LIỆT NỮ thời Joseon qua các Văn bản lịch sử

Nhắc đến thời đại Joseon là nhắc đến thời kỳ hưng thịnh của Nho giáo. Tuy nhiên, với vai trò là Quốc giáo, Nho giáo không chỉ mang lại những tác động tích cực mà còn gây ra không ít hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người, đặc biệt là người phụ nữ. Bài viết sử dụng một số văn bản lịch sử để khái quát hình ảnh của liệt nữ. Từ đó, bước đầu lý giải căn nguyên hình thành nên hiện tượng này, giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn những góc khuất chưa được khám phá của thời kỳ ấy.

Xem chi tiết

Chính sách cứu nạn biển dưới triều vua Gia Long (1802-1820)

 Đầu thế kỉ XIX, thiên tai trên biển là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ đắm chìm thuyền bè. Từ những nhận thức sâu sắc về chủ quyền biển đảo và vai trò quan yếu của hải cương, Gia Long đã đưa ra nhiều chính sách quản lí, khai thác, bảo vệ vùng biển, trong đó có chính sách cứu nạn. Bằng phương pháp lịch sử – logic và phân tích, khảo cứu tư liệu, bài viết này tập trung làm rõ các mức ân cấp của triều đình Gia Long đối với người bị nạn biển là người Việt và người nước ngoài.

Xem chi tiết

Cuộc vận động Minh Tân ở Nam Kỳ đầu thế kỉ XX

Đầu thế kỉ XX, dưới tác động của tình hình thế giới và trong nước, nhất là chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, kinh tế xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc. Đây là nguyên nhân cơ bản của mâu thuẫn giữa thực dân Pháp và nhân dân Nam Kỳ, đồng thời cũng là điều kiện trực tiếp nảy sinh các phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ đầu thế kỉ XX, trong đó có cuộc vận động Minh Tân. Cuộc vận động diễn ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội ở Nam Kỳ, gắn với hai tờ báo: Nông Cổ Mín Đàn và Lục Tỉnh Tân Văn. Cuộc vận động Minh Tân đã làm thay đổi kinh tế, văn hóa xã hội, nêu cao tinh thần yêu nước, tự lực tự cường, chống thực dân xâm lược của người dân Nam Kỳ đầu thế kỉ XX.

Xem chi tiết

Vấn đề tự do báo chí và phong trào Đại hội Báo giới được phản ánh trên báo Ngày Nay (1935 – 1940)

Ngày Nay là tờ báo tiếp nối tư tưởng của tờ Phong Hóa (1932 – 1936) mà nội dung là ủng hộ nền dân chủ tư sản và văn hóa phương Tây. Từ giữa năm 1936, Ngày Nay đưa lên trang đầu hai chữ Tiểu Thuyết, Trông Tìm, coi là hai nội dung chính yếu của báo. Trong đó, mục Trông Tìm bàn về các vấn đề thời sự, xã hội của Việt Nam giai đoạn 1936 – 1939, tập trung chủ yếu vào các vấn đề: tự do báo chí, tự do nghiệp đoàn, phong trào đại hội báo giới … Có thể nói, Ngày Nay là tờ báo cấp tiến, có đóng góp tích cực trong phong trào đấu tranh vì tự do dân chủ ở Việt Nam giai đoạn này.

Xem chi tiết

Hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản người Việt ở Nam Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1914

 Nội dung bài viết đi sâu tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản người Việt ở Nam Kỳ trên từng lĩnh vực kinh tế cụ thể giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1914. Từ đó, nêu bật những hình thức sản xuất kinh doanh mà tư sản người Việt ở Nam Kỳ sử dụng có nét gì khác so với các khu vực khác của Việt Nam cùng thời kỳ.

