Sưu tập tượng gốm Sài Gòn trong trang trí kiến trúc và thờ tự

 Bài viết này đề cập, giới thiệu thêm đôi nét về một dòng gốm xưa của vùng đất Nam Bộ nói chung và bộ sưu tập gốm Sài Gòn tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng qua đó đánh giá tình hình bảo quản tiểu tượng gốm tại đây và đưa ra những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhằm quảng bá tới công chúng.

Xem chi tiết

Tác phẩm điêu khắc tự thuật phật giáo thuộc văn hóa Óc Eo tại bảo tàng An Giang

Bài viết thông qua giải mã nội dung, ý nghĩa tiếu tượng học thể hiện trên tác phẩm điêu khắc tự thuật Phật giáo của trụ ốp tường Lạc Quới thuộc văn hóa Óc Eo trưng bày tại Bảo tàng An Giang tìm hiểu, so sánh với nền nghệ thuật khác trong vùng để nhận định niên đại của nó cũng như chỉ ra sự giao lưu văn hóa liên vùng trong khảo cổ học Óc Eo…

Xem chi tiết

Thăm sưu tập pháp lam Huế của Loan De Fontbrune ở Paris

Theo tác giả bài viết, tất cả những món pháp lam Huế trong sưu tập của Loan de Fontbrune đều thuộc vào hàng quý hiếm bậc nhất và có ghi niên hiệu của các vua triều Nguyễn như: Minh Mạng, Minh Mạng niên chế, Minh Mạng niên tạo, Thiệu Trị niên chế, Thiệu Trị niên tạo, Tự Đức niên chế, Tự Đức niên tạo… Phần lớn trong bộ sưu tập là đồ ngự dụng, đề tài trang trí đặc sắc với nhiều kiểu dáng rất lạ mắt và mang đậm dấu ấn mỹ thuật thời Nguyễn.

Xem chi tiết

Nghệ thuật trang trí lăng Thiệu Trị – Một số vấn đề lý thuyết

 Lăng Thiệu Trị là một công trình quan trọng trong hệ thống kiến trúc cung đình, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, với những giá trị nhiều mặt về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật kiến trúc, trang trí… Qua đó, có thể thấy nghệ thuật trang trí ở đây mang một phong cách riêng in đậm dấu ấn thời đại, thể hiện những khát vọng và lý tưởng của triều Nguyễn trong quá trình lịch sử. Sự đổi mới và tính sáng tạo trong nghệ thuật trang trí tại lăng Thiệu Trị được coi là khá độc đáo, sâu sắc tạo nên những giá trị thẩm mỹ riêng biệt của lăng cũng như có những giá trị về mặt lịch sử đặc trưng và đa dạng.

Xem chi tiết

Trang trí tượng uyên ương

 Trong nghệ thuật trang trí trên mái ngói kiến trúc Việt Nam từ thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 15 xuất hiện loại hình trang trí độc đáo đó là tượng uyên ương. Tượng uyên ương thuộc loại tượng tròn (còn gọi là tượng vịt). Mô típ trang trí này đã tạo nên dấu ấn riêng biệt trong nghệ thuật trang trí kiến trúc Việt Nam. Vậy tượng uyên ương được trang trí như thế nào trên kiến trúc? Sự tiến triển và đặc trưng của tượng uyên ương qua các thời kỳ lịch sử được thể hiện thế nào?…

Xem chi tiết

Về những mảnh khuôn đúc Trống Đồng phát hiện tại thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh)

… Trong bài viết này, trên cơ sở trình bày những đặc điểm của khuôn đúc trống Luy Lâu, chúng tôi sẽ đưa ra một số nhận định bước đầu về: (1) niên đại của mảnh khuôn, theo đó là niên đại của loại trống tương ứng được đúc bởi những chiếc khuôn này; (2) quy trình đúc trống; (3) một số giá trị lịch sử và văn hóa của sưu tập khuôn đúc quý giá này.

Xem chi tiết

Vài nét về đồ gốm trong văn hóa Óc Eo

Do điều kiện sống của cư dân Óc Eo ở vùng sông ngòi dày đặc, vì vậy mà những đồ gốm sản xuất ra từ nồi dùng đun nấu cho đến các loại hình hũ, bình đựng muối, mắm, tương, cà… đều phải phù hợp với điều kiện trên sông nước. Có thể chia đồ gốm trong văn hóa Óc Eo làm 3 loại hình chính: đồ gia dụng (bếp lò, đèn, hũ, bình, nồi lớn nhỏ), đồ thờ cúng (bình Kendi, ly chân cao…), công cụ sản xuất (bàn xoa, chì lưới, dọi se sợi, nồi nấu kim loại…).

