NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH từ Phương diện Văn hóa dân tộc và trường hợp Lai lịch địa danh “KINH MÔN ” (Hải Dương)

… Thoạt tiên, địa danh “Kinh Môn” chỉ cửa sông lớn (nơi có trang ấp cổ của nhà Trần cư ngụ, lập nghiệp và an táng) là đường thủy (quốc lộ) chính để vua nhà Trần và Hoàng tộc đi về Kinh thành Thăng Long. Về sau, “Kinh Môn” từ tên gọi cửa sông đã chuyển hóa thành tên gọi vùng đất có cửa sông này. Đây là sự chuyển hóa địa danh theo phương thức hoán dụ, diễn ra giữa loại hình thực thể địa lý địa hình tự nhiên và loại hình thực thể địa lý dân cư.

Xem chi tiết

Quá trình ÂU HOÁ ở HÀ NỘI đầu thế kỷ XX – Nhìn từ sự Biến động Vị thế của người PHỤ NỮ

Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là khoảng thời gian văn hóa phương Tây có ảnh hưởng một cách đặc biệt mạnh mẽ đối với các quốc gia ở khu vực Đông Á. Nhu cầu tìm thị trường, mở rộng thuộc địa của các nước phương Tây đã khiến cho hầu hết các quốc gia của khu vực Đông Á đã trở thành hoặc đang đứng trước nguy cơ trở thành thuộc địa của phương Tây. Hoàn cảnh lịch sử này buộc các quốc gia ở khu vực Đông Á dù muốn hay không cũng đều phải “Âu hóa”, phải tiếp thu các yếu tố của văn minh phương Tây để tồn tại…

Xem chi tiết

Hình ảnh Đà Lạt trong sáng tác Võ Hồng

Trong những tác phẩm tiêu biểu viết về Đà Lạt, Võ Hồng miêu tả tập trung trong Hoài cổ nhân, Hoa bươm bướm,… Hoài cố nhân là tập truyện đầu tay được xuất bản sau hai mươi năm cầm bút, kể từ 1939. Năm 1959 Hoài cố nhân được nhà xuất bản Ban Mai in, phát hành và Nguyễn Văn Xuân, Đồ Tấn Xuân, Đồ Hứa viết bài điểm sách phê bình, tỏ lời khen. Năm 1969 Hoài cố nhân được nhà xuất bản Lá Bối tái bản. Lần in này có thêm 2 truyện Hà Vi và Rồi trái cây sẽ chín với tranh bìa và phụ bản của Đinh Cường. Trong tập này, truyện ngắn Hoài cố nhân lấy bối cảnh chủ yếu là những năm trước khi Cách mạng tháng Tám nổ ra và một thời gian ngắn khi cả nước đã bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp…

Xem chi tiết

Vai trò của vùng đất Vĩnh Ninh đối với kinh thành Tây Đô

Vùng đất cổ Vĩnh Ninh chiếm một vai trò đặc biệt trong việc thiết kế cảnh quan của một kinh đô, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Hồ Quý Ly về chính trị, quân sự trong bối cảnh xã hội Đại Việt đang rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước đứng trước nguy cơ tồn vong ở giai đoạn cuối thế kỷ XIV. Bài viết này đi sâu nghiên cứu vị trí cảnh quan, vai trò của vùng đất Vĩnh Ninh đối với kinh đô cổ Tây Đô. Từ đó bài viết cũng khái quát những tiềm năng, thế mạnh của vùng đất này phục vụ việc khai thác, phát triển du lịch của địa phương gắn với phát huy giá trị di sản thế giới Thành Nhà Hồ.

Xem chi tiết

Về chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp xưa và nay

Nam Bộ có nhiều chợ nổi, nhưng có thể nói, về quy mô, sự sung túc cũng như danh thế thì không chợ nào bằng chợ Ngã Bảy – Phụng Hiệp. Sau 100 năm ra đời và phát triển, vào đầu thế kỷ thứ XXI (2001), Uỷ ban Nhân dân huyện Phụng Hiệp quyết định dời chợ nổi Ngã Bảy đến địa điểm khác là vàm kinh Ba Ngàn (xã Đại Thành), cách chợ Ngã Bảy cũ 3 km về hướng sông Hậu. Cũng từ đây, danh xưng chợ nổi Ba Ngàn xuất hiện. Từ cái nhìn so sánh, bài viết đi tìm những giá trị của chợ Phụng Hiệp xưa, đồng thời bước đầu nhận diện những ưu thế cũng như hạn chế của việc di dời chợ nổi Ngã Bảy trong cuộc sống hiện nay.

