Tiếp nhận VĂN HỌC ẤN ĐỘ ở VIỆT NAM: Tiến trình và Xu thế

Bài viết đã mô tả tiến trình tiếp nhận văn học Ấn Độ tại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay, phân tích một số đặc điểm và định hướng nghiên cứu đã được thực hiện hoặc gợi mở trong tương lai, đồng thời chỉ ra những đóng góp quan trọng của một số nhà nghiên cứu văn học Ấn Độ tại Việt Nam. Từ đó, bài viết cung cấp một nguồn tư liệu tra cứu cần thiết cho các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về văn học Ấn Độ ở Việt Nam.

Xem chi tiết

Những đặc trưng ngôn ngữ của tiêu đề báo chí tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện nghĩa học

Như đã đề cập trong bài viết trước (Tiêu đề báo chí tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng, tạp chí “Ngôn ngữ và đời sống” số 12.2005), một đặc điểm mới trong cách nghiên cứu tiêu đề báo chí của chúng tôi là khảo sát các tiêu đề báo chí theo quan điểm về tính thống hợp giữa ba lĩnh vực kết học, nghĩa học và dụng học. Về phương diện nghĩa học, khi nghiên cứu các tiêu đề báo chí, qua tư liệu khảo sát, chúng tôi thấy đáng lưu ý nhất là vấn đề các phương thức chuyển nghĩa mà người viết (nhà báo) sử dụng để tạo ra các tiêu đề.

Xem chi tiết

Thánh đường của người Chăm Islam ở tỉnh An Giang dưới góc nhìn địa lí

… Kết quả nghiên cứu cho thấy, thánh đường của người Chăm Islam phân bố ở 9 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang. Các yếu tố tạo nên tính đặc trưng của thánh đường gồm màu sắc, lối trang trí, kiến trúc… Thánh đường có vai trò quan trọng đối với tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa và xã hội của đồng bào Chăm. Sự độc đáo trong kiến trúc, nghệ thuật trang trí, sinh hoạt tôn giáo đã thu hút nhiều du khách viếng thăm thánh đường của người Chăm Islam.

Xem chi tiết

Khái quát về hệ thống kênh rạch và nguồn lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long

Hệ thống kênh rạch chằng chịt và nguồn lúa gạo phong phú là hai yếu tố làm nên đặc trưng của ĐBSCL. Kênh rạch vừa giải quyết nhu cầu tưới tiêu nước trong quá trình sản xuất lúa gạo, vừa là con đường vận chuyển vật tư, nhân công và đặc biệt là lúa gạo từ đồng ruộng đến nơi tiêu thụ. Trong lịch sử khẩn hoang ĐBSCL, công việc đào vét kênh rạch phải đi trước để phục vụ sản xuất nông nghiệp và sau đó chính nhu cầu này tác động trở lại, trở thành động lực để phát triển hệ thống kênh rạch ĐBSCL.

Xem chi tiết

Quan hệ Việt – Pháp trong bối cảnh quốc tế mới

Xu thế toàn cầu hoá, hội nhập và phát triển hiện nay là một nhu cầu tất yếu không thể cưỡng lại được của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam và Pháp vốn có mối quan hệ lâu dài trong lịch sử, cộng thêm những chuyển biến tích cực của bối cảnh thế giới và khu vực cùng chính sách đối ngoại mở của hai nước đang ngày càng tạo ra những chiều hướng tốt đẹp cho sự hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực…

Xem chi tiết

Quốc lộ 3 thời Pháp thuộc (1897 – 1945)

Quốc lộ 3 (hay đường 3) bắt đầu từ Hà Nội, chạy qua Thái Nguyên và Bắc Kạn lên Cao Bằng. Đường 3 có vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của khu vực Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Quốc lộ 3 thời thuộc Pháp (1897 – 1945) được gọi là đường thuộc địa số 3 (Route coloniale No3) – Một trong những tuyến đường thuộc địa Pháp mở nhằm phục vụ mục đích cai trị và khai thác thuộc địa Việt Nam…

Xem chi tiết

Vấn đề tôn kính tổ tiên của người Công giáo Việt trước và sau Công đồng Vatican II

Thờ cúng tổ tiên là một phong tục ngàn đời của người Việt Nam, đã ăn sâu vào trong đời sống cũng như nếp nghĩ của tất cả các tầng lớp dân cư kể cả những người theo đạo Công giáo. Trước và sau Công đồng Vatican II, với những thay đổi trong quan điểm của Giáo hội về các tôn giáo, việc tôn kính tổ tiên của người Công giáo Việt đã có những thay đổi. Việc ứng xử của người Công giáo Việt Nam với tục thờ cúng tổ tiên là một biểu hiện sống động nhất của quá trình hội nhập giữa Công giáo và văn hóa Việt Nam cũng như quá trình Công giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc.