Xem chi tiết

Đại quan về gốm sứ Hizen (Nhật Bản)

Từ xưa tới nay, giới nghiên cứu Việt Nam nói chung và những nhà sưu tập cổ ngoạn nói riêng, biết và hiểu về gốm sứ Hizen thông qua những sưu tập hiện vật được khai quật trong các ngôi mộ cổ ở vùng Mường (Hòa Bình), vùng Mạ ở Đại Làng, Đại Lào (Lâm Đồng), trong các cảng thị ở Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), cùng nhiều nơi khác, giới hạn tới Nam Trung Bộ. Đó là những đồ sứ hoa lam, thuộc thế kỷ XVII, được xuất khẩu sang Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á, như là một minh chứng cho thời kì hoàng kim và thịnh đạt nhất của gốm sứ Hizen…

Xem chi tiết

Gốm sứ Việt Nam được phát hiện tại Nhật Bản

Trong số đồ gốm sứ của Đông Nam châu Á được phát hiện tại Nhật Bản có nhiều gốm sứ Việt Nam. Gốm sứ cổ nhất là gốm Việt Nam vẽ hoa văn màu sắt tại di tích Dazaihu tỉnh Fukuoka được phát hiện cùng với mảnh gỗ Shobata có ghi năm 1330 (Gentoku năm thứ 2) nên đây là đồ của nửa đầu thế kỷ 14. Ngoài ra, bình Topkapi vẽ hoa mẫu đơn dây có ở Bảo tàng Topkapi Saray được coi là tiêu chuẩn niên đại của gốm sứ Việt Nam là năm 1450 (Đại Hoà bát niên, ở thế kỷ 15), gốm sứ Việt Nam được xác định là xuất khẩu ra nước ngoài.

Xem chi tiết

Đồ gốm thương mại Việt Nam thế kỷ XIV – XVII

Bài viết giới thiệu một cách tổng quan tình hình phát hiện và nghiên cứu sự phát triển đồ gốm Việt Nam và lịch sử giao thương biển với đồ gốm ở Châu Á thế kỷ XIV – XVII. Trên cơ sở đó, bài viết hệ thống hóa tư liệu, tổng hợp phân tích các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về đồ gốm thương mại Việt Nam dựa trên các nguồn sử liệu, các phát hiện khảo cổ học tại các di tích mộ táng, di chỉ cư trú, di tích thương cảng trong đất liền, các di tích tàu đắm cổ dưới đáy đại dương tại các nước trong khu vực Châu Á.

Xem chi tiết

Nghề thủ công cổ truyền các dân tộc ở Việt Nam: Diện mạo và những vấn đề đang đặt ra

Đối với các dân tộc ở Việt Nam, ngoài nông nghiệp – ngành sản xuất chính, thủ công nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế, trong đời sống và văn hóa tộc người. Không chỉ trong quá khứ mà ngay cả hiện tại, các ngành nghề thủ công cổ truyền vẫn và đang có vị trí to lớn trong hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh nghiên cứu các nghề thủ công cổ truyền được đặt ra như một nhu cầu bức thiết với những yêu cầu mới của thực tiễn hiện nay,…

Xem chi tiết

Tri thức dân gian của người Khmer Trà Vinh trong chế tác mão, mặt nạ phục vụ nghệ thuật biểu diễn

Qua quá trình tồn tại và phát triển, tộc người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer tại Trà Vinh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm ở các lĩnh vực nhất định. Trong nghệ thuật biểu diễn, họ đã tạo ra mão, mặt nạ – sản phẩm văn hóa độc đáo thể hiện trình độ nghệ thuật và tri thức dân gian tộc người. Nghiên cứu này làm rõ tri thức chế tác mão, mặt nạ gắn với yếu tố thiên nhiên, yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, kĩ thuật chế tác truyền thống của các nghệ nhân, giá trị của sản phẩm mão, mặt nạ đối với văn hóa, nghệ thuật tộc người nơi đây.

Xem chi tiết

Những giá trị tiêu biểu trong sản phẩm sơn mài Việt Nam đương đại

Truyền thống văn hóa của người Việt Nam được khẳng định trong nghệ thuật lâu đời của ông cha ta, được đúc qua nhiều thế hệ xây dựng và vun đắp. Nghệ thuật của người Việt vốn rất phong phú và đa dạng, với nhiều lĩnh vực từ văn thơ, ca hát, biểu diễn, nhiếp ảnh, mỹ thuật… mỗi nghệ thuật tạo nên những giá trị riêng biệt đem đến những sự cảm nhận riêng biệt, tạo nên những giá trị truyền thống của người Việt Nam.

Xem chi tiết

Không gian trong tranh khắc kim loại Việt Nam

Tranh khắc kim loại Việt Nam có nhiều tác phẩm thể hiện sự kỳ công về ngôn ngữ tạo hình. Ở đó là sự công phu tỉ mỉ trong cách xử lý hiệu quả không gian tạo hình. Các họa sĩ đồ hoạ kết hợp hài hòa các yếu tố đường nét, màu sắc, hình mảng, bút pháp, chất liệu tạo nên không gian trong tranh khắc kim loại Việt Nam. Qua đánh giá về yếu tố không gian trong các tác phẩm tranh khắc kim loại ở các chất liệu đồng, kẽm, inox, có thể thấy, không gian là một trong những yếu tố tạo hình quan trọng của tác phẩm tranh khắc kim loại, mang lại hiệu quả nghệ thuật thị giác mới, thể hiện sự tìm tòi sáng tạo của các hoạ sĩ đồ hoạ Việt Nam.

