Phát triển LÀNG NGHỀ CHÈ truyền thống tỉnh Thái Nguyên: Thực tiễn tại một số làng nghề ở vùng chè Tân Cương, Trại Cài và La Bằng

Bài viết này tập trung phân tích thực trạng phát triển của làng nghề chè truyền thống qua thực tiễn ở một sốvùng chè nổi tiếng của tỉnh, đó là Tân Cương (thành phố Thái Nguyên), Trại Cài (huyện Đồng Hỷ), La Bằng (huyện Đại Từ). Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng bao gồm: Phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu; phương pháp thống kê; phương pháp khảo sát thực địa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong phát triển hiện nay, các làng nghề chè truyền thống của tỉnh Thái Nguyên vẫn được phát triển cả về quy mô, số lượng, chất lượng và là sinh kế chủ lực cho nhiều người dân địa phương.

Xem chi tiết

LÀNG NGHỀ ĐẬU Trà Lâm, thị xã Thuận Thành, tỉnh BẮC NINH – Vấn đề bảo tồn và phát huy

 Làng Trà Lâm, xã Trí Quả, thịxã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là một làng cổ có nghề làm đậu truyền thống nổi tiếng. Làng nghề này đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể năm 2020. Bài viết này của chúng tôi tập trung vào hai nội dung chính: tổ nghề và lịch sử làng nghề đậu Trà Lâm; vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản làng nghề đậu Trà Lâm.

Xem chi tiết

Thực trạng và định hướng phát triển làng nghề thủ công ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay

Trong phạm vi bài viết này, tác giả nghiên cứu và làm rõ thực trạng phát triển ngành nghề và làng nghề thủ công ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở ở một số làng nghề nói riêng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị về phát triển làng nghề thủ công ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Xem chi tiết

Nghề thổ cẩm trong đời sống của người Ê Đê ở Đắk Nông

Dệt thổ cẩm được xem là một trong những nghề thủ công truyền thống của người Ê Đê
nói riêng và của các tộc người thiểu số ở khu vực Đắk Nông nói chung; và là nghề phụ trong hoạt động kinh tế của các tộc người này. Đây là nghề thủ công dành cho nữ giới trong cộng đồng. Sản phẩm làm ra được sử dụng trong gia đình, hoặc làm quà tặng trong các dịp lễ hội của cá nhân, của cộng đồng. Tuy là nghề phụ, không đem đến nguồn thu nhập chính cho gia đình và cộng đồng, nhưng nghề dệt thổ cẩm đã và đang có những vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Ê Đê ở Đắk Nông.

Xem chi tiết

Kỹ thuật sản xuất nón lá của làng nghề truyền thống thôn La Hà(Quảng Bình)

Hiện nay, có nhiều làng làm nón lá truyền thống được nhiều người biết đến như làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), làng Phù Cam (Huế), làng Phú Gia (Bình Định)… mỗi nơi đều có cách chọn nguyên liệu và kỹ thuật làm nón khác nhau, tuy nhiên kỹ thuật sơ chế lá ở đây khác với những địa phương còn lại nên nón lá của La Hà có màu xanh sáng, mỏng nhẹ hơn so với một số nơi khác. Do đó, chúng tôi chọn làng nón lá La Hà làm đối tượng nghiên cứu.

Xem chi tiết

Khai thác làng nghề dệt của người Chăm ở Châu Phong trong phát triển du lịch

 Làng nghề dệt của người Chăm ở Châu Phong được Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang quyết định công nhận là làng nghề thủ công có lịch sử lâu đời. Đây là một trong những làng nghề dệt nổi tiếng ở Nam Bộ, thể hiện tiềm năng thu hút du khách khi đến với Châu Phong. Tuy nhiên, phát triển du lịch nói chung và du lịch làng nghề dệt ở Châu Phong nói riêng chưa tương xứng với tiềm năng. Bài viết, dưới góc nhìn văn hóa học, phân tích giá trị văn hóa làng nghề dệt, đánh giá và đưa ra cách thức khai thác làng nghề dệt trong phát triển du lịch ở Châu Phong.