Xem chi tiết

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về ngoại lệ quyền tác giả trong cách mạng công nghiệp 4.0

Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ và mang lại nhiều thách thức trong việc bảo hộ quyền tác giả nói chung cũng như quy định về ngoại lệ của quyền tác giả nói riêng để phù hợp với những tiến bộ của công nghệ thông tin và đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa chủ thể sáng tạo và công chúng trong xã hội hiện đại. Bài viết
phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại lệ của quyền tác giả, chỉ ra một số hạn chế để từ đó đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật về ngoại lệ của quyền tác giả đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Xem chi tiết

Pháp luật về ngoại lệ quyền tác giả qua sao chép, trích dẫn và gợi ý cho Việt Nam

Bài viết này sử dụng các phương pháp: lịch sử, so sánh luật học, phân tích tổng hợp nhằm khái quát về hành vi sao chép, trích dẫn và các trường hợp ngoại lệ quyền tác giả qua hành vi sao chép, trích dẫn tác phẩm; đối chiếu các quy định của pháp luật quốc tế và đưa ra kinh nghiệm cho Việt Nam; phân tích một số bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam đã qua; từ đó đưa ra một số giải pháp gợi ý cho pháp luật Việt Nam.

Xem chi tiết

Mô hình quản lý công ty bất động sản

Bài báo này là một nghiên cứu phân tích tài liệu các vấn đề chung về Quản lý Bất động sản Doanh nghiệp (Corporate Real Estate Management – CREM). Nội dung bài viết nhấn mạnh việc hình thành khái niệm, hoạt động các lĩnh vực, thành phần và đưa ra các ví dụ thực tế của CREM. Kết quả nghiên cứu cho thấy một bức tranh tổng thể có hệ thống về CREM và xác định các vấn đề hiện tại mà CREM đang gặp tại các doanh nghiệp bất động sản.

Xem chi tiết

Giải pháp quản lý và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ cá nhân là thanh niên, trí thức yêu nước tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III

 Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia năm 2001 đã khẳng định: “Tài liệu lưu trữ là di sản văn hóa của dân tộc, có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Thật vậy, tài liệu lưu trữ chỉ thực sự phát huy giá trị khi được tổ chức khai thác sử dụng để phục vụ các hoạt động khác nhau của đời sống xã hội. Hiện nay, các Trung tâm lưu trữ Quốc gia đã áp dụng tất cả các hình thức khai thác sử dụng tài liệu theo quy định của Luật Lưu trữ 2011 nhằm phát huy tối đa giá trị của tài liệu đặc biệt là đối với khối tài liệu lưu trữ của các cá nhân tiêu biểu…

Xem chi tiết

Vị thế của Hội An trong mạng lưới hải thương Đông Á

… Dựa vào sức mạnh của kinh tế công thương, như một hệ quả tự nhiên, chính sách của các chúa Nguyễn đã khôi phục vị thế của Chiêm cảng trước đây. Tên gọi Faifo (Hải Phố – Hội An) trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều thương nhân khu vực, quốc tế. Nhưng không chỉ Hội An, một hệ thống cảng miền Trung vốn có truyền thống từ thời đại Champa cũng được phục hồi trong bối cảnh xã hội mới. Trong đó, các thương cảng như Thanh Hà (Huế), Nước Mặn (Bình Định) vừa là những thương cảng phát triển độc lập vừa nằm trong mối quan hệ có ý nghĩa tương hỗ cho Hội An.

Xem chi tiết

Vai trò của Hội An với con đường tơ lụa trên biển (Từ đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII)

Con đường tơ lụa trên biển được xem là khởi đầu cho mọi con đường thương mại hàng hải quốc tế, không chỉ có ý nghĩa về giao thương; con đường tơ lụa trên biển còn là nền tảng cho những khám phá, hiểu biết mới của con người về các vùng đất, địa lý, tự nhiên, chính trị, xã hội của các khu vực trên thế giới. Với vị trí quan trọng về chính trị, văn hóa; từ rất sớm, thương cảng Hội An (Việt Nam) đã dự phần và có vai trò quan trọng trên tuyến đường huyết mạch này. Bài viết này sẽ tập trung làm rõ về sự ra đời cũng như vai trò của Hội An với con đường tơ lụa trên biển từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII.

Xem chi tiết

Tư tưởng trọng hiền tài thời Lê Sơ (1428- 1527) thông qua hệ thống văn bia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một khía cạnh trong hệ giá trị của hệ thống bia đá, đó là tư tưởng trọng hiền tài thông qua các tấm bia được dựng vào thời Lê Sơ (1428- 1527). Tư tưởng đó được thể hiện trên những bình diện: vai trò của hiền tài đối với quốc gia, cách thức tuyển chọn hiền tài, chế độ đãi ngộ và tôn vinh hiền tài, yêu cầu đối với hiền tài và trách nhiệm của hiền tài đối với quốc gia. Đội ngũ người hiền tài được đào tạo dưới thời Lê sơ đã đưa nhà Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt, đạt tới vinh quang trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thế kỷ XV.

