Đặc trưng VĂN HOÁ SÔNG NƯỚC trong HỘI HOẠ Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1954-1975

… Nghiên cứu hội họa từ xưa đến nay vẫn còn mang tính định tính, do đó quan điểm của bài viết nhằm lí giải trong các mối liên quan giữa những giá trị của văn hóa, lịch sử, đặc điểm và bản sắc của văn hóa địa phương tác động đến các sáng tác hội họa, gợi ý một số biểu hiện cơ bản của đặc trưng văn hóa sông nước ĐBSCL thông qua các tác phẩm hội họa. Bài viết còn góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật sắc của hội họa khu vực trong nền hội họa Việt Nam.

Xem chi tiết

Các vị thần và sự biểu hiện

Bản chất điêu khắc Chăm dù trực tiếp hay gián tiếp là tính biểu hiện của các vị thần Ấn Độ, Brahman và Đức Phật theo sự giải thích mang tính chất địa phương. Chúng ta phải đề cập đến sự giải thích bởi vì, các bức tượng chỉ là bản sao chép các mẫu của Ấn Độ, nói cách khác chúng được tạo ra bởi các nghệ sỹ địa phương, những người đã truyền tải sự nhạy cảm của chính mình thông qua sự thể hiện của mình. Sự lặp lại này liên tục, diễn ra hơn gần 1000 năm, mỗi bức tượng mới ra đời đẹp hơn những bức tượng trước đó. Trước khi xác định chính xác chủ đề thể hiện, cần có một vài nhận xét chỉ ra các đặc điểm của các loại hình tác phẩm điêu khắc này.

Xem chi tiết

Bernini, trạng thái nhập định của thánh Teresa

… Teresa, một nữ tu thế kỉ XVI và là một nhân vật đứng đầu trong Giáo Hội Phản Cải cách ở Tây Ban Nha, đã thành lập một nhóm cải cách những nữ tu dòng Cát Minh “chân trần” mới, nghiêm ngặt hơn. Vì lý do này, Thánh được thể hiện chân trần trong tác phẩm điêu khắc của Bernini. Bà đã viết một số tác phẩm về cuộc sống thần bí, bao gồm một cuốn tự truyện nổi tiếng và được nhiều người đọc trong đó bà thuật lại chi tiết các ảo mộng và các trạng thái nhập định mà bà đã trải qua. Được bảo trợ bởi Đức Hồng Y Venetian Federigo Cornaro như một phần của một nhà nguyện chôn cất cho gia đình.

Xem chi tiết

Trại điêu khắc quốc tế Huế 15 năm nhìn lại

Được mệnh danh là mảnh đất của văn hoá di sản và nghệ thuật, Huế được xem là một trong những cái nôi văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam. Một trong những sự kiện quan trọng trong việc đánh dấu sự phát triển của nền nghệ thuật Cố đô là sự ra đời của trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế vào năm 1957. Đây là đơn vị đào tạo và cung cấp nguồn nghệ sĩ, cán bộ văn hoá nghệ thuật trọng yếu cho cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Năm 1998, được xem là cột mốc đầu tiên cho việc phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Văn hoá Thông tin và Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức thành công trại điêu khắc quốc tế lần thứ 2 tại Việt Nam nhưng là lần đầu tiên ở Huế (lần thứ nhất tại Hà Nội năm 1997)…

Xem chi tiết

Ngữ pháp hình ảnh trong diễn ngôn quảng cáo tiếng Việt

…. Kết quả phân tích bố cục hình ảnh của 400 diễn ngôn quảng cáo tiếng Việt đã chỉ ra người viết quảng cáo sử dụng ba bình diện của thiết kế bố cục hình ảnh như khung, giá trị thông tin và sự nổi bật để góp phần tạo nghĩa cho diễn ngôn quảng cáo cùng với ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu của bài báo góp phần làm sáng tỏ về tính ứng dụng của lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống, cụ thể là ngữ pháp hình ảnh trong các nghiên cứu liên ngành. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho những ai đang nghiên cứu lý thuyết thiết kế hình ảnh kết hợp với ngôn ngữ để tạo nghĩa cho diễn ngôn quảng cáo.

