KHẢO CỔ HỌC Tiền sử Lạng Sơn: Những Giá trị nổi bật

Dựa vào những tư liệu khảo cổ học thời tiền sử, bài viết trình bày về ba loại di sản văn hóa có giá trị nổi bật ở tỉnh Lạng Sơn. Đó là những di tích chứa hóa thạch con người cổ xưa, văn hóa Bắc Sơn và văn hóa Mai Pha. Những di sản văn hóa này đều có giá trị rất to lớn, có ý nghĩa khoa học mang tầm quốc tế, như di tích người vượn Homo erectus ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, hay di tích người Homo sapiens ở Kéo Lèng. Những di tích đó minh chứng cho Việt Nam là một khu vực tiến hóa của loài người…

Xem chi tiết

Đóng góp của Madeleine Colani đối với nền khảo cổ học Việt Nam

Madeleine Colani (sau đây xin viết là M.Colani) là một nhà cổ thực vật học kiêm khảo cổ học người Pháp, sinh năm 1866 ở Strasbourg trong một gia đình theo đạo Tin lành. Bà có ba anh em, tên André, Jeanne, và Léonore, tất cả đều học hành cao và không ai lập gia đình, chính vì vậy gia đình này không có hậu duệ. Năm 1899, M.Colani sang Việt Nam làm việc tại Phòng Điạ chất (Sở Địa chất Đông Dương) và dạy vạn vật; năm 1914, bà về Pháp bảo vệ bằng tiến sĩ đại học rồi tiến sĩ quốc gia chuyên ngành thực vật cổ (paleobotanist) với luận án về vi sinh vật biển hoá thạch Fusulinidae…

Xem chi tiết

Về các loại hình hiện vật trong di tích văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Nam

Quảng Nam là một trong những địa bàn quan trọng của văn hóa Sa Huỳnh với khoảng gần một trăm di tích được phát hiện và nghiên cứu. Ngoài sự phân bố mật tập ở vùng đồng bằng, gò đồi thuộc lưu vực sông Thu Bồn, dấu tích của nền văn hóa này còn được tìm thấy rải rác ở tận miền rừng núi ở phía tây và vùng ven biển – đảo ven bờ ở phía đông. Với không gian sinh tồn rộng lớn đó, cư dân văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Nam đã tạo nên bản sắc văn hóa phong phú và độc đáo, thể hiện qua những di sản vật chất dồi dào để lại trong lòng đất, gợi nên những hình bóng sinh động của bức tranh dân cư – xã hội một thời cổ xưa trên mảnh đất này.

Xem chi tiết

Chạc gốm ở di tích Gò Ô Chùa (Long An) và sự bí ẩn về chức năng

… Tác giả bài viết này cho rằng, các loại chạc gốm ở Gò Ô Chùa có sự tương đồng về chức năng với các loại gốm “chân giò” (cũng được gọi là “chạc gốm”) phát hiện được tại các di tích thuộc thời đại sơ kỳ kim khí ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Rất có thể đó là các loại vật dụng để kê bếp lò. Tuy nhiên, dạng bếp lò ra sao và để làm gì thì cần phải tiếp tục nghiên cứu.

Xem chi tiết

Khu di tích Tây Thiên (Tam Đảo) từ góc nhìn di sản Khảo cổ học

Trong bài viết này, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu khảo cổ học trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, kết hợp với các nguồn tư liệu như truyền thuyết dân gian và sử liệu thành văn, chúng tôi bước đầu đưa ra những đánh giá về tiềm năng di sản khảo cổ to lớn của Tây Thiên, từ đó đề xuất phương án bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị của khu di tích nổi tiếng này trong thời gian tới.

Xem chi tiết

Chạc Gốm ở di tích Gò Ô Chùa (Long An) và sự bí ẩn về chức năng

Trong số các hiện vật khai quật được tại di tích Gò Ô Chùa (nay thuộc xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An), có một loại hiện vật bằng đất nung mà căn cứ vào hình dáng của nó, giới khảo cổ học gọi là “chạc gốm” (ceramic pedestal), được phát hiện với số lượng rất lớn nhưng đến nay người ta vẫn chưa rõ dụng cụ này dùng để làm gì. Gần đây, nhà khảo cổ học người Đức Andreas Reinecke cho rằng, những chiếc chạc gốm này là chân đỡ trong bộ dụng cụ nấu nước biển để làm muối. Nhưng giả thuyết này vẫn chưa thuyết phục được giới khảo cổ học…

Xem chi tiết

Di tích Gò Duối trong bối cảnh tiền sử Long An

Di tích Gò Duối (còn được người dân địa phương gọi là Gò Rộc Trum) thuộc ấp Trung
Trực, xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, có tọa độ địa lý 10°54’24” vĩ Bắc và 105°49’43” kinh Đông. Di tích nằm trên một gò đất nổi hình mai rùa, cao khoảng 2m so với mặt ruộng trũng xung quanh, mặt gò khá bằng phẳng, vào thời điểm đỉnh lũ mùa nước nổi hàng năm, đỉnh gò vẫn nằm cao hơn mực nước khoảng 1m. Vị trí phân bố di tích nằm cạnh Bàu Trum – một bàu nước ngọt lớn và nằm cách sông Cái Cỏ (một nhánh sông Vàm Cỏ Tây) khoảng l,5km về phía đông bắc.

