Trường hợp Lê Chất và Trương Đăng Quế việc sử dụng người tài của các vua đầu triều Nguyễn

Trong bối cảnh lịch sử vừa mới chiến thắng phong trào Tây Sơn và sau đó là xây dựng bộ máy chính quyền quan liêu chuyên chế, những người có liên quan đến phong trào Tây Sơn vẫn được trọng dụng thì đó là một điều rất đáng ngạc nhiên. Từ đó cho thấy cách sử dụng nhân tài và xây dựng bộ máy quan lại của nhà Nguyễn rất đáng nhìn nhận và cần được nghiên cứu….

Xem chi tiết

Vấn đề canh tân đất nước dưới triều Nguyễn nửa sau thế kỷ XIX

Từ đầu những năm 60 thế kỷ XIX, nguy cơ mất nước ngày càng hiện rõ đã giúp nhiều người Việt Nam nhận ra sự lạc hậu của đất nước trước văn minh phương Tây, nên quyết tâm đi tìm căn nguyên khiến dân tộc không thể đối đầu với phương Tây để khắc phục. Từng người, từng người một, không phân biệt thành phần xã hội, giai cấp, tôn giáo đã đem sở học và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế thuyết phục và xin thực hiện; dấy thành một trào lưu mạnh mẽ….

Xem chi tiết

Phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa và thái độ của nhân dân Thanh Hóa đối với vương triều Nguyễn

Có thể nói, trước khi giặc Pháp đánh chiếm Kinh đô Huế (đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5 -7-1885), mạng lưới chống Pháp đã được thiết lập trên toàn tỉnh Thanh Hóa. Chính nhờ có sự chuẩn bị tích cực như vậy nên ngay sau khi nghe tin kinh thành Huế thất thủ và vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết đưa ra vùng núi miền Tây Quảng Trị xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước một lòng đứng dậy đánh giặc Pháp giúp vua cứu nước, phong trào yêu nước chống Pháp (Phong trào Cần Vương) của nhân dân Thanh Hóa đã được triển khai ở hầu hết các huyện trong tỉnh.

Xem chi tiết

Tính năng động của công trình thủy lợi châu thổ sông Hồng dưới triều Nguyễn

Lịch sử khai thác và tụ cư trên châu thổ sông Hồng gắn chặt với việc chủ động về nước và hệ thống thủy lợi được tạo nên bằng một quá trình bồi đắp lâu dài. Mối quan tâm chính đối với việc đắp đê nhằm bảo vệ chống những trận lụt lớn của các dòng sông là một hằng số trong lịch sử cổ đại và hiện đại của Việt Nam, đã góp phần lớn vào việc cấu trúc nên mối quan hệ giữa Nhà nước và nông dân, chỉ vì ở đất nước chủ yếu là nông thôn này, sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập quan trọng nhất của Nhà nước quân chủ thông qua sự chiếm hữu đất đai của người nông dân (đã đăng bộ)…

Xem chi tiết

Quốc sử quán triều Nguyễn từ thời vua Gia Long đến Tự Đức

Tồn tại trong vòng 125 năm (1820 – 1945), Quốc sử quán triều Nguyễn đã để lại cho đời một khối lượng tư liệu đồ sộ và một lượng công trình quy mô. Đây là cơ quan văn hoá – giáo dục chuyên trách biên soạn lịch sử của triều Nguyễn và cũng là cơ quan làm sử lớn nhất, chặt chẽ nhất và thành công nhất trong nền sử học quân chủ Việt Nam…

Xem chi tiết

Một vài suy nghĩ về tình hình xã hội và phong trào nông dân ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX

….Bằng thực tiễn đấu tranh, nông dân và các dân tộc càng tích lũy những kinh nghiệm mới, mà kinh nghiệm trước tiên là củng cố và phát huy khối đoàn kết của cả cộng đồng. Và rõ ràng là những người cầm súng chống thực dân Pháp khi chúng vừa đặt chân tới không phải là ai khác mà chính là những người ngày hôm qua đã được thử thách trong phong trào nông dân gay go, quyết liệt và liên tục hơn nửa thế kỷ.

Xem chi tiết

Ruộng của các chùa ở Thừa Thiên Huế dưới thời Nguyễn (1802 – 1945)

 Chùa ở Huế có rất nhiều nét đặc trưng kiến trúc cũng như văn hóa đa dạng phong phú, mang nét đẹp của xứ thần kinh cổ kính. Các ngôi chùa buổi đầu xuất hiện đã nêu cao chủ trương “dĩ nông vi thiền” lấy việc cày cấy làm thiền. Các vị Tổ sư đã “tự thực kỳ thực” khai khẩn ruộng vườn để tạo ra kinh tế cho chính mình, nhằm tạo cho cuộc sống thiền môn mỗi ngày mỗi thêm sung túc.

