Trình diễn DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ tại Bảo tàng Gia Lai

 Qua giới thiệu, đánh giá và nêu lên một số hạn chế trong hoạt động trình diễn, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của bảo tàng Gia Lai, bài viết hướng tới một số giải pháp nhằm phát huy tác dụng của thiết chế bảo tàng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa này trong thời gian tới.

Xem chi tiết

Từ LỄ CẤP SẮC của NGƯỜI DAO: Suy nghĩ về việc xây dựng cộng đồng cư dân theo xu hướng chia sẻ văn hóa trong quản lý và khai thác di sản văn hóa tộc người

 Lễ cấp sắc là đặc trưng văn hóa tiêu biểu của người Dao. Do người Dao ở Việt Nam có rất nhiều nhóm địa phương, nên bài bản, trình tự hành lễ của lễ cấp sắc ở mỗi nhóm lại có những khác biệt nhất định. Vì vậy, người Dao thường rất ít chia sẻ về nghi lễ quan trọng này trong nội bộ đồng tộc, cho dù quá trình thực hành vẫn diễn ra thường xuyên. Việc nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp giúp cộng đồng người Dao cởi mở hơn trong quá trình chia sẻ di sản văn hóa đặc sắc giữa các nhóm địa phương là việc làm hết sức cần thiết. Khi di sản văn hóa được chủ động chia sẻ, sẽ có nhiều cơ hội tốt để biến thành động lực của cộng đồng tộc người trong phát triển kinh tế.

Xem chi tiết

LÀNG NGHỀ ĐẬU Trà Lâm, thị xã Thuận Thành, tỉnh BẮC NINH – Vấn đề bảo tồn và phát huy

 Làng Trà Lâm, xã Trí Quả, thịxã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là một làng cổ có nghề làm đậu truyền thống nổi tiếng. Làng nghề này đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể năm 2020. Bài viết này của chúng tôi tập trung vào hai nội dung chính: tổ nghề và lịch sử làng nghề đậu Trà Lâm; vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản làng nghề đậu Trà Lâm.

Xem chi tiết

Đánh giá khả năng phát triển DU LỊCH tại các LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ở Thành phố ĐÀ NẲNG

… Kết quả cho thấy khả năng khai thác du lịch tại lễ hội Quán Thế Âm là rất thuận lợi; lễ hội Cầu Ngư là thuận lợi; lễ hội đình làng Hải Châu thuận lợi trung bình; lễ hội đình làng Túy Loan, lễ hội Đâm trâu ít thuận lợi và lễ hội đình làng Hòa Mỹ, đình làng Thạc Gián là kém thuận lợi. Bài viết cũng đã đưa ra một vài khuyến nghị cho công tác tổ chức du lịch tại các lễ hội truyền thống.

Xem chi tiết

Một vài cảm nhận về VĂN HOÁ XỨ ĐOÀI trong Bối cảnh Đô thị hoá

Đô thị hóa được hiểu là quá trình mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa diện tích hoặc số dân đô thị trên tổng diện tích hoặc số dân của một khu vực hoặc vùng. Bên cạnh đó, đô thị hóa cũng được tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố trên theo thời gian. Bài viết này, từ góc nhìn lý thuyết “giao lưu và tiếp biến văn hóa” phân tích hiện trạng văn hóa xứ Đoài trước tác động của đô thị hóa và quản trị môi trường đô thị Hà Nội.

Xem chi tiết

Nghiên cứu LỄ CÚNG CẦU PHÚC qua Văn bản tục lệ Hán Nôm huyện Từ Liêm, tỉnh HÀ ĐÔNG xưa

Trong các lễ cúng ấy, cúng cầu phúc được nhiều làng xã quan tâm nhất. Cho đến hiện nay, lễ cúng cầu phúc đầu năm ở đình, chùa, miếu vẫn được người dân coi trọng, thể hiện mong muốn một năm mới mạnh khỏe, bình an. Thông qua việc tìm hiểu lệ cúng này ở huyện Từ Liêm, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về sinh hoạt văn hóa, tâm linh của người dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa.

