Gia đình của người Chăm Bàlamôn truyền thống và biến đổi

Bài viết tiếp cận một số đặc trưng gia đình truyền thống và những biến đổi trong gia đình của người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận và Bình Thuận dưới góc nhìn về các mối quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái đối với việc thực hiện các chức năng kinh tế và giáo dục của gia đình người Chăm Bàlamôn hiện nay.

Xem chi tiết

Nghi lễ tống ôn – tống gió của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết nhằm tìm hiểu nghi lễ này ở các khía cạnh: nguồn gốc, hành động lễ, ý nghĩa và giá trị văn hóa; kết hợp với việc liên hệ và so sánh những nghi lễ tương tự của các cộng đồng người Việt ở miền Trung, góp phần chứng minh sự gắn bó, xuyên suốt của văn hóa Việt Nam. Với những giá trị mà nghi lễ mang lại cho cộng đồng người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt và khẳng định được sức sống của lễ hội truyền thống trong sự phát triển của xã hội.

Xem chi tiết

Biến đổi phong tục, tập quán của người Mông ở khu vực Tây Bắc dưới tác động của đạo Tin lành

Người Mông ở Việt Nam có hệ thống phong tục, tập quán khá phong phú, đa dạng. Tập
quán pháp của người Mông gồm những quy định bất thành văn, được truyền dạy từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đó là tập quán quy định về quan hệ ứng xử giữa người và người, những tập tục trong sinh hoạt gia đình và xã hội…

Xem chi tiết

Nghi lễ Sliên của người Nùng ở Thái Nguyên

…Qua việc tiếp cận, thống kê, khảo sát và phân tích các giá trị của Sliên, chúng tôi nhận thấy nghệ thuật diễn xướng dân gian này không chỉ là thể loại ca nhạc tín ngưỡng lâu đời thể hiện đời sống tâm linh phong phú của người Nùng mà còn là hình thức sinh hoạt văn hoá văn nghệ độc đáo. Nó không chỉ là phương tiện cầu cúng để chữa bệnh mà đã trở thành loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian kể chuyện tín ngưỡng bằng các yếu tố văn hoá nghệ thuật.

Xem chi tiết

Tục thờ vật tổ và biểu hiện của nó trong đời sống cộng đồng dân tộc Thái

Trong xã hội cổ truyền của các cộng đồng người, tục tôn kính một loài động vật hay thực vật nào đó với quan niệm như là nguồn cội lịch sử của tộc người, gọi là tục thờ vật tổ (sau đây sẽ sử dụng thuật ngữ phổ biến là totem). Bài viết giới thiệu và phân tích một số quan điểm của các nhà nghiên cứu về tục thờ totem; những biểu hiện và ứng xử của các cộng đồng người nói chung đối với totem và ý nghĩa xã hội của tín ngưỡng này. Đi sâu tìm hiểu một trường hợp cụ thể, bài viết bàn về tục thờ totem ở tộc người Thái ở Việt Nam – một trong những tộc người còn duy trì đời sống tâm linh khá phong phú.

Xem chi tiết

Ảnh hưởng của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế của cộng đồng người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long

 Phong tục, tập quán có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của các cộng đồng tộc người nói chung và cho phát triển kinh tê – xã hội nói riêng trên cả hai phương diện, cả mặt tích cực cũng như tiêu cực. Đối với cộng đồng người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều phong tục, tập quán ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của họ như: Người Khmer rất tôn sùng Phật pháp, theo Phật giáo Tiểu thừa nên xẻm cuộc sống hiện tại chỉ là tạm bợ; có nhiều lễ hội trong năm nên tốn kém rất nhiều thời gian và tiền của ảnh hưởng đến khả năng tích lũy tái sản xuất mở rộng;…