Xem chi tiết

Địa danh Bảy Núi

Bài viết này góp phần vào việc tìm hiểu về một địa danh nổi tiếng ở An Giang mà cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Địa danh Bảy Núi trong thư tịch Sách Gia Định thành thông chí (1820), ghi nhận trấn Vĩnh Thanh có 18 ngọn núi gồm: Ba Thê, Thoại Sơn, Tà Chiếu, Trà Nghinh, Tượng, Ca Âm, Nam Sư, Khê Lạp, Chút, Tà Biệt, Ba Xùi, Ất Giùm, Chơn Giùm, Nam Vi, Đoài Tốn, Sâm Đăng, Đại Bà Đê, Tiểu Bà Đê.

Xem chi tiết

Phương thức định danh cho các đối tượng địa lý ở tỉnh Quảng Bình

Bài viết trình bày giới thuyết chung về phương thức định danh. Nêu cách thức định danh cho các đối tượng địa lý của vùng đất bao gồm phương thức định danh tự tạo và phương thức chuyển hóa với một số cách đặt tên cụ thể, điển hình ở địa danh tỉnh Quảng Bình. Qua đó thấy được nét chung trong phương thức tạo lập địa danh của các địa phương khác trong nước và đặc điểm riêng trong cách gọi tên các đối tượng địa lý ở Quảng Bình.

Xem chi tiết

Mạch nguồn văn hóa Bến Tre

Cư dân xứ cù lao Bến Tre đã mang theo trong hành trang của mình những hạt giống văn hóa từ vùng Ngũ Quảng khi đến khai phá nơi đây. Những truyền thống văn hóa cũ và mới đan xen, song hành qua quá trình tái tạo và sáng tạo để phù hợp với thổ ngơi mới, như tục thờ cá Ông, hát sắc bùa, thờ Thành Hoàng, hát lý, vè, truyện trạng, tuồng… Trong đó nổi bật lên sắc thái sông nước Tây Nam Bộ với những sáng tạo về văn hóa miệt vườn. Những mạch nguồn văn hóa dân gian ấy luôn không ngừng tuôn chảy, hòa điệu vào đời sống văn hóa đương đại trên quê hương Bến Tre ngày nay.

Xem chi tiết

Địa danh mang tên thực vật ở Tây Nam Bộ

Ở Tây Nam Bộ có nhiều địa danh mang tên các loài cây. Một số loại hiện nay không còn, nhưng căn cứ vào tên địa danh, có thể thấy chúng đã từng hiện diện nơi đây. Những tên gọi như: rạch Cây Mốp, bưng Bồn Bồn, cầu Vàm Sác, ấp 7 Vườn Điều, huyện Mang Thít, thành phố Rạch Giá… sẽ là nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về vùng đất Tây Nam Bộ.

Xem chi tiết

Sông rạch và kênh đào ở Tiền Giang trong các thế kỷ XVII-XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX

Hệ thống sông rạch, kênh đào ở Tiền Giang dưới thời chúa Nguyễn và vua Nguyễn đã có nhiều tác dụng quan trọng nhằm ổn định đời sống cư dân, góp phần trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Tiền Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Xem chi tiết

Từ cổ, từ lịch sử, từ địa phương trong địa danh Nam Bộ

Trong địa danh Nam Bộ có hàng trăm từ cổ, từ lịch sử và từ địa phương. Trước hết, từ cổ là những từ được sử dụng ngày xưa, nay được thay thế bằng những từ đồng nghĩa tương ứng. Các địa danh Bảy Háp, Ngả Bát, Ngả Cạy… thuộc loại này. Kế đến, từ lịch sử là những từ được sử dụng trước kia, nay đối tượng của nó không còn nữa, gồm các từ chỉ các đơn vị hành chính cũ (Long Châu Hà), các chức danh cũ (Chưởng Cơ), các công trình xây dựng cũ (bảo). Sau cùng, từ địa phương là những từ chỉ phổ biến ở một số địa phương, gồm những từ chỉ tên cây (Cây Sộp), tên địa hình (Bưng Môn), tên các con vật (Cá tra),…

Xem chi tiết

Chợ nổi đồng Bằng Sông Cửu Long: Từ thực tiễn đến chính sách

Được mệnh danh là vùng đất “Chín Rồng” bởi Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chi chít sông ngòi kênh rạch. Và để thích nghi với điều kiện sống như thế, cư dân miền Tây sông nước đã hình thành một phương thức mưu sinh mang tính đặc thù riêng của vùng: con người sinh hoạt mua bán, trao đỏi hàng hóa trên sông nước bằng các phương tiện vận tải đường thủy, đó là chợ nổi…