Xem chi tiết

KHẢO CỔ HỌC Tiền sử Lạng Sơn: Những Giá trị nổi bật

Dựa vào những tư liệu khảo cổ học thời tiền sử, bài viết trình bày về ba loại di sản văn hóa có giá trị nổi bật ở tỉnh Lạng Sơn. Đó là những di tích chứa hóa thạch con người cổ xưa, văn hóa Bắc Sơn và văn hóa Mai Pha. Những di sản văn hóa này đều có giá trị rất to lớn, có ý nghĩa khoa học mang tầm quốc tế, như di tích người vượn Homo erectus ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, hay di tích người Homo sapiens ở Kéo Lèng. Những di tích đó minh chứng cho Việt Nam là một khu vực tiến hóa của loài người…

Xem chi tiết

Vấn đề cần ưu tiên nghiên cứu khoa học trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa hiện nay

Trong thời gian qua Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã quan tâm đầu tư nhiều cho công tác nghiên cứu khoa học của Bộ nói chung, ngành di sản văn hóa nói riêng, nhiều đề tài khoa học cấp Bộ trong lĩnh vực di sản văn hóa đã được triển khai nghiên cứu, nghiệm thu và được áp dụng/xuất bản phục vụ trong thực tiễn công tác của ngành tương đối có hiệu quả. Qua quan sát và tham gia vào quá trình thẩm định, nghiệm thu một số đề tài khoa học chúng tôi thấy rằng các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ trong lĩnh vực di sản văn hóa đã được triển khai có hiệu quả thời gian qua hầu hết mang tính ứng dụng, phục vụ công tác hoạt động thực tiễn của ngành và phát triển du lịch bền vững tại các khu di sản văn hóa và thiên nhiên của nước ta.

Xem chi tiết

Dấu vết văn hóa Chămpa ở châu thổ Bắc Bộ thế kỷ XIII – XIV

Bài viết tập trung làm rõ mối quan hệ giữa hai vương quốc Đại Việt và Chămpa giai đoạn thế kỷ XIII – XIV. Trong đó, các hoạt động bang giao xen lẫn với các cuộc chiến tranh đã tạo ra quá trình “dịch chuyển” dân cư và giao thoa – tiếp biến giữa hai nền văn hóa Chăm – Việt. Thông qua các nguồn tài liệu thư tịch cổ (chính sử, bia ký), hiện vật khảo cổ học, tác phẩm tạo hình nghệ thuật… được thu thập trong quá trình khảo cứu, điền dã thực tế…, bài viết đã nhận diện, đánh giá, phân tích và chỉ ra những dấu vết văn hóa Chămpa để lại ở vùng châu thổ Bắc Bộ trong giai đoạn lịch sử thế kỷ XIII – XIV. Từ đó, có thể nhận thấy rằng, văn hóa Đại Việt không chỉ tiếp nhận từ Trung Hoa, mà còn từ những nền văn hóa khác, trong đó có Chămpa.

Xem chi tiết

Phát huy giá trị của các di tích cách mạng – kháng chiến trên địa bàn thủ đô Hà Nội

Di tích cách mạng – kháng chiến trên địa bàn Thủ đô hiện nay có số lượng tương đối lớn, nằm ở nhiều quận, huyện khác nhau. Cùng với các di tích lịch sử – văn hoá, di tích cách mạng – kháng chiến góp phần tô điểm, làm sáng lên truyền thống yêu nước đồng thời cũng thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình, tự do của cư dân Hà Nội. Ngày nay, việc phát huy giá trị của các di tích ấy có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng. Điều đó càng có ý nghĩa hơn khi Thủ đô của chúng ta đã bước vào tuổi 1000 năm.

Xem chi tiết

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa làng Thổ Hà dưới hình thức bảo tàng hóa

Thổ Hà là một ngôi làng cổ, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu. Trước đây, làng Thổ Hà có nghề gốm nổi tiếng, tạo nên sự thịnh vượng cho cư dân địa phương cả về vật chất lẫn tinh thần. Hiện nay, nghề gốm xưa không còn nhưng Thổ Hà vẫn còn hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú mang nhiều nét tiêu biểu của văn hóa làng nghề và của vùng văn hóa Kinh Bắc…

Xem chi tiết

Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long

Các di sản văn hóa đều có giá trị đối với con người hiện tại và tương lai, do đó cần được bảo tồn và phát huy. Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa với phát triển du lịch tại các di sản văn hóa có mối quan hệ biện chứng với nhau. Di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long là một tài sản có giá trị lớn của nước ta. Phát triển du lịch văn hóa tại khu di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long là rất cần thiết không chỉ phát huy giá trị văn hóa của di sản văn hóa đó, mà còn làm tăng hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch.