Xem chi tiết

Di tích khảo cổ học tiền sử trên cao nguyên đá Đồng Văn

Tại đây còn ghi lại nhiều dấu tích quan trọng về sự sinh tồn của con người từ thời nguyên thủy. Những bằng chứng khảo cổ học cho thấy, chủ nhân cổ vùng đất này có sự phát triển văn hóa liên tục từ thời đại Đá cũ đến thời đại Kim khí, có mối quan hệ rộng mở với khu vực xung quanh, có sự tiếp thu tinh hoa văn hóa bên ngoài để làm giầu thêm bản sắc văn hóa Hà Giang nói riêng và bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung.

Xem chi tiết

Dấu ấn văn hóa tiền sử hang động miền núi biên giới Nghệ An

Miền núi biên giới Nghệ An là nơi tập trung nhiều di tích tiền sử hang động, chứng kiến sự chiếm cư sớm của con người từ khoảng 60.000 năm trước (BP). Đây cũng là địa bàn nảy sinh một số di tích hậu kỳ Đá cũ, sơ kỳ Đá mới, tham góp vào sự hình thành các văn hóa trung kỳ Đá mới ở Việt Nam như: Đa Bút, Quỳnh Văn và hậu kỳ Đá mới – văn hóa Bàu Tró. Sau 7.000 năm, ở vùng núi Nghệ An, cư dân cổ vẫn bảo lưu truyền thống văn hóa Hòa Bình như cư trú trong hang, săn bắt, hái lượm, đặc biệt là bắt các loài nhuyễn thể nước ngọt…

Xem chi tiết

Khảo cổ học với tu bổ, tôn tạo di tích (Qua trường hợp di tích đền – chùa Bà Tấm, Gia Lâm – Hà Nội)

Qua khai quật phế tích đền – chùa Bà Tấm (Gia Lâm, Hà Nội, có niên đại vào thế kỷ XI – XII), tác giả nhận thấy, có nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau và có nhiều giá trị riêng biệt. Vì thế, không thể dựng ngôi chùa mới lên trên khu vực này, việc tôn tạo cần đẩy lên phía trước (trong khuôn viên chùa) để phục vụ yêu cầu tôn tạo và tín ngưỡng của nhân dân.

Xem chi tiết

Hệ thống đền miếu nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh

 Đông Triều là quê gốc của nhà Trần, nơi nhà Trần xây dựng lăng tẩm, đền miếu. Tư liệu thư tịch cho biết, tại Đông Triều nhà Trần đã cho xây dựng nhiều đền, miếu nhưng hiện chỉ mới xác định được dấu vết của hai di tích là đền An Sinh và đền Thái. Các cuộc khai quật khảo cổ học tại đền Thái năm 2008-2010 đã làm rõ quy mô kiến trúc và khẳng định đền Thái là Thái miếu của nhà Trần. Di tích đền An Sinh còn nhiều điều cần phải làm rõ, các cuộc khai quật đang được tiến hành tại đây sẽ cung cấp những bằng chứng để làm rõ quy mô, tính chất cũng như niên đại của di tích này.

Xem chi tiết

Góp bàn về việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành cổ Luy Lâu

 Trong lịch sử, Luy Lâu không chỉ là một trung tâm chính trị, kinh tế mà còn là một trung tâm văn hóa, tôn giáo ở miền Bắc Việt Nam trong suốt 10 thế kỷ đầu Công nguyên… Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề cập tới vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di tích trong bối cảnh hiện nay và tương lai.

Xem chi tiết

Văn hóa Đông Sơn: 90 năm phát hiện và nghiên cứu*

Bài viết nêu lên quá trình phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đông Sơn trong 90 năm qua. Việc xác lập văn hoá Đông Sơn là công lao thuộc về các học giả nước ngoài ở nửa đầu thế kỷ trước, còn những nỗ lực nhằm làm sáng tỏ mọi khía cạnh của nền văn hoá này thuộc về nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam. Bài viết cũng đề cập đến những nhận thức cơ bản về văn hóa Đông Sơn, như đặc trưng phân bố, đặc trưng hiện vật, niên đại và các giai đoạn phát triển, đời sống kinh tế, đời sống tinh thần, sự phân hóa xã hội và hình thành Nhà nước sơ khai và mối quan hệ giữa văn hóa Đông Sơn với các nền văn hóa trong khu vực lân cận.