Xem chi tiết

Nghề dệt cổ truyền của người Chăm

Người Chăm là một dân tộc thiểu số trong khối cộng đồng dân tộc Việt Nam, có một kho tàng văn hoá đồ sộ và đặc sắc. Kho tàng ấy không những chỉ có những đền tháp lộng lẫy, nguy nga, đứng sừng sững trên những đồi cao suốt dọc dải đất miền Trung mà còn có một di sản nghệ thuật múa hát, lễ hội và nghề thủ công truyền thống độc đáo như nghề gốm và nghề dệt vải. Hiện nay, người Chăm ở Ninh Thuận vẫn còn bảo lưu nghề dệt cổ truyền có hàng ngàn năm lịch sử…

Xem chi tiết

Lễ hội Ramưwan của người Chăm Hồi giáo

Hằng năm, cứ đến cuối tháng 8, suốt tháng 9 (tháng Ramadan, tính theo lịch Hồi giáo, trong bài viết này thể hiện ngày tháng theo lịch Hồi giáo), người Chăm Hồi giáo tổ chức lễ hội Ramưwan. Theo các sử liệu, Hồi giáo du nhập vào người Chăm sau thế kỷ X. Quá trình đó lại gặp tín ngưỡng bản địa thờ Mẫu (Pô Inư Nưgar) và Bàlamôn giáo trước đó, nên đã có những biến đổi về lễ nghi cúng kính so với các vùng Hồi giáo khác ở Đông Nam Á, Trung Á, Trung Đông…

Xem chi tiết

Huyền bí Tết Katê của người Chăm

Người Chăm có ba ngày Tết trong năm để cùng nhau tụ họp lại tưởng nhớ các vị thần linh, tổ tiên và tổ chức những hoạt động vui chơi giải trí. Cuối thu, khi mùa màng đã thu hoạch xong, theo lịch của người Chăm là ngày 1 tháng 7 (tương ứng vào khoảng cuối tháng 9 Dương lịch), các làng Chăm lại rộn ràng vui Tết Katê.

Xem chi tiết

“Không gian văn hóa Chăm” giữa lòng Hà Nội

…Dân tộc Chăm, xưa kia là cư dân của Vương quốc Champa cổ, hiện có khoảng 20 vạn người, nhiều nhất ở Ninh Thuận – 85.000 người, và Bình Thuận – 37.000 người. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, sinh hoạt hàng ngày vẫn giữ nếp truyền thống với các lễ hội dân gian rất đặc sắc. Rija Nưgar (vào đầu năm Chăm lịch, tức tháng 4 Dương lịch) và Katê (Tết Chăm, vào tháng 7 Chăm lịch, tức tháng 10 Dương lịch) là hai lễ hội quan trọng hơn cả…

Xem chi tiết

Người chăm có một làng nghề cổ

Những nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa thường rất quan tâm đến đồ gốm. Họ đi khai quật khắp nơi, bởi lẽ gốm là một nghề rất cổ của loài người. Thông qua những hiện vật, di chỉ gốm, người ta có thể nghiên cứu được con người và xã hội trong quá khứ. Dọc theo quốc lộ I, cách thành phố Phan Rang Tháp Chàm khoảng 7 km về phía nam có làng Chăm Bầu Trúc. Đây là một làng nghề cổ, những người Chăm ở đây đang sản xuất ra những sản phẩm gốm cổ bằng phương pháp tối cổ…

Xem chi tiết

Lễ hội cúng thần linh

Trong hệ thống lễ hội Chăm lễ Puis, Payak là loại lễ nghi tín ngưỡng của người Chăm có từ lâu đời. Đây là lễ hội của tộc họ được tổ chức theo định kỳ 1 năm, 3 năm hoặc 7 năm một lần. Lễ Puis, Payak là hai loại lễ khác nhau, tuỳ theo phong tục thờ cúng, hệ thống thờ thần mà mỗi tộc họ tổ chức lễ Puis hoặc Payak để tế thần linh.

