Khảo sát văn bản sắc phong thuộc triều đại nhà Nguyễn Việt Nam

Qua Bộ sưu tập gồm 642 sắc phong của các triều đại nhà Nguyễn – kéo dài từ các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và đặc biệt là Thành Thái, chúng tôi đã phân loại về mặt văn bản và biên dịch để có thể chú giải về mặt lịch sử văn hoá Việt Nam trong giai đoạn cận hiện đại.

Xem chi tiết

Góp phần làm rõ TRUYỆN TÂY MINH trong Lục Vân Tiên của NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Truyện Tây Minh là truyện gì? Tình tiết ra sao? Có nhiều ý kiến -dẫn nhiều tư liệu- nhưng chưa có nguồn tư liệu nào thuyết phục được. Tác giả đã cho ta ý kiến có nguồn gốc tư liệu để giải thích về truyện Tây Minh. Đồng thời tác giả còn nêu lên ý kiến về truyện Đông Minh- như là một sự cân đối trong nền tảng triết học phương Đông.

Xem chi tiết

Tính dân tộc và đại chúng của NGÔN NGỮ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ nội địa (Phần 1)

Xét về khía cạnh ngôn ngữ học, thì trên đường biển (hàng hải) hầu như phải sử dụng các kí hiệu (vốn từ vựng và cú pháp) được quy định chung bởi tổ chức Hàng hải thế giới (IMO) bằng tiếng Anh (hoặc tiếng Việt với nghĩa tương đương dịch thuật).

Xem chi tiết

VĂN HOÁ ĐỌC và văn hoá NGHE, NHÌN_Sự dịch chuyển từ phương thức ĐỌC TRUYỀN THỐNG đến phương thức ĐỌC HIỆN ĐẠI (Kết quả khảo sát “Thị hiếu thẩm mĩ của công chúng văn học Việt Nam đương đại”)

Công chúng thường lựa chọn cho mình phương thức tiếp nhận quen thuộc, phù hợp. Có người tiếp nhận theo phương thức đọc (đọc văn bản). Có người tiếp nhận theo phương thức qua các phương tiện nghe – nhìn như (đọc qua đài, qua tivi và các tiện ích khác,…). Từ các phương thức này tạo nên các tâm thế tiếp nhận, hiệu quả tiếp nhận các hiệu ứng thẩm mĩ, thói quen thẩm mĩ và thị hiếu thẩm mĩ khác nhau.

Xem chi tiết

Sự cần thiết phân biệt các KHÁI NIỆM TỪ GỐC, TỪ MƯỢN, TỪ NGOẠI LAI và TỪ NGOẠI trong nghiên cứu từ vựng tiếng Việt

Về lí luận, có thể hiểu từ vựng thuần Việt là những từ ngữ vốn có của tiếng Việt, còn từ vựng ngoại lai là những từ ngữ mà tiếng Việt mượn của các ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, trong thực tế việc nhận diện đâu là từ thuần Việt, đâu là từ ngoại lai không phải dễ dàng.

Xem chi tiết

L. CADIERE và tác phẩm: CÚ PHÁP TIẾNG VIỆT (“Syntaxe de la langue vietnamienne”) một lối nhìn mới về NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT

Léopold Cadière (1869-1955) là Linh mục thừa sai (dòng Tên) Pháp đã sống và làm việc 63 năm (1892-1955) ở Việt Nam. Bên cạnh trách nhiệm phục vụ Giáo hội ông còn là một học giả sâu sắc, uyên thâm về Việt Nam học trên hai địa hạt Dân tộc học và Ngôn ngữ học.

Xem chi tiết

Tìm hiểu CÁU TRÚC VĨ MÔ của MỤC TỪ NGÔN NGỮ trong Từ Điển Bách Khoa Việt Nam

Thuật ngữ có vai trò rất quan trọng đối với ngôn ngữ và là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá trình độ phát triển khoa học, kĩ thuật và công nghệ của một dân tộc. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, khoa học, kĩ thuật và công nghệ đã làm cho thuật ngữ phát triển theo bên cạnh đó cũng tạo ra một hệ luỵ đó là tình trạng lộn xộn của thuật ngữ tiếng Việt.

Xem chi tiết