CHUYỂN ĐỔI SỐ – Xu hướng tất yếu để PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

Chuyển đổi số trong Giáo dục là vấn đề tất yếu trong Thời đại ngày nay. Vấn đề này đã được Chính phủ Việt Nam khẳng định bởi việc Thủ Tướng chính phủ đã ra Quyết định số: 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vào ngày 3/6/2020.

Xem chi tiết

GIÁO KHOA HÁN VĂN trong Thời kỳ Cải lương giáo dục tại Việt Nam và Đông Dương (1906-1919)

… Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian này, các sách giáo khoa chữ Hán ở ba cấp học được chia thành năm phạm trù chính là Hán văn cơ bản, Hán văn kinh truyện, Hán văn Bắc sử, Hán văn quốc sửvà Hán văn bản quốc địa dư. Nội dung của Hán văn cơ bản và Hán văn kinh truyện đã được giản lược để trở nên dễ hiểu, dễ học hơn. Hán văn Bắc sử và Hán văn quốc sử được đổi mới về phương thức biên soạn không chỉ dùng cách thức truyền thống mà còn sử dụng văn vần, phương pháp phân kỳ để truyền tải đến học sinh kiến thức về lịch sử, văn hóa và triết học của Trung Quốc và Việt Nam.

Xem chi tiết

Quá trình TỰ CHỦ ĐẠI HỌC về Nhân lực của một số Quốc gia trên Thế giới và những Gợi ý cho Giáo dục đại học Việt Nam

Bài viết nghiên cứu về quá trình thực hiện tự chủ vềnhân lực của một số trường đại học ở các quốc gia trên thế giới như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore,… Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia đã áp dụng thành công tự chủ đại học về nhân lực, bài viết đã đưa ra một số giải pháp để thực hiện tự chủ đại học về nhân lực trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.

Xem chi tiết

Sách giáo khoa do người Việt viết – khoảng trống cần tô đậm trong lịch sử giáo dục thời phong kiến

Sách giáo khoa do người Việt viết là một bộ phận làm nên sắc thái của nền giáo dục phong kiến Việt Nam, có thể gợi mở hướng nghiên cứu những giá trị lịch sử của kho tàng sách giáo khoa thời phong kiến. Sử dụng phương pháp lịch sử, bài viết này thu thập, hệ thống hoá các thể loại sách giáo khoa do người Việt viết để sử dụng trong dạy và học thời phong kiến. Kết quả cho thấy, các bậc danh Nho, khi làm quan hay dạy học đã viết ra khá nhiều sách giáo khoa theo các thể loại sách luân lý, sách diễn giảng kinh truyện, sách khoa học thường thức, sách tập làm văn, ngôn ngữ, truyện ký…

Xem chi tiết

Nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC trong Bối cảnh mới

 Bài viết trình bày một số kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục trong giai đoạn vừa qua, từ đó rút ra một số bài học trong bối cảnh mới. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phương pháp chuyên gia. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản được tác giả đặt ra trong bài viết như vấn đề tác động của môi trường xã hội đến con người, triển khai mục tiêu chiến lược quốc gia về giáo dục, lí giải các mô hình giáo dục mới và vai trò của người giáo viên. Từ đó, bài viết đưa ra một số nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cụ thể về lý luận và thực tiễn nhằm thực hiện những vấn đề nghiên cứu trên, góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Xem chi tiết

CHUYỂN ĐỔI SỐ với Giáo dục phổ thông Thành phố Hà Nội

Nhận biết sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề, ngành Giáo dục Thủ đô đã xác định chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục được xem là giải pháp lâu dài mang tính chiến lược, gắn với những cải cách mạnh mẽ, triệt để trong giảng dạy, học tập và quản lý. Với nhận định trên, công tác chuyển đổi số của Ngành đã đạt được những thành công đáng kể như: Phát triển kho học liệu mở; tạo ra môi trường làm việc và tương tác trực tuyến cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên và người học;…

Xem chi tiết

Chọn lựa và sử dụng HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ phù hợp với Giáo dục Đại học

… bài viết đi vào trả lời câu hỏi trên nhằm giúp các nhà giáo dục đại học có cái nhìn khái quát hơn về đánh giá học tập; từ đó chọn lựa và vận dụng những hình thức đánh giá học tập phù hợp với môi trường giáo dục của mình. Đồng thời, bài viết cũng tiến hành đề xuất một số hình thức đánh giá phù hợp với môi trường giáo dục đại học hiện nay, giúp các nhà giáo dục lựa chọn và sửdụng sao cho phù hợp với đặc trưng và nguyên tắc đánh giá người học trong môi trường giáo dục hiện nay.

