Hướng dẫn sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử biên soạn chủ đề trong dạy học ở Trường Trung học Cơ sở

Bài viết đã chỉ ra cách thức hướng dẫn sinh viên nghiên cứu và biên soạn một chủ đề dạy học Lịch sử. Xuất phát từ phân tích sự cần thiết phải thay đổi trong dạy học, đặc biệt là dạy học các chủ đề, tác giả đã đưa ra quan niệm về chủ đề, các loại chủ đề trong dạy học, đồng thời đề xuất cách thức hướng dẫn sinh viên biên soạn chủ đề dạy học Lịch sử. Trọng tâm của bài viết là trình bày các bước xây dựng chủ đề Lịch sử một cách rõ ràng để người đọc có thể vận dụng một cách dễ dàng.

Xem chi tiết

Di tích lịch sử-văn hóa, nguồn sử liệu trực tiếp góp phần nghiên cứu lịch sử

… ở một mức độ hẹp hơn có thể thấy rằng di tích lịch sử-văn hóa là những dấu tích, dấu vết hoạt động của con người trong quá trình lịch sử còn sót lại. Di tích lịch sử-văn hóa được phân chia thành các loại như: di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa-nghệ thuật. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích nguồn sử liệu trực tiếp từ các loại hình di tích nói trên. Những thông tin trực tiếp từ những di tích ấy sẽ góp phần nghiên cứu lịch sử Việt Nam.

Xem chi tiết

Di tích lịch sử và vai trò của việc sử dụng hệ thống di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học Phổ thông

Sử dụng trực quan sinh động là con đường quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở các Trường Trung học Phổ thông hiện nay. Hệ thống di tích lịch sử với tư cách là
một bộ phận của đồ dùng trực quan do đó cũng có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học lịch sử. Thành phố Đà Nẵng có hệ thống di tích lịch sử phong phú, phản ánh nhiều mặt tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc vì thế có vị trí, ý nghĩa trực tiếp trong dạy học lịch sử Việt Nam. Bài viết, phân tích vị trí, ý nghĩa của hệ thống di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đối với quá trình dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông.

Xem chi tiết

Quan hệ thương mại của các nước phương Tây với đàng trong của Đại Việt ở các thế kỷ XVII-XVIII: Một số đặc điểm chính

Thế kỷ XVII – XVIII là giai đoạn phát triển sôi động của kinh tế Đại Việt nói chung, đặc biệt là kinh tế Đàng Trong nói riêng. Trong bối cảnh cần một lực đẩy để nhanh chóng nâng cao sức mạnh của mình trong thế đối sánh với Đàng Ngoài, nhằm giữ vững và phát triển vùng đất mới gây dựng, chúa Nguyễn đã có những chính sách thông thoáng kêu gọi và thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước phương Tây, phát triển nền kinh tế ngoại thương…

Xem chi tiết

Quốc Tử Giám thời Minh Mạng qua tư liệu lịch sử

Bài viết giới thiệu những tư liệu được khai thác chủ yếu trong bộ Đại Nam thực lục do Quốc Sử quán triều Nguyễn biên soạn. Nhà vua rất quan tâm đến công việc của Quốc Tử Giám, từ việc chọn người vào học, quy định lương bổng và quy trình giảng tập cho học sinh đến nội dung giảng dạy, sách dạy và tuyển chọn những người tài giỏi vào bộ máy quản lý Nhà nước. Đặc biệt lần đầu tiên, việc học trong Quốc Tử Giám đã có cả con em của các thổ quan. Đồng thời cũng lần đầu tiên dưới triều Minh Mạng (tháng 9/1840) có việc lấy đỗ cả những người họ tôn thất.

Xem chi tiết

Hoàn thành bộ “Quốc sử” Việt Nam đồ sộ nhất

… Bộ KH&CN đã thành lập Đề án cấp nhà nước mang mã số KHXH-LSVN/14-18 làm nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn bộ lịch sử Việt Nam. Tháng 11/2021, tập cuối cùng của bộ sách đã được nghiệm thu cấp nhà nước. Bài viết trình bày khái quát về quá trình nghiên cứu, biên soạn; những điểm mới cơ bản, nổi bật của công trình lịch sử Việt Nam có quy mô lớn nhất từ trước tới nay.

Xem chi tiết

Trần Quý Cáp trong sự thức tỉnh ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Bài viết phân tích sự thức tỉnh của các nhân sĩ Việt Nam đầu thế kỷ XX mà Trần Quý Cáp là một trong những nhân vật trọng yếu. Ông có những tư tưởng mới mẻ và hoạt động thực tiễn sôi nổi, là một hình ảnh có tính đại diện của cả phong trào trên các khía cạnh như tiếp nhận tri thức mới, nhận thức thực trạng Việt Nam, nhận thức về con đường cứu nước, Duy Tân… Bài viết cũng đi sâu phân tích vị trí của ông trong cuộc vận động chung vì tiến bộ của dân tộc lúc bấy giờ.