Xem chi tiết

Huế với những nỗ lực thiết lập, duy trì sự hài hòa/cân bằng động giữa bảo tồn và phát triển bền vững theo tinh thần công ước của Unesco

Từ một số quan điểm, nguyên tắc của UNESCO trong việc bảo vệ những giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn và tính chân xác của các di sản thế giới, vừa đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến di sản…, tác giả đã đề cập đến việc thực hiện các cam kết quốc tế, tạo lập và duy trì sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển bền vững đối với các di sản thế giới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Xem chi tiết

Tiếp cận công tác bảo tồn di sản văn hoá thị trấn cổ Vigan qua các văn bản pháp lệnh của chính quyền sở tại

Nhận thức được tầm quan trọng của các di sản văn hóa và các di tích lịch sử đối với việc giáo dục thế hệ trẻ; trong công tác bảo tồn, rất nhiều quốc gia đã và đang đưa ra những chính sách đúng đắn với các hành động khoa học và thiết thực nhằm trùng tu và bảo tồn thành tựu chung của văn minh nhân loại tại chính đất nước sở tại. Bài viết tiếp cận trường hợp Phillipines ở một số vấn đề liên quan đến công tác bảo tồn và trùng tu di sản thị trấn cổ Vigan qua nguồn tư liệu gốc là các văn bản pháp lệnh của chính quyền Thành phố Vigan công bố…

Xem chi tiết

Quần thể di tích cố đô Huế trong quá trình phát triển du lịch: Cơ hội và thách thức

 Bài viết phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa công cuộc bảo tồn quần thể di tích cố đô Huế với việc phát triển du lịch di sản. Theo đó, việc khai thác các di sản văn hóa để phục vụ du lịch sẽ tạo điều kiện cho loại hình du lịch di sản phát triển và nguồn thu từ du lịch sẽ góp phần vào việc nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa. Ngược lại, nếu di sản văn hóa không được quảng bá, không được khai thác, tái hiện thông qua hoạt động du lịch thì sẽ uổng phí, các di sản có nguy cơ bị lãng quên, xuống cấp hư hại và loại hình du lịch di sản vì thế cũng không thể tồn tại và phát triển lâu dài…

Xem chi tiết

Quản lý, bảo tồn di sản văn hóa và sự kết nối, phát triển du lịch Việt Nam – Asean bền vững trong thời đại số

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra những nguy cơ, thách thách đối với tài nguyên DSVH cũng như công tác quản lý, bảo tồn DSVH của Việt Nam và ASEAN, mối quan hệ biện chứng giữa quản lý, bảo tồn di sản văn hóa (DSVH) và phát triển du lịch bền vững; từ đó xây dựng một số giải pháp kết nối DSVH, phát triển du lịch ASEAN bền vững trong thời đại số…

Xem chi tiết

Di sản văn hóa thế giới Hội An – Trường hợp điển hình trong giao thoa và tiếp biến văn hóa

Là một Thành phố nhỏ nằm duyên hải miền Trung Việt Nam, Hội An thu hút du khách trong nước và quốc tế không chỉ bởi vẻ đẹp nên thơ, nhẹ nhàng của một đô thị cổ mà còn bởi chiều sâu văn hóa ẩn chứa trong từng ngôi nhà, từng ngõ phố, từng con người nơi đây. Có thể nói, hiếm có nơi nào trên thế giới mà không gian văn hóa lại được bảo tồn đầy tính nhân văn như ở Hội An. Từ những hiện vật của thời tiền sử đến các giá trị văn hóa của người Hoa, người Nhật, người châu Âu…không những được trân trọng gìn giữ mà quan trọng hơn, chúng được hòa trộn trong một chỉnh thể thống nhất đầy tính đa dạng…

Xem chi tiết

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa bằng hình thức bảo tàng hóa di sản văn hóa

Bảo tàng là loại thiết chế văn hoá đặc thù có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày và bảo tồn kinh nghiệm văn hoá. Tuỳ thuộc vào bối cảnh lịch sử – xã hội, các hoạt động văn hoá lại có sự biến đổi và bảo tàng vì thế cũng linh hoạt đón nhận và đáp ứng nhu cầu văn hoá đó của lịch sử. Nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc bảo tàng hoá di sản văn hoá là một trong các hình thức hoạt động bảo tàng có khả năng thích ứng với những biến đổi diễn ra trong đời sống xã hội nói chung và các hình thức hoạt động văn hóa nói riêng,..

Xem chi tiết

Một số tư liệu về Quảng Bình từ trong “sử đá”

Lâu nay, mọi người tiếp cận Quảng Bình qua nguồn thư tịch là chủ yếu; song bên cạnh đó, còn có nguồn tư liệu văn bia – “sử đá” – lẩn khuất ở nhiều địa phương. Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (École Francaise d’Extrême-Orient, viết tắt EFEO), từ những thập niên đầu của thế kỉ XX, đã sưu tầm nhiều tư liệu văn bia có liên quan đến vùng đất Quảng Bình, mà trong đó, hiện nay có một vài văn bia hiện vật đã không còn nữa. Trên những văn bia này, có một số ghi chép sự kiện lịch sử liên quan đến Quảng Bình, hoặc chép về những người ở địa phương khác từng đến Quảng Bình làm quan, hoặc ghi chép về những người con Quảng Bình thành danh ở nơi khác.

Xem chi tiết