Xem chi tiết

Nhận thức rõ thêm về kênh Thoại Hà (An Giang) qua một số tài liệu tiếng Pháp

Năm 1817, Thoại Ngọc Hầu nhận trấn thủ trấn Vĩnh Thanh, kiêm quản trấn Hà Tiên. Việc làm đầu tiên của ông khi đến vùng đất này là huy động nhân dân đào kênh Thoại Hà năm 1818. Trải qua thời gian, nhất là trong thời Pháp thuộc, kênh Thoại Hà không chỉ tiếp tục được nạo vét, mở rộng, mà còn định vị những giá trị mới trong thuỷ nông, giao thông, thương mại và biên phòng, là hiện thân của sức lao động sáng tạo của các lớp dân cư, minh chứng cho chính sách trọng nông để phát triển nông nghiệp. Dòng kênh này cũng thu hút sự quan tâm khảo cứu của chính quyền thực dân Pháp và giới nghiên cứu nước ngoài…

Xem chi tiết

Vài nét về kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè xưa và nay

Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi xin được nêu lên vài nét về lịch sử, văn hóa, mà chú trọng đến sự “hồi sinh” của kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Để thấy được sự năng động, sáng tạo, cố gắng rất lớn của Thành uỷ và Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh trong việc cải thiện môi sinh, môi trường nhằm xây dựng một thành phố giàu đẹp, văn minh, xứng tên “Hòn Ngọc Viễn Đông” (đầu thế kỉ XX)…

Xem chi tiết

Nghiên cứu đặc trưng phân hóa cảnh quan tỉnh Cà Mau

Bài báo này trình bày các đặc điểm đặc trưng phân hóa cảnh quan khu vực tỉnh Cà Mau bằng cách phân tích cấu trúc đứng cảnh quan, cấu trúc ngang cảnh quan ở tỉ lệ 1:100.000. Kết quả nghiên cứu được thể hiện cụ thể qua Bản đồ cảnh quan và bảng chú giải của bản đồ cảnh quan tỉnh Cà Mau. Những kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để tiến hành các nghiên cứu, đánh giá phục vụ cho các mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên, phát triển bền vững kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường tại khu vực nghiên cứu.

Xem chi tiết

Đặc điểm nhóm truyền thuyết địa danh ở vùng đất mới

Trong bài viết, chúng tôi đề cập đến một nhóm truyền thuyết địa danh tiêu biểu, kể về sự hình thành địa danh gắn với các nhân vật lịch sử là những người đi tiên phong trong công cuộc khai hoang, lập ấp của tiến trình lịch sử Nam Bộ. Trên cách tiếp cận thể loại, lấy dữ liệu là các công trình sưu tập truyện dân gian Nam Bộ, bài viết đi vào phân tích đặc điểm cấu trúc và nội dung, ý nghĩa nhóm truyện, nhằm phác thảo diện mạo một bộ phận đặc thù của truyền thuyết dân gian Nam Bộ về khẩn hoang.

Xem chi tiết

Mối quan hệ giữa văn hóa tộc người và địa danh ở tỉnh Sóc Trăng

Bài viết trình bày một số nội dung mang tính lí luận khi nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ nói chung và văn hóa với địa danh nói riêng. Địa danh là sản phẩm văn hóa phản ánh nhận thức tộc người; Địa danh chứa đựng đặc trưng văn hóa tộc người và ý thức tộc người; Sự phân bố tộc người dẫn đến việc hình thành địa danh. Khung lý thuyết nêu trên hy vọng giúp ích cho các nhà ngôn ngữ học và văn hóa học trong nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ ở thời điểm hiện tại.

Xem chi tiết

Thời điểm ra đời của danh xưng Thanh Hóa

…Trên cơ sở nghiên cứu về chữ “quân” trong An Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký và các thư tịch cổ như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư… bài viết kết luận danh xưng Thanh Hóa ra đời vào năm 1029 (niên hiệu Thiên Thành thứ 2, triều vua Lý Thái Tông). Đồng thời, căn cứ thêm vào thông lệ thời gian tiến hành các công việc trọng đại của triều đình thời quân chủ và lịch biểu, tác giả bài viết dự đoán ngày ra đời danh xưng Thanh Hóa có thể lựa chọn trong các ngày từ mồng 2 tháng 5 (tức ngày 18 tháng 7 năm 1029) đến ngày 14 tháng 5 (tức ngày 30 tháng 7 năm 1029) năm Kỷ Tỵ.

Xem chi tiết

Một số nghiên cứu mới về những di tích đất đắp dạng tròn trên địa bàn tỉnh Bình Phước

…Các nghiên cứu gần đây đã làm rõ nét hơn về không gian phân bố, loại hình, đặc điểm cư trú và niên đại của những “ngôi làng tròn” thời tiền sử ở vùng này. Bài viết giới thiệu một số kết quả khảo sát thực địa nhằm xác định lại các di tích đã được phát hiện bởi Louis Malleret vào năm 1959 và cập nhật các kết quả nghiên cứu mới trong năm 2019 liên quan đến phạm vi phân bố và niên đại của một số di tích đất đắp dạng tròn ở Bình Phước.

Xem chi tiết