Xem chi tiết

Vai trò của các Nihonmachi đối với hoạt động thương mại giữa Nhật Bản với Thái Lan và Việt Nam trong thế kỷ XVII

 Từ năm 1592-1635, thông qua chính sách Châu ấn thuyền, các thuyền buôn của Nhật
Bản đã thâm nhập mạnh mẽ đến các thương cảng Đông Nam Á, buôn bán và cạnh tranh quyết liệt với thương nhân Trung Quốc, cũng như thương nhân phương Tây. Do có kỹ năng buôn bán và tiềm lực kinh tế mạnh, các thương nhân Nhật Bản đã mau chóng xác lập được vị trí ở nhiều thương cảng Đông Nam Á, đặc biệt là ở Siam (Ayutthaya), Hội An (Faifo), Tonkin (Đàng Ngoài), Phnom Penh, Manila… Từ các thương cảng này, người Nhật đã thiết lập nên các Nihonmachi (phố Nhật) để sinh sống, buôn bán lâu dài ở các nước sở tại…

Xem chi tiết

Thuộc viên Thái y viện năm đầu triều Minh Mạng qua một tài liệu Châu bản

Về các thuộc viên Thái y viện triều Nguyễn, hiện nay chúng ta chỉ có thể bắt gặp lác đác qua các bộ sử triều Nguyễn hay trong các tư liệu dòng họ song chỉ liên quan tới một vài người. Bài viết này giới thiệu một tài liệu châu bản triều Minh Mạng, cung cấp một cách đầy đủ tên tuổi, quê quán, thời gian ứng vụ của các thuộc viên Thái y viện vào thời điểm năm Minh Mạng thứ nhất (1820). Văn bản này cho phép chúng ta hình dung được phần nào hoạt động của cơ quan chuyên trách về sức khỏe trong hoàng cung, từ đó có thể tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về hoạt động y tế dưới thời Nguyễn.

Xem chi tiết

Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt ở thành phố Đà Lạt từ năm 1893 đến 1954

Người Việt (Kinh) là khối cộng đồng cư dân chủ thể ở thành phố Đà Lạt hiện nay. Trong thời kỳ khai sinh thành phố (1893-1914), người Việt lên đây còn ít ỏi. Từ năm 1915-1954, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị Đà Lạt, cư dân Việt cũng tăng lên nhanh chóng. Bài viết này đề cập đến quá trình người Việt di cư lên Đà Lạt, lý giải nguyên nhân của quá trình trên, để từ đó khẳng định vai trò có tính quyết định của họ đối với sự hình thành và phát triển của thành phố này từ khi thành lập cho đến năm 1954.

Xem chi tiết

Dấu ấn của vua Thiệu Trị đối với ba ngôi danh lam cổ tự

Phật giáo dưới thời Thiệu Trị không nổi bật như thời vua Minh Mạng, bởi ông là người kế thừa tất cả những thành tựu của vua cha trên mọi lĩnh vực kể cả tôn giáo. Thời gian trị nước của Thiệu Trị cũng khá khiêm tốn chỉ 7 năm. Tuy nhiên, ông vẫn có những đóng góp và tạo những dấu ấn riêng của mình trong việc xây dựng, trùng tu hay đặt tên cho những ngôi chùa. Vì vậy, ngày nay khi nhắc đến tên những ngôi chùa, những bảo tháp hay văn bia có liên hệ đến Thiệu Trị nhiều người nhớ đến ông, tôn kính ông như một sự tri ân.

Xem chi tiết

Con đường bình thường của các đồng tiền “An Nam”

Trong các loại tiền thời Tây Sơn có các đồng tiền mang niên hiệu Càn Long và Quang Trung, mặt sau có hai chữ “An Nam” được giới sưu tầm và các nhà nghiên cứu cổ tiền học chú ý. Đã có nhiều ý kiến tranh luận gay gắt xoay quanh các đồng tiền này, theo những khuynh hướng chính trị, tâm cảm có lúc tách rời với khung cảnh thật của quá khứ. Từ việc xem cái tên An Nam là quốc danh của nước ta trong mối quan hệ Thiên triều-Phiên thuộc với Trung Quốc, tác giả bài viết cho rằng sự ra đời của các đồng tiền này chính là một biểu hiện của mối quan hệ ấy…

Xem chi tiết

Cuộc vận động tẩy chay khách trú ở Nam Kỳ năm 1919 trên báo Nông Cổ Mín Đàm và Lục Tỉnh Tân Văn