Xem chi tiết

Phát triển HỆ SINH THÁI GIÁO DỤC XANH – Con đường để Wageningen Ur trở thành Đại học thông minh nhất HÀ LAN

Wageningen là một trường đại học theo định hướng nghiên cứu ở Hà Lan. Qua gần 10 năm đổi mới (2014-2023), Wageningen đã đặt chiến lược và kiên trì phát triển hệ sinh thái giáo dục xanh thông minh, trong đó các tiêu chí phát triển bền vững kết hợp với công nghệ hiện đại trở thành xương sống của mọi hoạt động, từ đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản trị đại học, hợp tác quốc tế và sáng tạo khởi nghiệp…

Xem chi tiết

TIẾP CẬN HIỆN ĐẠI trong Phát triển Chương trình GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

… Kết quả nghiên cứu cho thấy, tiếp cận dựa trên năng lực người học là phù hợp trong phát triển chương trình đáp ứng được yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết cũng trình bày một số đặc trưng cụ thể của tiếp cận hiện đại trong phát triển chương trình, từ đó đưa ra một số định hướng cho các cơ sở giáo dục đại học trong việc xây dựng, rà soát, chỉnh sửa và cập nhật chương trình đào tạo.

Xem chi tiết

Hướng dẫn PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG THUYẾT MINH Nhiệm vụ Nghiên cứu khoa học-Công nghệ cấp Bộ

Việc quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gồm 2 cấp: Cấp Bộ và cấp cơ sở, từ 2 nguồn vốn: Vốn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của Bộ và không sử dụng ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ là những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch cần giải quyết cả về mặt lý luận và thực tiễn, được thực hiện dưới các hình thức: Chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ.

Xem chi tiết

Hoạt động trải nghiệm ở Trường Trung học cơ sở – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn với môn Giáo dục công dân

Hoạt động trải nghiệm là môn học trong dự thảo các chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, bậc Tiểu học được gọi là Hoạt động trải nghiệm; ở THCS và THPT được gọi là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, học sinh sẽ phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả.

Xem chi tiết

Từ tư tưởng “khai dân trí” của Phan Châu Trinh suy nghĩ về đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay

Dưới góc độ giáo dục, có thể nói rằng phong trào Duy Tân là một cuộc cách mạng giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỉ XX theo hướng khoa học và hiện đại. Tư tưởng về phát triển giáo dục, “khai dân trí” thông qua con đường thực dạy, thực học, thực nghiệp của Phan Châu Trinh (1872 – 1926) – người đứng đầu phong trào Duy Tân, cho đến nay vẫn còn giá trị và có ý nghĩa đối với giáo dục Việt Nam.

Xem chi tiết

Giáo dục sớm – Cuộc cách mạng mềm trong giáo dục

Giáo dục sớm là một bước đột phá, là cuộc cách mạng mềm trong khoa học giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới. Giáo dục sớm tác động, dẫn dắt, bồi dưỡng phát triển tiềm năng thể lực, trí tuệ và nhân cách tốt đẹp của trẻ trong những năm đầu đời. Đây là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của một con người, là nền tảng cho sự phát triển cả thể chất, tinh thần, nhận thức và văn hóa trong tương lai của cả cuộc đời. Với sứ mệnh như vậy, mục tiêu của giáo dục sớm không phải để nhồi nhét tri thức mà kích hoạt, khai phá các tiềm năng của trẻ, tạo điều kiện cho hai bán cầu đại não phát triển tối đa góp phần phát triển toàn diện cả thể chất và nhân cách cho trẻ.

Xem chi tiết

Cải cách giáo dục của Pháp tại Việt Nam và Hà Lan ở Indonesia thời thuộc địa: Những điểm tương đồng

Giáo dục được coi là một công cụ quan trọng trong chính sách cai trị và bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp tại Việt Nam và Hà Lan ở Indonesia. Để có thể thiết lập sự độc quyền thương mại và duy trì địa vị chính trị ở các thuộc địa, cả người Pháp và Hà Lan đều coi giáo dục là một phương cách để kiểm soát xã hội thông qua việc cung cấp một chương trình giáo dục và văn hóa phương Tây vào Việt Nam và Indonesia nhằm biến đổi thế giới quan của người bản địa. Từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nhu cầu cấp thiết về các lợi ích tại thuộc địa khiến chính quyền Pháp và Hà Lan phải có những điều chỉnh thông qua những chính sách riêng để nâng cao trình độ và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trong bộ máy chính quyền thuộc địa.