Xem chi tiết

Thiết kế đồ họa quảng bá cụm di tích Kiên Thái Vương – Đồng Khánh – Ngưng Hy

Huế là một thành phố du lịch với các di sản văn hoá thế giới đã được UNESCO công nhận, là nơi duy nhất ở nước ta mà các di tích thời phong kiến vẫn còn lại khá nguyên vẹn. Đây cũng chính là điểm thu hút du khách tới tham quan, là một nguồn lợi kinh tế quan trọng của tỉnh TT Huế. Tuy vậy tiềm năng này lại chưa được đầu tư quảng bá hiệu quả, một số tour lữ hành ở Huế chưa có cách thức giới thiệu và tổ chức có sức thu hút. Dù thế mạnh của Huế là du lịch văn hóa nhưng phần hình ảnh quảng cáo hiệu quả nhất hiện nay lại là du lịch nghỉ dưỡng, mà đa phần là của các công ty tư nhân như khách sạn, resort quảng bá cho riêng mình.

Xem chi tiết

Cấu trúc Modul hóa nội dung môn hình họa

Hình họa là một trong những môn học cơ bản trong các trường mỹ thuật, có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng thể hiện đối tượng và hình thành nhận thức thẩm mỹ của người học. Có thể coi hình họa là cánh cửa đầu tiên để sinh viên trường Mỹ thuật bước chân vào thế giới hình tượng nghệ thuật, là quá trình người học nghiên cứu và khám phá vẻ đẹp của hình thể dưới góc độ tạo hình làm cơ sở cho các môn học khác của ngành mỹ thuật và hoạt động sáng tạo tác phẩm tạo hình sau này.

Xem chi tiết

Chủ nghĩa trừu tượng và sự thay đổi các quan niệm nghệ thuật

Chủ nghĩa Trừu tượng (abstractionisme) ra đời ở Châu Âu và Mỹ giai đoạn cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 cùng với sự phát triển của nhiều trường phái khác (Ấn tượng, Siêu thực, Lập thể, Biểu hiện …) với chủ trương thoát khỏi sự ràng buộc của hình thể, tự do biểu đạt ý niệm, giải phóng tư tưởng, khước từ ảnh hưởng của hiện thực khách quan, chỉ tuân theo cảm giác ấn tượng chủ quan của người nghệ sĩ.

Xem chi tiết

Phong cách sáng tạo

 Phong cách sáng tạo chính là yếu tố định hình cái riêng cho mỗi nghệ sĩ, đây là diện mạo và tiếng nói riêng của từng người tạo ấn tượng cho khán giả. Picasso nói rằng: “Mỗi lần tôi có cái gì để nói, thì tôi nói theo cách cần được nói” và cái cần được nói đó đã được Picasso thể hiện trong sáng tạo của mình bằng một phong cách không trùng lặp với bất cứ một họa sĩ nào khác. Cùng một trường phái Lập thể nhưng mỗi họa sĩ đã thể hiện hình tượng của mình với những phong cách hoàn toàn khác nhau…

Xem chi tiết

Thủ công nghiệp Việt Nam ở Trung kỳ thời Pháp thuộc

Thủ công nghiệp ở Việt Nam nói chung, Trung Kỳ nói riêng có truyền thống lâu đời và luôn gắn chặt với canh tác nông nghiệp, đời sống nông thôn. Dưới thời Pháp thuộc, sự xâm nhập của nền thương mại và kinh tế hàng hóa làm cho nghề thủ công có xu hướng phân hóa: một số nghề bị sa sút do chịu sự cạnh tranh từ bên ngoài như bông vải, tơ tằm… một số nghề bị sự kiểm soát của chính quyền là rượu và muối. Tuy có nhiều biến động do chính sách của Pháp nhưng những năm đầu thế kỷ XX, ở Trung Kỳ đã thành công ổn định và phát triển một số nghề thủ công. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu một số nghề thủ công nghiệp tiêu biểu dưới thời Pháp thuộc ở Trung Kỳ. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra một vài nhận xét về vai trò của thủ công nghiệp đối với đời sống của người dân ở Trung Kỳ dưới thời Pháp thuộc.