Xem chi tiết

Vai trò của hương ước trong việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng nghề

Phạm vi bài viết sẽ tập trung phân tích về đặc trưng cơ bản của làng nghề để cho thấy sự cần thiết của hương ước trong thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng và đưa hương ước đi vào thực tiễn công tác thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề.

Xem chi tiết

Bảo tồn không gian làng nghề nón lá truyền thống thôn Tri Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai

…Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thủ đô Hà Nội được biết đến là một làng làm nón lá nổi tiếng và độc đáo đứng trước nguy cơ làng nghề đang bị mai một. Dựa vào những gì mà Tri Lễ đã và đang làm được thì việc đưa làng nghề nón lá Tri Lễ trở thành điểm nhấn trong sự phát triển du lịch trải nghiệm làng nghề ở Việt Nam là vấn đề cần nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Xem chi tiết

Khôi phục làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ non nước thành phố Đà Nẵng

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc của nghề điêu khắc đá Non Nước, làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014. Bên cạnh những kết quả đạt được về mặt kinh tế – xã hội, làng nghề còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Do đó nghiên cứu này nhằm phân tích những thành công và tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước thông qua ba phương pháp chính là phương pháp thu thập và xử lý số liệu; phương pháp khảo sát thực địa; phương pháp phân tích, đánh giá và so sánh…

Xem chi tiết

Nhận diện làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội

Thăng Long – Hà Nội có vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên đặc biệt, có nền văn hóa lâu đời, nhiều làng nghề sản xuất thủ công truyền thống. Ngược dòng thời gian, dưới thời Lý – Trần, Thăng Long là nơi hội tụ các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước đổ về với 13 trại, 61 phường; bước sang thời Lê – Nguyễn, Thăng Long có 36 phố phường. Những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè họ hàng làng xóm lên hành nghề, xây dựng nhà rồi lập phố. Ngày nay, làng nghề/phố nghề Thăng Long – Hà Nội vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Hà Nội.

Xem chi tiết

Người dân Bát Tràng với việc phát huy giá trị di sản văn hóa làng nghề

Từ những nét khái quát về làng gốm Bát Tràng trong lịch sử, bài viết đã nhấn mạnh về giá trị truyền thống của làng nghề này và bước phát triển của nó trong thực tại. Nơi đây, còn là một địa điểm du lịch văn hóa, đó là điều mà người Bát Tràng cũng đang nghĩ tới. Họ đã phát huy thế mạnh của làng nghề và đang thúc đẩy xây dựng bảo tàng gốm ở Bát Tràng.

Xem chi tiết

Nghiên cứu về làng Gốm nổi tiếng Bát Tràng

Bát Tràng là một làng gốm lâu đời và nổi tiếng trong lịch sử nước ta. Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo các thư tịch cổ, nghề gốm Bát Tràng xuất hiện từ thế kỷ XV dưới thời Trần. Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên ghi: Bát Tràng có tên là Xã Bát, làng Bát từ đời nhà Trần. Như vậy, suốt hơn 500 năm nay, làng nghề này vẫn giữ tên là Bát Tràng…

Xem chi tiết

Để các làng nghề truyền thống phát triển đúng hướng

Hiện nay cả nước có khoảng hơn 2.000 làng nghề với lịch sử hàng trăm năm. Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vừa qua, kinh tế làng nghề đã có bước phát triển đáng kể, thu hút một lực lượng lớn lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân ở nông thôn. Sản phẩm từ các nghề truyền thống không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước mà
còn vươn tới nhiều thị trường nước ngoài như Đài Loan, Hồng Kông, Mỹ, Ca-na-đa, Trung Quốc, Nhật Bản…

Xem chi tiết

Thực trạng phát triển làng nghề ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay, làng nghề ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) của Việt Nam đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều địa phương trong vùng. Các loại hình sản xuất của làng nghề đã tạo việc làm cho nhiều lao động. Bên cạnh đó, làng nghề còn tạo sản phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tuy có tiềm năng phát triển và đứng trước các cơ hội mở rộng thị trường, nhưng làng nghề ở VKTTĐPN trong giai đoạn hiện nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế như tình hình kinh doanh không ổn định, thiếu vốn sản xuất… Bài viết này tập trung khảo sát, phân tích thực trạng phát triển trong các loại hình sản xuất của làng nghề và tình hình kinh doanh của làng nghề ở VKTTĐPN của Việt Nam.