Xem chi tiết

Khảo cổ học dưới nước Việt Nam – Kinh nghiệm từ các nước Đông Nam Á

Trong hơn 20 năm qua, chúng ta đã phối hợp với quốc tế tiến hành khai quật và nghiên cứu 6 con tàu đắm thuộc lãnh hải Việt Nam, gồm Hòn Cau (1990 – 1991); Hòn Dầm (1991); Cù Lao Chàm (1997 – 1999); Cà Mau (1998 – 1999); Bình Thuận (2001 – 2002) và Bình Châu (2013), nhưng chủ yếu công việc khai quật do các thợ lặn nước ngoài hoặc trong nước tiến hành chứ chưa thực sự có các nhà khảo cổ học dưới nước với trang thiết bị chuyên dụng và kỹ năng khai quật khảo cổ học dưới nước tiến hành…

Xem chi tiết

Thành tựu nghiên cứu khảo cổ học sau 10 năm triển khai dự án văn hóa thời Trần tại Nam Định

 Từ các cuộc khai quật khảo cổ học cụ thể trong 10 năm ở Nam Định với rất nhiều hiện vật cụ thể, cho phép chúng ta khẳng định về một nền văn hóa thời Trần ở địa phương này, với trung tâm là vùng Tức Mặc. Trong đó có một hệ thống cung điện, đủ sức tạo thế “ỷ dốc” cho kinh đô Thăng Long.

Xem chi tiết

Về những quả bầu trong mộ thuyền

…Trong cuốn “Khu mộ cổ Châu Can”, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) xuất bản năm 1977, hai tác giả Lưu Trần Tiêu và Trịnh Căn, đã xếp quả bầu đó vào nhóm hiện vật, với tên gọi hiện vật làm bằng vỏ quả bầu: “Đó là chiếc gáo tìm được trong mộ số 6. Nó được làm bằng vỏ quả bầu gáo, dài 24cm. Phần gáo có hình cầu với đường kính lớn nhất 9cm, trên đó khoét một cái miệng hình bầu dục, dài 5,4cm, rộng 3,6cm. Phần cán hơi uốn cong và nhỏ dần, chỗ rộng nhất 3cm….

Xem chi tiết

Lăng mộ – Một loại hình di tích xứ Huế

Có lẽ trên phạm vi toàn lãnh thổ của đất nước Việt , diện tích lăng mộ chiếm một số lượng đáng kể bên cạnh diện tích sản xuất và diện tích cư trú. Sự tồn tại của loại hình kiến trúc này là xuất phát từ quan niệm đạo đức luân lí về sự sống và cái chết cùng thái độ ứng xử của con người trong giao tiếp xã hội và gia đình nói chung….

Xem chi tiết

Khảo cổ học với việc phát lộ dấu tích nền móng kiến trúc một số di tích Lịch sử – Văn hoá

Trong những năm vừa qua, ngành Khảo cổ học đã có nhiều đóng góp cho việc phát hiện và làm phát lộ nhiều di tích và phế tích các di tích lịch sử – văn hoá trên địa bàn cả nước. Có thể nói, những phát hiện mới này có một tầm quan trọng đặc biệt, không những đóng góp cho công tác tìm kiếm mà còn cung cấp cho các nhà bảo tồn, các nhà khoa học liên ngành những chứng cứ, cứ liệu quan trọng để phục hồi, phục dựng những di tích, trong đó có những di tích có tầm quan trọng đặc biệt của quốc gia. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu về những thành tựu của ngành Khảo cổ học đối với công tác phát hiện và bảo tồn các di tích lịch sử – văn hoá ở Việt Nam.

Xem chi tiết

Khảo cổ học Nam Bộ – Việt Nam nhìn từ môi trường sinh thái

Có thể lấy năm 1898 làm mốc ra đời của ngành khảo cổ học Việt Nam với sự thành lập Uỷ ban Khảo cổ học Đông Dương, sau đổi thành Viện Viễn Đông bác cổ vào năm 1900. Đây là cơ quan đóng vai trò chủ yếu trong việc tìm kiếm, thu thập, lưu giữ và nghiên cứu những cổ tích ở Việt Nam và Đông Dương. Cùng với Viện Viễn Đông Bác cổ, Sở Địa chất Đông Dương cũng có nhiều đóng góp cho ngành khảo cổ học, do các nhà địa chất làm việc ở đây đã phát hiện và nghiên cứu nhiều nền văn hoá khảo cổ thời đồ đá Việt Nam…

Xem chi tiết

Đôi điều về gốm thương mại miền Bắc Việt Nam thế kỷ XV—XVII

Để tìm hiểu xuất xứ của các loại gốm sứ Việt Nam phát hiện được ở nhiều di tích ở Đông Nam Á và nhiều di vật đang được lưu giữ trong một số nhà bảo tàng nước ngoài, các học giả Nhật Bản và Úc đã nhiều lần đến Việt Nam và cùng các nhà khảo cổ Việt Nam tiến hành điều tra khai quật một số di tích gốm sứ quan trọng, nhất là các trung tâm sản xuất gốm sứ cao cấp cho xuất khẩu ở Hải Dương như Chu Đậu, Cậy và Ngói.

Xem chi tiết