Thầy đã tự giam hãm mình trong ngôi nhà nhỏ hẹp để biên soạn nên một số sách giáo khoa về ngôn ngữ văn hóa Nhật Bản, về chữ Hán trong tiếng Nhật, về loại hình dịch thuật sách văn học cổ điển Nhật…

Xem chi tiết

Đại học ghi danh – Lò rèn tri thức

Tên gọi “Đại học ghi danh” mộc mạc và tự nhiên như “tờ giấy khai sinh cấp phát cho trẻ mới chào đời” thì nay cấp phát “tờ giấy nhập học cho người học trò đủ năng lực để tự ghi danh vào một Đại học nào đó để trau dồi kiến thức. Những người học này bất kể lập trường chính trị, tôn giáo, tuổi tác, địa vị xã hội, bất kể người học đã thụ án tù, không cần hộ khẩu tại Thành phố hoặc tạm trú tạm vắng v.v…

Xem chi tiết