Xem chi tiết

Bút pháp tự sự trận Bạch Đằng Giang (1288) trong Đại Việt Sử ký toàn thư

Sử biên niên thường vẫn được xem là không khó soạn và cũng hay bị chê là đơn điệu. Bài viết này không phải là nhằm để phản biện ý đó nhưng muốn thông qua một ví dụ để gắng xới lại vấn đề. Việc phân tích phiến đoạn tự sự trận Bạch Đằng Giang (1288) trong Đại Việt Sử kí toàn thư cho thấy cách đọc thụ động bò theo trình tự thời gian mà không biết thống hợp sự kiện, sẽ dìm người đọc vào trong mớ tư liệu rời rạc. Ngược lại, cách đọc nối kết và liên hệ ngang dọc các sự việc giúp ta rút ra được những câu chuyện với nhiều hàm ý và dư vị.

Xem chi tiết

Thành Hồ trong bối cảnh Thành Cổ Champa

Nãm 1909, Henry Parmentier đã công bố việc khảo sát di tích thành Hồ trong công trình Thống kê khảo tả các di tích Chăm ở Trung kỳ. Ngoài phần mô tả, ông còn thực hiện bản vẽ thành. Theo mô tả của H. Parmentier, thành Hồ nằm bên tả ngạn sông Đà Rằng, cách cửa sông Đà Rằng độ 15km. Tòa thành hình vuông, cạnh 600m được xây chính hướng. Thành có hào rộng 30m bảo vệ tường khá cao ở mặt Bắc và Đông, mặt tượng còn lại rộng 3- 5m….

Xem chi tiết

Thành Hồ – Cửa ngõ Châu thượng nguyên (Tây Nguyên) của Chămpa

Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn chép về toà thành Hồ hay thành cổ An Nghiệp trong một đoạn rất ngắn: ” Thành cổ An Nghiệp: ở phía Bắc sông Đà Diễn, thuộc xã An Nghiệp huyện Tuy Hoà, chu vi 1400 trượng; tương truyền do người Chiêm Thành xây, tục gọi thành Hồ….

Xem chi tiết

Một số nhận xét về phong trào Đông Du ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX

Phong trào Đông Du là một hoạt động nổi bật trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX dựa trên nền tảng xu hướng Duy Tân đất nước do Phan Bội Châu lãnh đạo. Ở Nam Kỳ, phong trào Đông Du có vị trí, ý nghĩa lịch sử quan trọng, có những nét đặc trưng và là điểm nhấn trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam đầu thế kỷ XX.

     Bài viết này đề cập đến một số nét riêng của phong trào Đông du ở Nam Kỳ, trong so sánh với phong trào ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Qua đó, làm rõ một số đóng góp của phong trào Đông Du đối với hoạt động kháng Pháp của nhân dân Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.

Xem chi tiết

MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG của PHONG TRÀO TÂY SƠN thế kỷ XVIII

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thế kỷ XVIII là thời kỳ của chiến tranh nông dân với đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Dưới sự lãnh đạo của ba anh em nhà Tây Sơn, từ một phong trào ở ấp Tây Sơn đã phát triển thành phong trào quật khởi của cả dân tộc, là kết tinh của phong trào nông dân đấu tranh trong thế kỷ XVIII. Bài viết hướng đến tìm hiểu một số đặc trưng của phong trào Tây Sơn, qua đó thấy được những nét đặc sắc của phong trào,…

Xem chi tiết

THẾ ỨNG ĐỐI VĂN HOÁ của ĐẠI VIỆT với các QUỐC GIA KHU VỰC qua HÀNH TRẠNG và TÂM THỨC của một số QUÝ TỘC THỜI TRẦN (Phần 2)

…Cùng với việc giữ thế ứng đối với văn hoá phương Bắc, nhà Trần cũng rất chú ý đến những ảnh hưởng của môi trường chính trị, văn hoá phương Nam với xã hội Đại Việt. Liên tiếp trong các năm 1294, 1297, 1301, thời vua Trần Anh Tông (1276-1320) nhà Trần đã phải cất quân ngăn chặn các cuộc xâm lấn, cướp phá biên giới miền Tây Bắc của quân Ai Lao. Trong những trận giao tranh đó, danh tướng Phạm Ngũ Lão, một người vốn xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng về sau cũng bộc lộ khuynh hướng quý tộc hoá khá mạnh mẽ, đã lập được nhiều kỳ tích…

Xem chi tiết

THẾ ỨNG ĐỐI VĂN HOÁ của ĐẠI VIỆT với các QUỐC GIA KHU VỰC qua HÀNH TRẠNG và TÂM THỨC của một số QUÝ TỘC THỜI TRẦN (Phần 1)