Xem chi tiết

Nghệ thuật trang trí nề đắp nổi tại lăng Từ Cung Hoàng thái hậu ở Huế

Di sản kiến trúc nghệ thuật triều Nguyễn (1802- 1945) không chỉ là lăng tẩm các vua, thành lũy, cung điện, đền miếu… mà còn có lăng của các bà hoàng như các lăng Hoàng Cô, Thoại Thánh, Thuận Thiên, Hiếu Đông, Từ Dũ, Lệ Thiên Anh, Tiên Cung, Thánh Cung, Từ Cung… với hệ thống trang trí mang nhiều giá trị mỹ thuật và giá trị văn hóa thời phong kiến của Việt Nam. Trong đó, lăng Từ Cung hoàng thái hậu là một trong những công trình khá đặc biệt được xây dựng bởi một chất liệu chủ đạo là nề đắp nổi nhưng đã tạo nên một không gian nghệ thuật sinh động, mật độ trang trí dày đặc, kiểu thức trang trí đa dạng…

Xem chi tiết

Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh – Thanh Hóa

Nghiên cứu đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê qua tư liệu sử học trong đối sánh với hệ thống tượng thờ cho chúng ta cái nhìn đa chiều trong tổng thể bức tranh sống động của đời sống sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần ở vào một thời kỳ mà các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên một nền tảng Nho giáo chiếm ưu thế khá mạnh mẽ. Đặc biệt, qua lăng kính của các nghệ nhân dân gian, trang phục của vua chúa, quan lại thời Lê phản ánh dưới hình thức tượng thờ…

Xem chi tiết

Hình tượng rồng tiên trong nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống ở Thanh Hóa thế kỷ XVII – XVIII

 Thanh Hóa hiện còn nhiều công trình kiến trúc gỗ truyền thống độc đáo của thế kỷ XVII – XVIII chủ yếu là kiến trúc đình, đền, chùa. Trên cấu kiện kiến trúc là các mảng chạm khắc với nhiều chủ đề, đề tài khác nhau. Hình tượng rồng tiên do con người tưởng tượng ra, khắc họa trên di tích hết sức phong phú về hình thức thể hiện đến nội dung, mỗi mảng chạm rồng tiên là một câu chuyện về lịch sử, văn hóa làng xã.

Xem chi tiết

Biến đổi nghề tranh dân gian làng sình trong bối cảnh hiện nay

Trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển, những giá trị dân gian truyền thống, mà nhất là dòng tranh thờ cúng ít được chú trọng, thay vào đó là những giá trị văn hóa ngoại nhập. Nó thâm nhập vào xã hội ngày nay bằng nhiều cách khác nhau và đã để lại nhiều tác động tốt, nhưng đi kèm với đó là không ít những ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hóa của người Việt. Qua nghiên cứu các nguồn tư liệu, chúng tôi nhận thấy tuy có nhiều công trình nghiên cứu về nghề tranh làng Sình nhưng hầu như chỉ tìm hiểu và giới thiệu tranh Sình về nguồn gốc, nội dung, ý nghĩa… mà chưa có công trình nào tìm hiểu, nghiên cứu sâu về sự biến đổi của nghề này trong xã hội hiện nay…

Xem chi tiết

Hình tượng con gà trong tranh dân gian Đông Hồ

Tranh Đông Hồ được xếp vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Việt Nam. Đây là thể loại tranh có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa và nghệ thuật. Hình ảnh trong tranh tuy mộc mạc, đậm chất dân dã nhưng lại chứa đựng những thông điệp đầy tính nhân văn thể hiện mong ước khao khát về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người Việt. Bài viết nhằm làm rõ nét độc đáo của dòng tranh dân gian Đông Hồ đặc biệt là hình tượng con gà…

Xem chi tiết

Khái quát về tranh dân gian Việt Nam

Về cơ bản, tranh được in từ các bản khắc gỗ, nhưng mỗi nơi lại có những kỹ thuật riêng tạo nên đặc trưng của mỗi trung tâm, mỗi làng nghề, như: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây cũ), Nam Hoành (Nghệ An), Sình (Huế)… Hiện nay, các dòng tranh này đã và đang chịu những tác động, những thách thức không nhỏ về nguyên vật liệu, về tiêu thụ sản phẩm và lực lượng kế nghiệp. Chính vì vậy, cần có những chính sách, những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn được các di sản văn hóa này.

Xem chi tiết