Xem chi tiết

Lễ hội liên quan đến nông nghiệp

Lễ dựng chòi cày (Padang paday tuan): Lễ dựng chòi cày là lễ mở đầu công việc đồng áng hàng năm của người Chăm. Trước khi khởi đầu công việc cày gieo người Chăm thường dựng lên một cái chòi nhỏ ở gần ruộng của mình để trú ngụ tránh mưa nắng và để dụng cụ lao động trong thời gian cày cấy. Lễ này được thực hiện trên thửa ruộng từng gia đình…

Xem chi tiết

Sắc Chăm

Hiện nay người Chăm ở Ninh Thuận có số dân đông nhất (57.137), chiếm gần 50% người Chăm ở Việt Nam. Họ sống tập trung thành từng làng palei riêng biệt và bảo lưu đậm nét nhiều tập tục truyền thống như nghi lễ, hội hè, tục cúng tế đền tháp, tục cưới gả, tang ma, tín ngưỡng, tôn giáo, luật tục, văn chương, làng nghề…mang bản sắc văn hoá riêng.

Xem chi tiết

Chữ viết của người Chăm

Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Inrasara nhận định: “Sự ra đời sớm của chữ viết đã tạo điều kiện cho văn học viết của người Chăm phát triển. Chính chữ viết đã cho người Chăm có một nền văn minh rực rỡ và độc đáo một thời”. Xưa nay, chúng ta biết đến sự đặc sắc của văn hóa Chăm qua các điệu múa của vũ nữ Apsara, sự độc đáo của lễ hội Rija Nưgar, Katê hay sự bí ẩn của các ngôi tháp cổ. Tuy nhiên, nền văn minh Chămpa xưa còn là ngôn ngữ Chăm và nền văn học viết có từ rất sớm…

Xem chi tiết

Lễ hội Katê của người Chăm Bàlamôn

Katê là mùa lễ hội lớn trong năm của người Chăm Bà La Môn tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Lễ hội Katê có ý nghĩa kính nhớ ông bà tổ tiên, những người đã khuất, tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc (được người Chăm suy tôn thành thần) như Pô Rô mê và Pô Klong Garai: các vị vua đã có nhiều công lao đối với người Chăm thuở xa xưa như kiến thiết đất nước, hướng dẫn làm thủy lợi và sản xuất nông nghiệp…

Xem chi tiết

Người Chăm

Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chămpa. Hiện tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bàlamôn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni)…

Xem chi tiết

Nhập tịch (Tác giả: Phan Kế Bính)

Trà nhập tịch – Làng nào mỗi năm cũng có một trà nhập tịch (vào đám), nhất là hay làm về tháng giêng, tháng hai. Hôm ấy là hôm bắt đầu vào tiệc hội hát, nhưng hội hát thì thỉnh thoảng năm nào phong đăng mới mở to, còn thường thường mỗi năm chiếu lệ làm sơ sài dăm bảy ngày cho chí mười ngày là cùng.

Xem chi tiết

Phụng sự tổ tông (Tác giả: Phan Kế Bính)

Nhà thờ – Bao nhiêu con cháu dòng dõi trong một họ lập chung một nhà thờ Thủy Tổ, gọi là mỗ tộc (Trần tộc, Nguyễn tộc v.v ) từ đường. Nhà thờ ấy chỉ thờ riêng một Thủy Tổ, và khi tế tự thì lấy các tổ tông biệt chi, biệt phái mà phối hưởng. Có họ không có nhà thờ thì xây một cái bàn lộ thiên, dựng bia đá ghi tên thụy hiệu các tổ tiên để khi tế tự thì ra tại đó mà tế. Có họ thì làm nhà thờ để cho chi trưởng nam đời đời giữ hương hỏa, chi trưởng tuyệt thì mới truyền sang chi thứ. Có họ thì con cháu luân lưu thờ tổ ở nhà riêng của mình.

Xem chi tiết

Tang ma (Tác giả: Phan Kế Bính)

Khi mới mất – Nhà nào có ông già bà cả gần mất, con cái vực đến chỗ chính tẩm, hỏi han xem người giối giăng những gì, rồi đặt tên hiệu cho người biết, dùng nước trầm hương lau sạch sẽ, thay đổi quần áo tươm tất. Khi tắt hơi rồi, lấy chiếc đũa, để ngang hàm, bỏ một vốc gạo và ba đồng tiền vào miệng. Nhà phú quý thì dùng ba miếng vàng sống, chín hạt châu trai, gọi là ngậm hàm

Xem chi tiết