Xem chi tiết

Bộ máy hành chính làng xã thời Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX)

Ngay từ khi nhà Nguyễn mới ra đời, thời Gia Long và sau này vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều tiếp thu, thừa hưởng kinh nghiệm tổ chức cấp xã thời Lê và có phần sáng tạo thêm. Ở xã, nhà Nguyễn vẫn duy trì xã trưởng – người đứng đầu hàng xã với chức năng và nhiệm vụ được quy định khá rõ ràng…

Xem chi tiết

Đường Thiên Lý dưới thời Nguyễn

…..Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh cho đắp đường thiên lý, đường đủ rộng để voi, ngựa đi được từ Thăng Long qua Thanh Hoá vào đến đồn Hà Trung, huyện Kỳ Hoa (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vượt đèo Ngang vào sông Gianh. Năm 1788, Nguyễn Huệ đã đưa quân từ Phú Xuân (Huế) ra đến Ninh Bình. Đoạn đường từ Nghệ An đến Tam Điệp dài 800 km, với 8 vạn quân, 200 voi chiến, nhiều ngựa mà chỉ đi trong 7 ngày, chứng tỏ ngoài tài hành quân thần tốc của Quang Trung, một yếu tố đã góp phần làm nên chiến thắng của quân Tây Sơn là hệ thống đường bộ lúc bấy giờ đã phát triển….

Xem chi tiết

Chính sách của vua Gia Long đối với các cựu thần triều Lê

Vua Gia Long lên ngôi (ở ngôi từ 1802-1820), quản lý đất nước từ Bắc đến Nam trong bối cảnh xã hội không ít phức tạp. Hiện tượng phân tán kéo dài, nạn đói nghèo, ruộng đất hoang hóa, dân phiêu tán, nạn thiên tai để lại nhiều hậu quả nặng nề trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nhưng vấn đề quan trọng là lòng dân ly tán. Dân Bắc Hà vốn còn lưu luyến với nhà Lê và không ít người từ Bắc chí Nam còn nhớ tới triều Tây Sơn. Đặc biệt là sĩ phu, quan lại từng học hành, đỗ đạt và làm việc cho triều đình nhà Lê còn nhiều cân nhắc và chưa sẵn sàng theo nhà Nguyễn….

Xem chi tiết

Kênh đào thời Nguyễn ở Nam Bộ

Mạng lưới sông ngòi Nam Bộ được tạo thành bởi sông Đồng Nai và sông Cửu Long, là hai hệ thống sông lớn vào loại nhất Việt Nam. Cũng như các hệ thống sông Hồng – Thái Bình đã tạo thành một mạng lưới sông ngòi Bắc Bộ, Đồng Nai trao đổi nước với hệ thống Cửu Long tạo thành bộ mặt sông nước thiên nhiên Nam Bộ….

Xem chi tiết

Sự hình thành thôn ấp ở Tiền Giang dưới thời các vị chúa Nguyễn (Thế kỷ XVII – XVIII)

Với nếp sinh hoạt xã hội có tổ chức ở quê hương bản quán mà đặc trưng chung là tính cộng đồng và tinh thần tương thân tương ái, khi vào vùng đất Tiền Giang, lưu dân người Việt đã nhanh chóng “kết thành chòm xóm”, gồm năm, mười nóc nhà để “dựa vào nhau làm ăn; đùm bọc, giúp đỡ nhau trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn; bảo vệ lẫn nhau, chống lại thú dữ, trộm cướp..

Xem chi tiết

Về công cuộc khai phá vùng đất Tầm Phong Long (Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX)

Năm 1757, triều đình Chân Lạp đại loạn, để giữ được quyền lực chính trị, Nặc Ông Tôn dựa vào thế lực chúa Nguyễn, được chúa Nguyễn giúp lên ngôi và đã dâng chúa Thế Tông ( Nguyễn Phúc Khoát) đất Tầm Phong Long. Cai cơ Nguyễn Cư Trinh vâng lệnh Chúa tiếp nhận đất này và “ đặt đạo Đông Khẩu ở xứ Sa Đéc, đặt đạo Tân Châu ở xứ cù lao Diến trên Tiền Giang, đặt đạo Châu Đốc ở xứ Châu Đốc trên Hậu Giang, lấy quân dinh Long Hồ để trấn áp, chẹn giữ những nơi yếu hại ở địa đầu….

