Tư tưởng làng xã ở Việt Nam

Bài viết phân tích khái niệm tư tưởng làng xã, mối liên hệ giữa tư tưởng làng xã với văn hóa làng xã, tư tưởng làng xã với tư tưởng quan phương, tính chất và nội dung của tư tưởng làng xã…. Theo tác giả, tư tưởng làng xã có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ, có những đặc thù riêng. Tư tưởng làng xã đã và đang tồn tại lâu dài trong cư dân nông nghiệp, có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển của nông thôn Việt Nam.

Xem chi tiết

Làng truyền thống của người Ba Na Rơ Ngao ở Kon Tum

…qua khảo sát thực tế và phỏng vấn sâu người dân Ba Na Rơ Ngao, cùng với những người có chức sắc, bài viết phân tích các đặc điểm về làng truyền thống của người Ba Na Rơ Ngao ở Kon Tum. Qua đó thấy được vị trí, chức năng của làng gắn bó mật thiết với đời sống của người Rơ Ngao ở Kon Tum nói riêng, các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên nói chung.

Xem chi tiết

Việc thu thuế trong làng xã qua tư liệu hương ước cải lương tỉnh Thái Nguyên

Nghiên cứu này nhằm tái hiện hoạt động thu thuế thường kỳ của xã hội nông thôn trước năm 1945 thông qua nguồn tư liệu địa phương. Từ đó, rút ra một số đặc điểm của vấn đề nghiên cứu trong giai đoạn lịch sử cụ thể. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở xử lý các dữ liệu từ hương ước ra đời vào nửa đầu thế kỷ XX (hương ước cải lương). Việc tái hiện cho thấy nhiều nét đặc sắc trong việc thu thuế của các làng xã truyền thống dưới sự cai trị của chính quyền thuộc địa, phản ánh mối quan hệ giữa chính quyền và làng xã, cũng như bản chất của chính quyền cai trị thời cận đại.

Xem chi tiết

Nền hành chính thuộc địa pháp và làng xã Việt Nam

Đối với Việt Nam, sự thành lập liên bang Đông Dương có nghĩa là sự thống nhất lãnh thổ quốc gia bị phá vỡ, trong khi tổ chức hành chính của vua Việt Nam “được bảo hộ” bị hợp vào một hệ thống rất tập trưng chỉ phụ thuộc thẩm quyền của các đại diện của nước Pháp, là những người thế chân nhà vua một bên và quan lại của nhà vua một bên để thi hành quyền bính. Dưới một chế độ bảo hộ như thế, sự phân biệt giữa sự cai trị trực tiếp và sự cai trị gián tiếp chỉ có tính cách pháp lý hơn là thực tế…

Xem chi tiết

Tính tự trị của làng xã Việt Nam qua hương ước

Làng xã từ xa xưa vốn là nơi tụ cư của người nông dân Việt Nam. Trong những buổi đầu hình thành, khi sự can thiệp của nhà nước phong kiến còn hạn chế, tính tự quản và tự trị của làng xã luôn được đề cao. Cùng với sự phát triển của làng xã Việt Nam và sự can thiệp ngày càng ráo riết của nhà nước phong kiến đối với làng xã, từ lệ làng bất thành văn đến thành văn, hương ước ra đời. Hương ước quy định hầu hết các mặt hoạt động của làng xã người Việt Nam như: cách thức tổ chức hoạt động của các thiết chế tổ chức xã hội trong làng xã; các hoạt động xã hội…

Xem chi tiết

Luật nước và hương ước lệ làng trong đời sống pháp lý của các cộng đồng làng xã Việt Nam

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của văn hoá pháp lý Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử đều dễ dàng nhận thấy là bên cạnh luật nước, luật làng luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở các làng xã Việt Nam. Luật nước và lệ làng (hương ước) dường như luôn là những hành trang pháp lý cho sự tồn tại, phát triển của các thế hệ người Việt Nam trụ vững và phát triển trong mọi thăng trầm của lịch sử…

Xem chi tiết

Mấy suy nghĩ về nghiên cứu làng xã tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học