Xem chi tiết

Biểu cảm và lịch sự trong xưng hô ở văn bản hành chính

Văn bản hành chính tiếng Việt luôn hướng đến việc thực hiện tốt chức năng thông tin mang tính quy phạm Nhà nước, nhằm cụ thể hóa việc chỉ đạo, giao dịch, trao đổi… các công việc chung giữa các cơ quan đoàn thể trong hệ thống chính trị. Để thực hiện tốt chức năng đó, văn bản hành chính luôn phải được soạn thảo đúng phong cách hành chức, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc ngôn ngữ. Một trong những điểm quan trọng phải kể tới chính là tính trung lập, khách quan của loại hình văn bản này. Vì thế mà sự có mặt của các yếu tố biểu cảm và yếu tố lịch sự trong xưng hô ở loại hình phong cách văn bản này có những đặc thù riêng biệt so với hầu hết các loại hình phong cách văn bản khác.

Xem chi tiết

Giới thiệu sử dụng khung ngữ pháp hình ảnh và thuyết đánh giá trong phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh và ngôn từ trong truyện tranh trẻ em

 Sách truyện dành cho trẻ em tích hợp hệ thống kí hiệu ngôn ngữ và hình ảnh, và dành nhiều không gian nhất cho tranh ảnh, vì vậy sẽ hợp lí khi coi chúng quan trọng như ngôn từ. Để phân tích và diễn giải mối quan hệ giữa ngôn ngữ và hình ảnh bài báo này đề xuất sử dụng thuyết ngôn ngữ đánh giá của Martin và White (2013) bao gồm ba siêu chức năng (biểu hiện, tương tác và bố cục) trong phân tích ngôn từ và khung ngữ pháp hình ảnh của Kress và van Leeuwen trong Reading Images (2006) để phân tích hình ảnh.

Xem chi tiết

Hệ thống giao thông đường bộ trong sự chuyển biến kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ (1900 – 1945)

Quá trình khai thác thuộc địa của Pháp trong gần 100 năm thống trị đã làm cho nền kinh tế xã hội ở Đông Nam Bộ có những biến đổi sâu sắc. Để phục vụ cho việc khai thác thuộc địa, Pháp đã xây dựng, phát triển một hệ thống giao thông đường bộ giữa các tỉnh, thành trong khu vực Đông Nam bộ nối với các vùng lân cận. Việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đã tạo sự chuyển biến kinh tế – xã hội Đông Nam Bộ trong những năm nửa đầu thế kỷ 20.

Xem chi tiết

Tìm hiểu tình hình đường thuộc địa ở Việt Nam giai đoạn 1884-1918

Bài viết này nhằm góp phần tìm hiểu tình hình đường thuộc địa ở Việt Nam trong giai đoạn 1884- 1918. Các khía cạnh chính được nghiên cứu bao gồm: mô tả và đánh giá những thay đổi về tình hình đường thuộc địa qua hai giai đoạn: 1884-1897 và 1897-1918, bước đầu nhận định về ảnh hưởng của việc cải thiện hệ thống đường bộ đối với công cuộc cai trị của thực dân Pháp và đời sống xã hội Việt Nam.

Xem chi tiết

Bàn về cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế

Cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) tồn tại một cách đương nhiên và ngày càng gia tăng trong hoạt động thương mại quốc tế. Cạnh tranh liên quan đến quyền SHTT trong thương mại quốc tế xuất phát từ mối quan hệ vốn có, chặt chẽ giữa ba yếu tố: cạnh tranh – SHTT – thương mại quốc tế. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập một cách khái quát mối quan hệ giữa cạnh tranh, SHTT và thương mại quốc tế, đồng thời nêu lên các dạng hành vi cơ bản phát sinh từ mối quan hệ này.

Xem chi tiết

Tìm hiểu đặc điểm dân cư và tâm lý người dân đồng bằng sông Cửu Long nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược đại đoàn kết dân tộc

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 4 cộng đồng dân tộc sinh sống là Việt, Chăm, Khơmer và Hoa. Trong đó, người Việt chiếm đa số. Mặc dù lịch sử hình thành, ngôn ngữ và có nét văn hóa khác nhau nhưng trong quá trình cộng cư và khẩn hoang các dân tộc đã đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Kế thừa bản sắc văn hoá dân tộc và phát huy trong cuộc đấu tranh chống thiên tai và địch họa, người dân đồng bằng sông Cửu Long đúc kết được nhiều đức tính quý báu như: chịu thương, chịu khó, tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, kiên cường, bất khuất,…

Xem chi tiết