Trong quá trình khai thác thuộc địa ở Nam Kỳ, chính quyền thực dân Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân Hoa kiều, giúp họ vươn lên và nắm quyền chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế ở Nam Kỳ, nhất là trong hoạt động thương mại. Trong bối cảnh đó, giới tư sản người Việt ở Nam Kỳ đã khởi xướng cuộc vận động góp vốn thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh để cạnh tranh với các thế lực tư sản Hoa kiều. Cuộc vận động này đã khơi dậy những bức xúc của người Việt do tình trạng lũng đoạn kinh tế của các thương nhân Hoa kiều (Khách trú) dẫn đến sự bùng nổ của phong trào tẩy chay Khách trú ở Nam Kỳ vào cuối năm 1919.

Xem chi tiết

Wladimir và Jeanne – Câu chuyện nhỏ về khách sạn Morin Huế

Câu chuyện về dòng họ Morin bắt đầu một cách cổ điển: vào cuối thế kỷ 19, Arthur Morin cùng anh trai, người gốc Arbois thuộc dãy núi Jura, tình nguyện đến làm nghĩa vụ quân sự ở xứ Bắc kỳ – Việt Nam. Cả hai người là anh lớn trong một gia đình nghèo gồm bảy người con. Hết hạn quân ngũ, họ quyết định ở lại định cư tại đất nước mới mẻ này, nơi mà “mọi thứ phải làm từ đầu” và chuyển toàn bộ gia tộc đến Đông Dương. Đầu tiên là Emile và Laure Morin, rồi Wladimir và Amélie năm 1898.

Xem chi tiết

Tiếp tục luận giải về các hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng

Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng lập 5 hoàng hậu với các tên hiệu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiểu Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông. Trong số các hoàng hậu của vua Đinh có Dương hậu – nhân vật mà người đời quen gọi là Dương Vân Nga, sau trở thành Dương Thái hậu buông rèm nhiếp chính. Bà cũng là người đã trao ngôi nhà Đinh cho Lê Hoàn và trở thành hoàng hậu của ông. Việc lập hoàng hậu của vua Đinh và một số vị đế vương khác ở thế kỉ X đã trở thành đề tài bàn luận của các nhà chép sử phong kiến cũng như các nhà nghiên cứu lịch sử hiện đại từ những góc độ khác nhau. Bài báo của tác giả hướng vào việc tìm hiểu tên hiệu năm vị hoàng hậu của vua Đinh và bước đầu lý giải hiện tượng lập nhiều hoàng hậu của các bậc đế vương ở thời kỳ này.

Xem chi tiết

Những người thầy ở làng xã Nghệ An xưa qua tư liệu Hán Nôm

Tại các thôn xã ở nhiều địa phương trong cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng, trường lớp được mở ra tương đối nhiều, thầy giáo là các vị quan về hưu, người đang làm quan nhưng tranh thủ lúc rảnh rỗi, người thi đỗ nhưng không ra làm quan, những ông đồ, ông Tú… Họ đem hết tài năng, tâm huyết truyền dạy cho các thế hệ học trò nơi bản quán và những vùng lân cận, góp phần đưa chữ Thánh hiền đến gần hơn với người dân. Điều đó được ghi chép khá chi tiết trong tư liệu Hán Nôm, hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Xem chi tiết

Định chế tước phong thời Lê Sơ và vai trò của bộ lại trong việc ban phong tước vị

 Tước vị là một tiêu chí để phân biệt đẳng cấp quan lại và người hoàng tộc, nhà Lê Sơ dựa trên tiêu chí “thân – sơ” của huyết thống hay nhiều – ít của công lao để ban phong và đặt ra những định chế nghiêm ngặt trong việc phong tặng. Một trong những chức năng của Lại Bộ là xem xét việc phong tước – điều này được Phan Huy Chú khẳng định trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí, đây có thể xem là một trong những căn cứ chính để các nhà nghiên cứu sau Phan Huy Chú cũng như sử gia đương đại tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của Bộ Lại…