Xem chi tiết

Xứ Nghệ với văn hoá Nguyễn

Nghệ An là cố hương của vua Quang Trung. Trong tâm tư sâu sắc của nhân dân Nghệ An, hình ảnh Bắc Bình vương Nguyễn Huệ – vua Quang Trung vẫn lừng lững oai hùng trong lần từ Huế ra lấy thành Nghệ An không gẫy một cán giáo, mất một mũi tên, vẫn uy nghi dõng dạc trong cuộc duyệt binh dưới chân núi Lam Thành và vô cùng cao đẹp khi đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, kéo đoàn quân chiến thắng qua Nghệ An về Phú Xuân….

Xem chi tiết

Dấu ấn của chúa Nguyễn trên đất Ba Giồng

 Ba Giồng là vùng đất có bề dày lịch sử đáng kể trong công cuộc Nam tiến và khai hoang lập ấp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Địa danh này cũng gắn liền với cuộc tranh hùng quyết liệt giữa Nguyễn ánh và Tây Sơn vì đây là nơi hùng cứ của quân Đông Sơn – hiểu theo nghĩa đối nghịch với Tây Sơn.

Xem chi tiết

Một số dấu ấn và giai thoại về Nguyễn Ánh trên vùng đất Phương Nam

Khi chúa Nguyễn Ánh còn bôn ba gian nan ở miền Nam lẩn tránh quân Tây Sơn, có thể nói địa phương nào có dấu chân ông đi qua, kể cả đường sông, đường biển, hầu như nơi đó đều có để lại những dấu ấn tình cảm vô cùng sâu đậm. Từ phường ăn mày, người bần nông cùng khổ, đến thày tu hoặc những tay cự phú gạo tiền nứt đố đổ vách… ai ai cũng thể hiện tinh thần hào hiệp với chúa…

Xem chi tiết

“Nguồn” trong kinh tế hàng hóa ở Đàng Trong

Như chúng ta đã thấy, ở Chămpa cũng như nhiều nơi khác tại Đông Nam á, người vùng cao phục vụ các vương triều đồng bằng như những “đầu sai”, cung cấp lâm sản cho các cảng biển, nơi chúng được bán lại như những hàng hoá có giá trị cao vào mạng lưới buôn bán toàn cầu của Đông á1. Sau sự suy tàn của Chămpa, một mô hình mới nổi lên dưới dạng di dân từ các tỉnh phía bắc tới định cư, khai khẩn đất đai, trồng lúa và từng người trong số họ đã đóng góp vào việc thiết lập một hệ thống kinh tế mới…

Xem chi tiết

Vai trò thủ phủ đối với sự ra đời, phát triển của Đàng Trong trên các lĩnh vực phát triển lãnh thổ, xây dựng chính quyền, phát triển nền kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội

Với một quá trình lâu dài đóng vai trò trung tâm chính trị quân sự, văn hóa và cả kinh tế của Đàng Trong, các thủ phủ đã có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xứ sở này. Đây chính là đầu não của các cuộc chiến đấu và giành chiến thắng trong cuộc chiến với Đàng Ngoài, bảo vệ được cơ đồ của họ Nguyễn ở phương Nam. Cũng từ đây, công cuộc Nam tiến diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả, để lãnh thổ đất nước không ngừng được mở rộng….

Xem chi tiết

Đô thị Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn

Vào cuối thế kỷ XVI, trên vùng đất Thuận Quảng của Chúa Nguyễn đã manh nha ra đời các đô thị đáp ứng cho nhu cầu lưu trú và buôn bán của thương nhân nhưng đến nay rất khó xác minh trên thực địa vì đã qua hơn 5 thế kỷ thay đổi dâu bể nên chúng tôi xem đó là tiền đề để khảo cứu và giới thiệu các phố cảng Hội An, Thanh Hà, Nước Mặn, Hà Tiên của đất Đàng Trong.

Xem chi tiết

Góp phần tìm hiểu công cuộc mở đất của chúa Nguyễn ở vùng Kauthara – Champa thế kỷ XVII

Cho đến nay, kết quả nghiên cứu công cuộc mở đất của chúa Nguyễn trên vùng đất Kauthara – Champa ở thế kỷ XVII chỉ thể hiện trong một số công trình sử học của Quốc sử quán triều Nguyễn như Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam liệt truyện tiền biên, Đại Nam nhất thống chí hay Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn. Do chính sử và tư liệu văn bản rất hạn chế nên công cuộc mở đất của chúa Nguyễn trên vùng đất này vẫn là một bí ấn lịch sử…

Xem chi tiết