Xem chi tiết

Những giải pháp chủ yếu phát triển nghề đan cói ở Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Nghề đan cói ở huyện Kim Sơn tuy đạt được những thành quả bước đầu song hiện tại đang nảy sinh những vấn đề bất cập. Bằng phương pháp phân tích SWOT, bài viết đã chỉ ra 14 điểm thuận lợi và cơ hội, 11 điểm khó khăn và thách thức của nghề đan cói của Kim Sơn. Từ đó, tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp kinh tế – xã hội chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển nghề đan cói cho huyện Kim Sơn – Ninh Bình.

Xem chi tiết

Bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề dệt chiếu Định Yên trong hoạt động du lịch

Làng nghề dệt chiếu Định Yên không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân mà còn mang lại giá trị về mặt văn hóa và hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội cho địa phương. Nội dung bài viết tập trung nghiên cứu về các giá trị làng nghề, thực trạng hoạt động bảo tồn và khai thác các giá trị của làng nghề dệt chiếu Định Yên trong hoạt động du lịch địa phương. Từ đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề dệt chiếu Định Yên nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch tại huyện Lấp Vò nói riêng và du lịch Đồng Tháp nói chung.

Xem chi tiết

Phát triển làng nghề tái chế kim loại Đa Hội theo hướng phát triển bền vững

Sự phát triển của làng nghề tái chế kim loại Đa Hội9, phường Châu Khê, tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương. Cùng với những thành tựu, kết quả về kinh tế và xã hội đã đạt được thì môi trường làng nghề bị ô nhiễm nặng nghề, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và cộng đồng dân cư….

Xem chi tiết

Làng gốm Bát Tràng xưa và nay

Bát Tràng là một làng cổ ven đô thuộc huyện Gia Lâm, vốn là đất Bắc Ninh, nay là ngoại thành Hà Nội, từ lâu đã được người trong và ngoài nước biết đến. Đó là làng quê từng sinh ra những bậc khoa bảng lừng danh, những người thợ gốm tài hoa, những người con trung hiếu mà tên tuổi và sự nghiệp của họ đã làm rạng rỡ cho quê hương xứ sở. Bát Tràng cũng là làng gốm đã làm ra nhiều vật phẩm gốm độc đáo mang sắc thái riêng mà trong nhiều thế kỷ qua được ưa dùng từ trong dân gian đến cung đình, từ quà tặng biếu đến đồ cống phẩm ngoại giao.

Xem chi tiết

Đôi nét về các làng giấy ở miền Bắc Việt Nam

 Khi mới tới miền Bắc Việt Nam vào thế kỷ 19, người Pháp quan tâm đến kỹ thuật sản xuất giấy của người dân địa phương. Về cơ bản, mặc dù còn rất thủ công, các bước sản xuất giấy ở đây không khác mấy so với nơi khác. Nhưng ở đây người ta sử dụng nguyên liệu thô từ thực vật, trong khi đó ở phương Tây, giấy làm từ giấy loại chiếm lĩnh thị trường nhờ chất lượng tốt…

Xem chi tiết

VĂN HOÁ LÀNG NGHỀ THUYỀN THỐNG (qua dẫn liệu làng nghề gỗ Sơn Đồng, gốm Bát Tràng – Hà Nội và chạm bạc Đồng Xâm – Thái Bình)

Làng nghề thủ công là một phần không thể thiếu của làng xã nông nghiệp cổ truyền, vì nó phản ánh đầy đủ thuộc tính tự cung, tự cấp và tính khép kín cố hữu của làng xã nông nghiệp. Mặt khác, làng nghề lại biểu hiện tính năng động, sáng tạo của người nông dân trong quá trình thích ứng với điều kiện địa lý, kinh tế xã hội nhất định, đồng thời thể hiện rất rõ yếu tố mở của xã hội tiểu nông…

Xem chi tiết