Xem chi tiết

Chế độ tương tỵ thời vua Sejong (1418 – 1450) và một vài liên hệ với chế độ hồi tỵ thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497)

Chế độ tương tỵ ở Hàn Quốc bắt đầu từ thời Goryeo và phạm vi của nó được mở rộng trong thời kì vua Sejong dưới triều đại Joseon, sau đó được luật hóa trong Kinh quốc đại điển. Tùy từng trường hợp, việc áp dụng nguyên tắc tương tỵ với các đối tượng có khi được áp dụng trên phạm vi rộng, có khi lại được thu hẹp khi ngoại trừ một số đối tượng trong quân ngũ hoặc các lĩnh vực đặc thù. Chế độ tương tỵ có vai trò tích cực trong việc tăng cường quyền lực của vua và ngăn chặn hành vi bất chính của quan lại. Tuy nhiên, chế độ này cũng bất đắc dĩ trở thành yếu tố cản trở việc trưng dụng các nhân tài xuất sắc…

Xem chi tiết

Báo Phụ nữ tân văn: Những việc làm và tư tưởng mới

Phụ nữ tân văn (PNTV) (1929 – 1935) là tờ báo được độc giả khắp ba miền Nam, Trung, Bắc
ưa thích. Bên cạnh cuộc đấu tranh cho nữ quyền, báo PNTV còn hô hào cải cách, và hoạt động sôi
nổi về mặt xã hội từ thiện, giới thiệu lối thơ mới. Những việc làm và tư tưởng của báo PNTV cho
đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Xem chi tiết

Về bốn chữ Hán trên đỉnh đồng chúc thọ vua Khải Định

Bài viết trình bày ý kiến của tác giả tham gia vào cuộc tranh luận về câu chúc thọ khắc trên
chiếc đỉnh mừng thọ vua Khải Định hiện trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Theo tác
giả, cụm từ ấy phải đọc từ phải qua trái (theo vị trí người nhìn, đọc) vòng theo thân đỉnh là “Xuân
thu đỉnh thịnh” (nghĩa là tuổi tác đang độ dồi dào, sung mãn), chứ không thể đọc là “Xuân thu
thịnh đỉnh” như cách ghi trên tấm biển giới thiệu của Bảo tàng đã viết, làm cho câu chúc thọ mang
ý nghĩa không rõ ràng. Nên chăng, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cần sửa lại tấm biển giới
thiệu hiện vật cho đúng với ý nguyện của những người đã tạo tác nên chiếc đỉnh mừng thọ này?

Xem chi tiết

Tư liệu lưu trữ về ấn đền Trần Nam Định

Từ những tư liệu để lại, nhất là trong hồ sơ lưu trữ thuộc Văn khố Hải ngoại của người Pháp, vào năm 1898, có 4 tấu của đền Trần, được phát ra để phòng bệnh tật và cầu sức khỏe. Tới đầu thế kỷ XXI, tâm lý của công chúng chuyển sang cầu công danh… Tuy nhiên, việc phát hành bản in ấn triện trong quá khứ không hề rộng rãi, chủ yếu gắn với đất tổ nhà Trần và để cầu sự tốt lành.

Xem chi tiết

Bệnh tình và nguyên nhân cái chết của vua Đồng Khánh qua báo cáo của một bác sĩ người Pháp

Về bệnh tình và nguyên nhân cái chết của vị vua thứ chín của nhà Nguyễn – Đồng Khánh (1864-1889) khi ở ngôi chưa đầy 4 năm, ít thấy được chính sử ghi chép ngoài chi tiết thông báo sự qua đời của nhà vua. Đã có những giả thuyết lưu truyền trong dân gian nhuốm màu huyền bí nhằm lý giải sự qua đời của vị vua tuổi đời còn rất trẻ này. Trong khi đó dường như lại rất ít người biết, căn bệnh khiến vua Đồng Khánh qua đời – cũng như bao người Việt Nam khi đó – bệnh sốt rét ác tính. Báo cáo của một vị bác sĩ người Pháp sẽ cung cấp cho chúng ta thông tin về chuyện này.

Xem chi tiết