Xem chi tiết

Kính ghép màu và nghệ thuật tranh kính

Kính ghép màu là thuật ngữ dùng để nói đến vật liệu thủy tinh màu và các sản phẩm được tạo ra từ cách ghép các thủy tinh màu lại với nhau. Kính ghép màu được dùng sớm nhất trong hình thức trang trí cửa sổ của các nhà thờ, các công trình tôn giáo quan trọng. Ban đầu, kính ghép màu là những tấm thủy tinh phẳng, dùng làm cửa sổ. Về sau, bằng sự sáng tạo của những họa sĩ, nghệ sĩ, kính ghép màu đã được sử dụng để tạo nên rất nhiều sản phẩm nghệ thuật độc đáo, lạ mắt và ấn tượng phục vụ cho con người.

Xem chi tiết

Giá trị văn hóa thổ cẩm các dân tộc Việt Nam kế thừa và phát huy

Thổ cẩm là một trong những mặt hàng dệt thủ công truyền thống với sắc màu rực rỡ bởi kỹ thuật đan kết của sợi tạo nên những dạng thức hoa văn trên bề mặt vải, đã trở thành sản phẩm mỹ nghệ của nhiều dân tộc thiểu số. Cùng với tiếng nói và chữ viết, hoa văn thổ cẩm cũng là một trong nét văn hóa đặc trưng của từng tộc người, nó hiện lên không chỉ làm đẹp, thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ ở dạng nghệ thuật hóa bằng ngôn ngữ tạo hình hay kỹ xảo thể hiện màu sắc hoa văn mà còn mang tính khoa học, tiềm ẩn một mục đích thông báo về giá trị văn hóa, tinh thần trong không gian sinh tồn của họ.

Xem chi tiết

Lịch sử và Mĩ thuật thánh địa Mỹ Sơn qua bộ đạc họa của H.Parmentier

Henri Parmentier (1871-1949) là một nhà khảo cổ học người Pháp chuyên nghiên cứu và phục hồi các di tích Champa tại Đông Dương. Sau thời gian tham gia vào các cuộc khảo cổ tại Mỹ Sơn (1901-1904), Đồng Dương, Chánh Lô (1905), và Banteay Srey (1906). Những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được Henri Parmentier và Louis Finot công bố năm 1904, đặc biệt là bộ đạc hoạ Inventaire descriptif des Monuments Cams De L’Annam của Henri Parmentier được nhà xuất bản E. Leroux ấn hành 1909 và Inventaire Descriptif des Monuments Čams de l’Annam được nhà xuất bản E. Leroux tái bản ấn hành năm 1918 vẽ lại di sản kiến trúc đền tháp, điêu khắc trang trí Champa tại Thánh địa Mỹ Sơn…

Xem chi tiết

Nét độc đáo trang trí trên nữ phục của một số dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Lào Cai, Việt Nam

Trang phục là một trong những giá trị văn hóa giúp phân biệt sắc thái giữa các vùng miền trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Mỗi kiểu trang phục là một công trình nghệ thuật về mỹ thuật, hội họa sử dụng màu sắc. Trong đó, yếu tố trang trí góp phần làm nên sắc thái riêng cho từng loại trang phục, đặc biệt trên trang phục của những dân tộc thiểu số của Việt Nam, trong đó có dân tộc thiểu số ở Sapa, Lào Cai.

Xem chi tiết

Nghề đúc đồng Trà Đông với định hướng phát triển loại hình du lịch làng nghề

 Trà Đông (còn gọi là Kẻ Chè) là một làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng và có vị trí quan trọng trong hệ thống làng nghề của xứ Thanh. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, nghề đúc đồng Trà Đông vẫn bảo lưu được nghề cổ truyền do cha ông để lại. Vì vậy, bên cạnh việc duy trì nghề đúc đồng truyền thống, tác giả đưa ra một số giải pháp định hướng phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch trong thời gian tới.

