Giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam thời Pháp thuộc

Thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân đã áp dụng một số chính sách về giáo dục cho các tỉnh miền núi nhằm phục vụ công cuộc cai trị và khai thác thuộc địa. Tại các tỉnh miền núi Bắc Kỳ, giáo dục đã thay đổi và tác động phần nào tới kinh tế, xã hội song cũng tồn tại nhiều hạn chế. Bài viết đề cập đến thực trạng giáo dục ở một số tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam dưới sự cai trị của thực dân Pháp. Từ đó đánh giá về nền giáo dục của khu vực này cách đây một thế kỉ.

Xem chi tiết

Giáo dục ở tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc (1895 – 1945)

Thời Pháp thuộc, Pháp đã áp dụng những chính sách về giáo dục cho miền núi nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng nhằm phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa. Giáo dục ở tỉnh Sơn La thời gian này có những thay đổi nhất định song cũng tồn tại nhiều hạn chế. Bài viết đề cập thực trạng giáo dục ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn này, từ đó đánh giá tác động của nền giáo dục đến kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc.

Xem chi tiết

Một số trung tâm buôn bán lúa gạo ở Nam Kì thời Pháp thuộc

Bài viết này đề cập đến hoạt động buôn bán lúa gạo ở một số nơi thời Pháp thuộc như: Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và đặc biệt là Sài Gòn. Trong giai đoạn này, hoạt động buôn bán lúa gạo đã góp phần thay đổi diện mạo của vùng đất Nam Kì. Từ đó, góp phần vào việc thay đổi nền kinh tế nước ta, tuy phát triển nhưng lại lệ thuộc vào kinh tế chính quốc Pháp.

Xem chi tiết

Hoạt động kinh doanh của tầng lớp thương nhân Hoa kiều ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, nhất là trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp, tầng lớp thương nhân người Hoa ở Nam Kỳ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong các hoạt động kinh doanh của mình. Trước sự xâm nhập và lớn mạnh của phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa của tư bản Pháp ở Nam Kỳ, tầng lớp thương nhân Hoa Kiều ở Nam Kỳ đã nhanh chóng kết nối với hoạt động kinh doanh của tư bản Pháp với vai trò là cầu nối, họ từng bước trở thành cánh tay nối dài của giới tư sản Pháp, được chính quyền thực dân ưu ái trong nhiều hoạt động…

Xem chi tiết

Thực trạng Phật giáo Việt Nam thời Pháp thuộc

 Đạo Phật là một tôn giáo cổ truyền của người Việt, được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch, theo hai con đường: con đường trực tiếp từ Ấn Độ và con đường qua Trung Quốc. Dưới sự trị vì của các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt, dưới hai triều đại Lý – Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh và giữ vai trò quan trọng trong việc định hình bản sắc văn hóa, tính cách dân tộc Việt Nam.

Xem chi tiết

Nho học và giáo dục công lập ở Nam Kỳ thuộc Pháp thời kì 1867 – 1917

Sau khi chiếm trọn “Lục tỉnh Nam Kỳ” vào năm 1867, giặc Pháp đã tiến hành việc tổ chức cai trị Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa. Trong chính sách cai trị của chính quyền thuộc địa, cho đến năm 1917, một trong những bước tổ chức và quản lí giáo dục là loại bỏ dần Nho học và hình thành một nền giáo dục công lập mới tại Nam Kỳ. Bài viết này góp thêm nhận định về tình hình Nho học và giáo dục công lập tại Nam Kỳ từ 1867 đến 1917.

Xem chi tiết

Diễn tiến và hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa ở miền Đông Nam Kỳ dưới thời Pháp thuộc (1862-1945)

 Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân Pháp đã thực hiện nhiều biện pháp chính trị và quân sự – an ninh, kinh tế, tài chính nhằm phục vụ cho mục tiêu tối thượng là tận thu lợi nhuận trong hai chương trình khai thác thuộc địa. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm cho hạ tầng kinh tế (kết cấu hạ tầng) được thiết lập và không ngừng phát triển, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến rõ nét, tạo nên “cú hích” dẫn đến sự hình thành nền kinh tế dân tộc theo hướng tư bản chủ nghĩa và tầng lớp tư sản dân tộc…

Xem chi tiết

Đồn điền cao su ở Nam Kì thời thuộc Pháp: Lối thoát cho cuộc sống bần cùng hay con đường dẫn tới “địa ngục trần gian” của người lao động Việt Nam ?

Từ những thử nghiệm ban đầu vào năm 1897, đồn điền cao su ở Nam Kì phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế thu hút một lực lượng lao động đông đảo đến từ Bắc Kì, Trung Kì. Là nạn nhân của chính sách cướp đoạt ruộng đất, bóc lột thuế khóa, một bộ phận lớn nông dân bị bần cùng hóa, không tấc đất cắm dùi đã vào làm việc trong các đồn điền cao su ở Nam Kì với hy vọng thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ nơi thôn quê…

Xem chi tiết