Nghiên cứu về làng xã ở Việt Nam từ trước đến nay, chủ yếu tiếp cận dựa trên các khoa học chuyên ngành, như: lịch sử, văn hóa học, dân tộc học, xã hội học, luật học, kinh tế học… Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của khoa học xã hội và nhân văn đã xuất hiện nhiều lý thuyết, nhiều phương pháp tiếp cận mới, trong đó có tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học…

Xem chi tiết

Phong tục Hương ẩm qua tư liệu Hương ước thế kỉ XVIII-XIX

Phong tục hương ẩm là một phong tục quan trọng trong văn hóa Việt Nam, phản ánh đời sống văn hóa làng xã Việt Nam suốt nhiều thế kỉ. Bài viết này giới thiệu phong tục hương ẩm và những nội dung phong tục hương ẩm được ghi chép trong các văn bản hương ước của Việt Nam vào thế kỉ XVIII-XIX, từ đó phân tích những giá trị và cơ chế đặc thù giúp phong tục này tồn tại lâu dài trong cộng đồng văn hóa Việt Nam.

Xem chi tiết

Quá trình thành lập làng xã ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị dưới triều Nguyễn (1802-1885)

 Công cuộc khẩn hoang thành lập làng xã là một trong những vấn đề rất được nhiều nhà nghiên cứu, quản lý và các làng xã quan tâm. Bài viết này xin đề cập đến sự thành lập một số làng xã ở huyện Hải Lăng dưới triều Nguyễn (1802-1885). Qua đó, rút ra một số đặc điểm về quá trình thành lập làng xã trong thời kỳ này.

Xem chi tiết

Thử lí giải về địa danh Làng Sình (Thừa Thiên – Huế)

Xứ Huế vốn là một vùng đất có bản sắc độc đáo với những dấu tích về sự giao thoa văn hoá giữa các nhóm dân cư nói những ngôn ngữ khác nhau. Trong đó, có thể có không ít địa danh ở xứ Huế là dấu vết của quá trình giao lưu tiếp xúc giữa người Việt và người Chăm trong lịch sử. Bài viết nêu ra giả thuyết về nguồn gốc của địa danh làng Sình (xã Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) và thử lí giải địa danh này với tư cách là một bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của cư dân Chăm đối với vùng văn hoá Huế.

Xem chi tiết

Chính sách quản trị làng xã Trung Kỳ thời Pháp thuộc

Bài viết trình bày khái quát về quy mô làng xã Trung Kỳ thời kỳ Pháp thuộc và đi sâu tìm hiểu công cuộc cải cách quản lý làng xã thông qua các đạo dụ năm 1923, 1935, 1942. Chính quyền Pháp và Nam Triều chủ trương củng cố bộ máy quản lý gồm hương hội (lý dịch và ngũ hương) và hội đồng kỳ mục, trong đó hội đồng kỳ mục vẫn giữ vai trò quan trọng trong làng xã, theo như truyền thống.

Xem chi tiết

XÓM ở LÀNG QUÊ BẮC BỘ qua các thời kỳ lịch sử

Xóm là một “phân thể” của làng, gắn chặt với sự tồn tại của làng, sản phẩm riêng có của nông thôn Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, xóm có những thay đổi về chức năng để thích ứng với yêu cầu của giai đoạn đó. Trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới và hội nhập quốc tế cũng đang đặt ra cho việc xác định những chức năng mới của xóm, để xóm mãi là bộ phận không thể tách rời của nông thôn Việt Nam

Xem chi tiết

Thách thức đối với sự phát triển làng xã Việt Nam hiện nay

Trong lịch sử Việt Nam, làng xã đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của đất nước. Việt Nam là một nước nông nghiệp, làng xã là xã hội thu nhỏ của đất nước. Làng xã chứa đựng nhiều tinh hoa của đất nước và con người Việt Nam.

Xem chi tiết

Đặc điểm văn bản và nội dung tục lệ làng xã cổ truyền

Mỗi làng xã cổ truyền Việt Nam đều có phong tục tập quán riêng biệt, định hình thành tục lệ làng xã. Hầu hết các tục lệ này được ghi chép thành văn bản mà phần lớn trong đó đã được sưu tầm, sao chép và hiện đang được bảo quản trong kho sách Hán Nôm tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và ở một số thư viện khác ở trung ương, cũng như ở địa phương.

Xem chi tiết