Phong trào tẩy chay Hoa kiều ở Việt Nam năm 1919 (qua nguồn tư liệu báo chí đầu thế kỷ XX)

…Với mong muốn có thể lấp dần những khoảng trống trong lịch sử Việt Nam, chúng tôi quyết định tìm lại trong tư liệu báo chí đương thời, một kênh thông tin quan trọng khả dĩ có thể dựng lại diễn biến của phong trào, đặt nó trong chuỗi các hoạt động của tư sản Việt Nam, với mong muốn có thể làm rõ thêm về vai trò và vị trí của tầng lớp tư sản Việt Nam trong lịch sử cũng như đưa đến những góc nhìn đa chiều về lịch sử cận đại Việt Nam.

Xem chi tiết

Việt Nam, nhìn từ huyền thoại ít được biết đến

Việt Nam sở hữu nhiều huyền thoại. Từ huyền thoại cổ xưa đến huyền thoại mới toanh, huyền thoại lịch sử đến huyền thoại văn chương: huyền thoại “mở cõi” hay “Việt Nam là nước thơ” là một; từ huyền thoại lớn đến huyền thoại nhỏ, ở đó huyền thoại “lục bát là thể thơ thuần Việt” rất điển hình.

Xem chi tiết

Mối bang giao giữa triều đình Huế với hai phiên vương Thủy xá, Hỏa xá

…Như vậy, vị trí của hai Phiên vương này được mô tả trong các tài liệu trên là vùng đất Tây Nguyên ngày nay, tức là các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và kéo dài đến tỉnh Đăk Lăk và là vùng đồng bào cư trú ở phía Tây các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay. Vùng đất này ở đầu nguồn hai nhánh sông Ba đó là Ea Ayun và Krông- Hnăng…

Xem chi tiết

Đóng góp của Chương Dụng vào nghiên cứu lịch cổ Việt Nam

Chương Dụng là người Trung Hoa được sinh ra ở Anh (1911) và được học thành tài tại Đức (1929-1936). Ông tới Hà Nội (1938) đọc sách ở Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, ông đã đọc cuốn lịch cổ của Việt Nam là Bách trúng kinh A2517 (nay đã thất lạc) và viết ngay bài “Việt lịch sóc nhuận khảo”. Năm 1939, Chương Dụng đi Hương Cảng (một nhượng địa thuộc Anh) chữa bệnh, rồi mất tại đó. Ông còn kịp gửi bài báo trên cho tạp chí Tây Nam Nghiên cứu để xuất bản vào số 01 năm 1940.

Xem chi tiết

Âm dương và ngũ hành trong cách tính lịch 12 con giáp của người xưa

Thuyết âm dương, ngũ hành được đề cập đến trong một tác phẩm thành văn tối cổ Trung Hoa là Kinh Dịch. Tuy vậy, Kinh Dịch của Khổng Tử chỉ là sự thu thập các kiến thức và quan niệm của người xưa từ thời vua Phục Hy lưu truyền đến đời Khổng Tử. Khổng Tử chỉ góp nhặt và suy diễn thêm cho thành một hệ thống và ghi lại thành văn bản cho hậu thế mà thôi…

Xem chi tiết

Kể chuyện sự tích Bia Bà

Bia Bà là tấm bia ghi về sự tích Bà đệ nhị cung phi triều Mạc Thái Tông (1530- 1540). Bà sinh ngày mồng 2 tháng 3 năm 1511 tại làng La Ninh huyện Từ Liêm trấn Sơn Tây, nay là thôn La Khê xã Văn Khê thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây. Sinh ra trong một gia đình thế phiệt nhiều đời làm quan trong triều, thân phụ Bà là Đô lực sĩ Thiết Sơn bá Trần Chân đời Lê sơ. Được trời phú cho tư chất thông minh, lại nết na thùy mị và có nhan sắc hơn người, nên Bà được nhiều gia đình danh giá đương thời muốn đón về làm dâu…

Xem chi tiết

Nghiên cứu Việt Nam từ góc độ khu vực học một số thành tựu và triển vọng

Khu vực học được chính thức hình thành vào khoảng những năm 40 của thế kỷ XX. Khu vực học ra đời đầu tiên ở Mỹ, nhưng chỉ phát triển mạnh ở một số trường đại học, trong khi đó ở Nhật Bản, ngành học này ra đời muộn hơn nhưng phát triển khá rộng trên phạm vi của quốc gia. Có thể nói, Khu vực học đã và đang phát triển mạnh ở một số nước trên thế giới, nhưng là lĩnh vực khá mới ở Việt Nam…