Xem chi tiết

Bảo tàng của sự đa dạng và sống động

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) đã trải qua một cuộc hành trình hai mươi năm, ghi dấu những trăn trở, tìm tòi và sáng tạo không ngừng trong việc mở ra các hoạt động phục vụ nhu cầu tham quan, trải nghiệm của công chúng. Cùng với nghiên cứu, sưu tầm để tạo dựng nên nhiều cuộc trưng bày đa dạng, Bảo tàng DTHVN còn tổ chức nhiều cuộc trình diễn để biến bảo tàng từ một nơi trưng bày hiện vật tĩnh lặng thành một điểm tham quan sống động với nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn công chúng. Thông qua các hoạt động, di sản văn hóa dân tộc được bảo tồn, gìn giữ, phát huy để lan tỏa và thấm sâu các giá trị, tạo sức hút mạnh mẽ tới đông đảo công chúng.

Xem chi tiết

Đóng góp của Victor Tardieu và Joseph Inguimberty đối với sự mở đầu của nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại

Quá trình hình thành nền mỹ thuật hiện đại ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX có sự đóng góp rất quan trọng của nhiều nghệ sĩ Pháp, trong đó nổi bật nhất và có ảnh hưởng lớn lao đến các thế hệ nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình là Victor Tardieu và Joseph Inguimberty.

Xem chi tiết

Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí thời Nguyễn – Thực trạng, giải pháp và hướng bảo tồn

Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí thời Nguyễn là những đồ sơn có giá trị thẩm mỹ độc đáo. Trải qua hơn một thế kỷ, sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí vẫn tồn tại, có tính dân dã và tính tâm linh. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa nhân văn Chân – Thiện – Mỹ. Những sắc màu cổ kính của chất liệu sơn truyền thống hòa quyện với hoạ tiết trang trí biểu hiện rõ nét trên các công trình kiến trúc, mỹ thuật cung đình thời Nguyễn điển hình như Điện Thái Hoà, Thế Miếu, Hưng Miếu, Hiển Lâm Các và một số lăng tẩm khác…

Xem chi tiết

Nghệ thuật trang trí trên áo long cổn trong lễ tế Nam giao của Vua triều Nguyễn

 Áo Long Cổn là tên một loại trang phục của vua triều Nguyễn. Trang phục được sử dụng trong quá trình làm lễ tế trời đất, cầu cuộc sống no đủ, mưa thuận gió hòa cho muôn dân ở đàn Nam Giao, địa phận xã Dương Xuân, phía Nam kinh thành Huế. Các hoa văn, hình tượng, màu sắc, chất liệu của trang phục được khoác lên người vua Nguyễn, đứng giữa không gian bao la của trời đất, đàn tế đã đem lại giá trị văn hóa, tinh thần, nghệ thuật vô cùng to lớn. Đó là sức mạnh uy quyền của một người đứng đầu thiên hạ, một bậc thiên tử, chí tôn. Đồng thời cũng đánh dấu giá trị thẩm mỹ của triều đại nhà Nguyễn trong tiến trình lịch sử phát triển trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam.

Xem chi tiết

Đồ gốm tại khu di tích Óc Eo – Ba Thê: Đặc trưng và quá trình phát triển

Đồ gốm là di vật phổ biến nhất trong văn hóa Óc Eo với sự đa dạng về loại hình và chất liệu làm gốm. Chúng phát triển từ thời tiền sử ở Nam Bộ Việt Nam và đạt đỉnh cao vào giai đoạn văn hóa Óc Eo với sự kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và các yếu tố ngoại nhập thông qua giao lưu văn hóa và trao đổi kỹ thuật với khu vực và những vùng xa hơn. Tại khu di tích Óc Eo – Ba Thê, đặc điểm cơ bản của đồ gốm là hầu hết đều được sản xuất theo hai tiêu chuẩn…

Xem chi tiết