Xem chi tiết

Hệ thống giáo dục Pháp-Việt ở Khánh Hòa (1887-1954)

Từ năm 1653 đến năm 1887, giáo dục ở Khánh Hòa vẫn là nền giáo dục phong kiến và không có nhiều thành tựu. Sau năm 1887, khi người Pháp tiến hành chính sách giáo dục mới, bức tranh giáo dục ở Khánh Hòa đã có những khởi sắc. Bên cạnh hệ thống trường học các cấp bậc, Khánh Hòa có sự tồn tại của các trường thực nghiệp, cơ sở giáo dục tôn giáo và các viện nghiên cứu. Do những điều kiện đặc thù nên hệ thống giáo dục Pháp-Việt ở Khánh Hòa chỉ phát triển tương đối. Dù vậy, sự xuất hiện của hệ thống giáo dục Pháp-Việt trên địa bàn Khánh Hòa đã có những tác động đa chiều trên nhiều phương diện.

Xem chi tiết

Trường tiểu học Pháp-Việt ở Trung kỳ đầu thế kỉ XX[1]

 Để góp phần làm sáng tỏ thực trạng của giáo dục ở Trung Kỳ, nhất là giáo dục ở bậc tiểu học thời kỳ đầu thế kỉ XX, dựa trên các tài liệu của chính quyền Pháp bao gồm các nghị định, báo cáo niên giám, tài liệu thống kê của chính quyền Pháp trong đó có Nha Học chính Trung Kỳ, bài viết tập trung trình bày các chính sách giáo dục của chính quyền thuộc địa Pháp và triều Nguyễn trong thời kỳ cải cách giáo dục lần thứ nhất từ năm 1906, đồng thời phục dựng lại trên những nét lớn hệ thống giáo dục tiểu học Tiểu học Pháp-Việt (Ecole primaire franco-indigène) ở Trung Kỳ đầu thế kỉ XX,…

Xem chi tiết

Giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam thời Pháp thuộc

Thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân đã áp dụng một số chính sách về giáo dục cho các tỉnh miền núi nhằm phục vụ công cuộc cai trị và khai thác thuộc địa. Tại các tỉnh miền núi Bắc Kỳ, giáo dục đã thay đổi và tác động phần nào tới kinh tế, xã hội song cũng tồn tại nhiều hạn chế. Bài viết đề cập đến thực trạng giáo dục ở một số tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam dưới sự cai trị của thực dân Pháp. Từ đó đánh giá về nền giáo dục của khu vực này cách đây một thế kỉ.

Xem chi tiết

Giáo dục Pháp-Việt ở Bắc Trung kỳ 30 năm đầu thế kỉ XX

Để phục vụ có hiệu quả cho công cuộc xâm lược, cai trị Việt Nam, chính quyền Pháp đã nhanh chóng phát triển một chế độ giáo dục hoàn toàn mới cho người bản xứ: Giáo dục Pháp – Việt. Chính quyền thuộc địa đã du nhập những nội dung, chương trình, phương pháp dạy học theo kiểu phương Tây vào hệ thống giáo dục Pháp – Việt. Tuy nhiên, những yếu tố “bản địa” đã chi phối và ảnh hưởng nhất định đến chính sách giáo dục của Pháp. Bởi trường học Pháp – Việt được hình thành trong chính sách thực dân, đồng thời được xem xét trong thái độ tiếp nhận của người dân Việt Nam ở ba kỳ. Bài viết tập trung nghiên cứu những điểm cơ bản của giáo dục Pháp – Việt ở Bắc Trung Kỳ 30 năm đầu thế kỷ XX..

Xem chi tiết

Giáo dục Pháp-Việt đầu thế kỉ XX và những nhân vật nữ tiêu biểu thời Tây học

Phụ nữ – một nửa của thế giới loài người, luôn đóng vai trò nhất định trong xã hội. Song, trong xã hội phong kiến họ không được đến trường học. Đến thời Pháp thuộc, trường dành cho nữ sinh được mở, phụ nữ mới được cắp sách đi học và được tự do thực hiện ước mơ của mình qua con đường học vấn. Thông qua hành lang văn hóa Pháp, nền giáo dục phương Tây mà cụ thể là giáo dục Pháp đã thâm nhập vào nước ta. Buổi đầu nền giáo dục này gặp nhiều trở ngại, khó khăn, phải qua hai lần cải cách, lần thứ nhất năm 1906, lần thứ hai 1917 thì nền giáo dục Pháp-Việt mới ổn định và phát triển…

Xem chi tiết

Giáo dục Nho học thời Trần (thế kỉ XIII – thế kỉ XIV)

Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phân tích, đối chiếu sử liệu từ nguồn thư tịch cổ của Việt Nam để làm rõ những nội dung về giáo dục Nho học thời Trần. Kết quả nghiên cứu mang tới những nhận thức mới về giáo dục Nho học, về mối quan hệ song hành giữa sự phát triển của Nho giáo và giáo dục Nho học ở Việt Nam thế kỉ XIII-XIV cũng như những nỗ lực của vương triều Trần trong quá trình xây dựng và củng cố thể chế chính trị quân chủ tập trung thống nhất.

Xem chi tiết