Xem chi tiết

Chợ Việt (chợ miền Bắc -Phần 1)

…..Theo truyền thuyết xưa kia nơi họp chợ là bãi chiến trường, có nhiều người chết. Chợ họp để tạo cơ hội cho người sống và người chết có dịp gặp nhau. Chợ bắt đẩu từ lúc lên đèn, ở ngôi miếu cổ, nổi tiếng linh thiêng. Chợ không lều, không quán, không đèn nến. Người đến chợ tay ôm con gà mái đen được chăm sóc cân thận làm vật tế Thành Hoàng làng. Theo người xưa thì con gà đen sẽ giúp họ len lỏi vào cõi âm để gặp người thân. Trong chợ còn có cả dãy vàng mã, hương, trầu cau….

Xem chi tiết

Tìm hiểu lịch sử nghề khắc – in sách Hán – Nôm của Việt Nam thời Phong kiến

Nghề khắc in ván gỗ sách Hán Nôm của Việt Nam có từ khá sớm, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên phần nhiều các bản khắc gỗ đã bị hỏng, mất mát không còn lưu giữ lại được là bao nhiêu. Hiện nay đa phần các ván in chúng ta còn giữ được là của triều Nguyễn để lại, một phần nữa là ở các chùa chiền, đền miếu ở phía Bắc. Vì vậy, muốn nghiên cứu lịch sử nghề khắc in chỉ có cách thông qua các tàng bản thời Phong kiến trong các bộ sách Hán Nôm đã in và hiện còn đến ngày nay…..

Xem chi tiết

Diễn xướng đồng dao trong các hoạt động lao động của trẻ em dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

Đồng dao gồm những bài hát và trò chơi trong đó có cả phần lời và cách thức diễn xướng. Khi tìm hiểu về những câu hát đồng dao của trẻ em trong môi trường lao động chúng tôi không đặt vấn đề nghiên cứu trẻ em là đối tượng lao động chính mà nghiên cứu ở mối quan hệ hữu cơ giữa trẻ em với hoạt động thực tiễn khi trẻ tham gia lao động. Đối với trẻ nhỏ những bài đồng dao đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu và luôn gắn với hoạt động thực tiễn lao động của các em.

Xem chi tiết

Đồng dao và trò chơi trẻ em dân tộc thiểu số trong đời sống hiện nay

Đồng dao và trò chơi trẻ em dân tộc thiểu số thuộc các khu vực như miền núi phía Bắc, miền Trung – Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ đã được công bố, số lượng các sưu tập, tuyển dịch của nhiều dân tộc là nguồn tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu di sản văn học, văn hóa dân tộc. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi khảo sát thực trạng đồng dao và trò chơi trẻ em một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc….

Xem chi tiết

Tên gọi dinh trấn Thanh Chiêm

Dinh trấn Thanh Chiêm đã thật sự trở thành kinh đô thứ hai của xứ Đàng Trong. Tuy nhiên tên gọi dinh trấn Thanh Chiêm có từ bao giờ, ý nghĩa của tên gọi đó như thế nào, sự biến đổi qua các thời kỳ lịch sử như thế nào và tính chất lịch sử của dinh trấn Thanh Chiêm là những vấn đề cần được quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn nữa. Bài viết này thông qua các cứ liệu lịch sử sẽ phần nào nghiên cứu các vấn đề trên.

Xem chi tiết

Lời giới thiệu Iconographie historique de l’Indochine française

Trong tay độc giả một bản dịch từ tác phẩm – có tựa đề Iconographie historique de l’Indochine française của hai tác giả Paul Boudet và André Masson.! Theo cách hiểu của chúng tôi Iconographie là một loại hình khoa học về tranh tượng… được vẽ, khắc hay đắp theo kỹ thuật mô phỏng bằng những chất liệu khác nhau (Science des images produites par la peinture, la sculpture et des autres arts plastiques) theo Nouveau petit Larousse illustré

Iconographie – theo ngôn ngữ bác học! còn có thể được hiểu là bộ sưu tập chân dung người danh tiếng (Collection de portraits d’hommes célèbres)…