Trong tác phẩm Dư địa chí, về thế ứng đối văn hoá của Đại Việt với các quốc gia láng giềng khu vực, Nguyễn Trãi đã đưa ra một khuyến cáo rất đáng chú ý: “Người trong nước không bắt chước ngôn ngữ và y phục của các nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm, Chân Lạp để làm loạn phong tục trong nước”…

Xem chi tiết

Sự tồn tại TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HÀN PHI trong LỊCH SỬ các NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN PHƯƠNG ĐÔNG

…Đan xen trong bức tranh “Bách gia tranh minh”, Pháp gia là một trong những trường phái lớn nhất, tư tưởng của họ không chỉ có ảnh hưởng lớn đến xã hội đương thời Trung Quốc mà còn ảnh hưởng lâu dài trong quá trình lập quốc và phát triển ở các nước phương Đông đồng văn, trong đó có Việt Nam. Học thuyết Pháp trị với đại diện tiêu biểu nhất là Hàn Phi Tử (280 tr.CN – 233 tr.CN) xuất hiện trên vũ đài lịch sử như là đại biểu đến sau nhưng nhanh chóng được đón nhận, trở thành sự lựa chọn của lịch sử.

Xem chi tiết

Tìm hiểu TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI VIỆT NAM thời kì CHÚA NGUYỄN và VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN (Từ cuối thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX)

Bài viết tìm hiều về tổ chức quân đội Việt Nam thời kì chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ cuối thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX. Chính quyền chúa Nguyễn và các vị vua đầu triều Nguyễn đã xây dựng được một lực lượng quân đội ngày càng lớn mạnh, tinh
nhuệ, với đầy đủ các binh chủng, được trang bị vũ khí hiện đại đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia.

Xem chi tiết

TÁC ĐỘNG của CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT đối với sự PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI ở MIỀN NAM VIỆT NAM trong KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và việc ký kết Hiệp nghị Genève năm 1954, Mỹ thay chân Pháp tiến hành cai trị miền Nam theo lối chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Trong suốt 20 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn luôn coi “cải cách điền địa” và “bình định nông thôn” là “quốc sách”, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của cuộc chiến….

Xem chi tiết

Vai trò của lực lượng nô lệ trong xã hội Đại Việt thời Lý

Tìm hiểu lịch sử Đại Việt thời Lý (1009 – 1225), chúng ta cần làm sáng tỏ một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự sung túc của đất nước thời kỳ này. Đó là lực lượng nhân công được “nhập khẩu” về từ nhiều nguồn khác nhau: Trung Hoa, Chiêm Thành, Ai Lao… đã tham gia trong hầu hết các hoạt động kinh tế với thân phận nô lệ, góp phần tạo nên nhiều kiến trúc và công trình văn hóa trong giai đoạn đầu tự chủ…

Xem chi tiết

Về hai chuyến ngự du phương Nam của Đại Việt quốc vương NGUYỄN PHÚC CHU

XEM LẠI THỰC LỤC VỀ HIỂN TÔNG HIẾU MINH HOÀNG ĐẾ NGUYỄN PHÚC CHU, TA THẤY NGƯỜI KHI THÌ BẮC TUẦN, KHI THÌ NAM LÝ; NHƯNG SỐ LẦN RA BẮC THÌ NHIỀU, CÒN SỐ LẦN VÀO NAM THÌ CHỈ CÓ MỘT LẦN VÀO QUẢNG NAM NĂM 1719. SONG PHƯƠNG TIÊN NGỰ DU BẰNG ĐƯỜNG BỘ HAY ĐƯỜNG THỦY, CÁC ĐIỂM DỪNG Ở ĐÂU… THÌ SỬ GHI KHÔNG RÕ. DỰA VÀO MỘT SỐ DI VẬT KHÁC, CHÚNG TA ĐƯỢC BIẾT CHÚA CÓ HAI CUỘC NAM DU VÀ LỘ TRÌNH CỦA CHÚA…

Xem chi tiết

Nhật ký du hành gặp vua xứ Đàng Trong của James Bean

Tôi được biết ông giáo sư từ Anh quốc sang Ấn Độ sưu tra sao chụp tài liệu rồi đến Việt Nam để khảo sát thực địa dấu vết cuộc du hành của tổ tiên xa đời của ông là James Bean vào thế kỷ XVIII. Cuộc du hành ấy diễn ra trong tháng 1-1765 của các nhân viên “Công ty Đông Ấn thuộc Anh” (London East India Company) – trong đó có Jame Bean – đi từ Hội An (Faifoe) ra Hué Fou (Huế Phủ) đóng ở Fou-Tchouan (Phú Xuân) để yết kiến “Vua xứ Đàng Trong” (the King of Cochinchina)…

Xem chi tiết