Xem chi tiết

Nghề thủ công cổ truyền các dân tộc ở Việt Nam: Diện mạo và những vấn đề đang đặt ra

Trong báo cáo này, chúng tôi xin trình bày vài suy nghĩ khái quát về hiện trạng các nghề thủ công cổ truyền và vai trò của nó trong đời sống các dân tộc ở Việt Nam, đồng thời nêu lên một số ý kiến về việc bảo tồn, phát huy các ngành nghề thủ công trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

Xem chi tiết

Về một vài địa danh,tên riêng gốc Nam Đảo trong vùng Hà Nội xưa

Địa danh hay tên gọi riêng của một vị trí nào đó, một nơi nào đó được nhân hóa trong một vùng lãnh thổ cụ thể là kết quả tất yếu của nhu cầu hoạt động xã hội ấy. Mỗi một địa vực cư trú bao giờ cũng có tính lịch sử riêng mang dấu ấn hoạt động của cư dân là chủ thể vùng miền đó. Do vậy, địa danh trong một vùng lãnh thổ ít nhiều đều phản ánh tính lịch sử của vùng lãnh thổ ấy. Trong quá trình thay đổi của một không gian địa lý, cư dân của nó cũng sẽ thay đổi nên có địa danh mất đi, có địa danh được lưu giữ lại theo nhiều cách khác nhau và cũng sẽ có những địa danh mối xuất hiện…

Xem chi tiết

Nguồn gốc và ý nghĩa các tộc danh ở Việt Nam (Phần 1)

Cùng với ngôn ngữ tộc người, tộc danh là dấu chỉ trước tiên giúp một tộc người tự phân biệt với những tộc người khác, và phân biệt những tộc người khác với tộc người mà mình sở thuộc. Nguồn gốc của các tộc danh có thể là những danh xưng tự gọi, nhưng thường xuất phát từ cách gọi để phân biệt của các cộng đồng lân cận. Các cộng đồng người thường dựa vào nơi cư trú hoặc một điểm đặc trưng, đặc thù về văn hóa của các cộng đồng láng giềng để đặt tên cho họ. Do đó, các tộc danh ở Việt Nam thường phản ánh xuất xứ và phản ánh cái nhìn của các cộng đồng người đối với nhau.

Xem chi tiết

Nguồn gốc và ý nghĩa các tộc danh ở Việt Nam (Phần 2)

Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, và đóng vai trò trung tâm trong suốt tiến trình lịch sử Việt Nam chính là tộc Việt. Từ những nhóm tổ tiên cư trú trên miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, tộc Việt đã mở rộng địa bàn từ miền núi xuống đồng bằng, hải đảo và mở rộng lãnh thổ tộc người xuống phương Nam, cộng cư và tiếp biến văn hóa với các tộc người thiểu số anh em để làm giàu nội lực văn hóa của mình và của quốc gia dân tộc Việt Nam mà mình là rường cột.

Xem chi tiết

VIỆT NAM HỌC trong GIẢI CẤU TRÚC và LIÊN KÍ HIỆU VĂN HÓA (Phần 2)

Có cần giải cấu trúc “Việt Nam học” không? – Đương nhiên là có. Ngành Việt Nam học qua thời gian đã có những cuộc giải cấu trúc nhất định. Ban đầu các nhà Việt Nam học chủ yếu nghiên cứu những gì thuộc về căn tính/căn cước/bản sắc Việt Nam. Về sau xuất hiện nhánh nghiên cứu Việt Nam học – “tiếp biến văn hóa”, rồi đến Việt Nam học – “khu vực học” và gần đây nhất là Việt Nam học – “quốc tế học” (theo nghĩa “toàn cầu hóa”). Vậy vấn đề đương đại của Việt Nam học là gì?

Xem chi tiết

VIỆT NAM HỌC trong GIẢI CẤU TRÚC và LIÊN KÍ HIỆU VĂN HÓA (Phần 1)

Việt Nam học là ngành nghiên cứu có phạm vi bao quát rất rộng, bao gồm tất cả mọi thứ có liên quan đến đất nước, con người, văn hóa Việt Nam từ cổ chí kim. Hiện ở Việt Nam, giới nghiên cứu và giảng dạy vẫn chưa thống nhất cách tiếp cận Việt Nam học, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa và công nghiệp 4.0 hiện nay, Việt Nam học sẽ đi theo hướng nào?

Xem chi tiết