Hệ tư tưởng Pancasila và tư tưởng thần học về tôn giáo của Muslim Indonesia (Phần 2)

Có thể nói, Islam giáo có một dạng thức “thần học về tôn giáo” từ rất sớm. Loại “thần học về tôn giáo” này về cơ bản khác với các khuynh hướng thần học trong Do Thái giáo và Kitô giáo. Trong tiến trình phát triển, càng về sau hai tôn giáo này đi theo xu hướng loại trừ (exclusiveness), hoặc là vì cách diễn giải theo chủ nghĩa dân tộc về “dân tộc được lựa chọn”, hoặc là vì gắn với giáo thuyết coi Thiên chúa là Đấng cứu rỗi duy nhất…

Xem chi tiết

Hệ tư tưởng Pancasila và tư tưởng thần học về tôn giáo của Muslim Indonesia (Phần 1)

Trong bài viết này, thông qua việc khái quát chính sách tôn giáo của Indonesia từ năm 1945 – 1998, tác giả Rarel A. Steenbrink cung cấp một cái nhìn đa chiều về hệ tư tưởng Pancasila nói riêng và tư tưởng thần học Islam giáo của người Islam giáo Indonesia nói chung trong cách nhìn nhận, ứng xử với các tôn giáo khác.

Xem chi tiết

Phật giáo ở Huế dưới thời chúa Nguyễn

Để vỗ về và thu phục nhân tâm, Nguyễn Hoàng đã chọn Phật giáo làm chỗ dựa tinh thần cho xã hội Đàng Trong. Dưới sự độ trì của các chúa Nguyễn, Phật giáo Đàng Trong từng bước phát triển rực rỡ. Sự phát triển của Phật giáo đã tác động trở lại đối với chính sách cai trị của các chúa. Tinh thần Phật giáo trở thành một trong những tiền đề quan trọng để các chúa Nguyễn trị quốc, an dân và thực hiện thành công công cuộc mở mang bờ cõi. Dưới thời chúa Nguyễn, Huế trở thành một trong những trung tâm Phật giáo Đàng Trong và Phật giáo Việt Nam cùng hệ thống chùa chiền tốt, với tăng đoàn có trình độ cao, cư sĩ tín đồ đông đảo.

Xem chi tiết

Sự hình thành đội ngũ nhà thơ, nhà văn nữ nửa đầu thế kỷ XX

Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đang diễn ra quá trình hiện đại hoá. Cùng với sự đổi thay chung của đời sống văn học, việc xuất hiện nhiều cây bút nữ đánh dấu một chặng đường mới của văn học. Diện mạo văn học nữ góp phần tạo nên tính chất đa dạng của một nền văn học mới, đồng thời thể hiện tính dân chủ của nền văn học hiện đại. Những đóng góp của các cây bút nữ giúp người đọc nhận diện một thế giới hiện thực đa dạng và giàu tính chất nhân văn. Bài báo này góp phần ghi nhận những đóng góp bước đầu của các cây bút nữ trong quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam.

Xem chi tiết

Khổng giáo Nhật Bản và Việt Nam – Vài điểm tham chiếu

Bài viết này tham chiếu những nét tương đồng và dị biệt trong cấu trúc, bản chất Khổng giáo cũng như quá trình dự nhập của nó vào Việt Nam và Nhật Bản – hai đại diện cho hai tiểu khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á để nhận diện rõ tính đa dạng trong thống nhất của các giá trị đặc hữu Á Đông và sức sống chưa hề phai màu của học thuyết Khổng giáo ở mỗi quốc gia này.

Xem chi tiết

Khoa cử thời Lê Sơ và bài văn sách đình đối về phật giáo

Giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam có từ thời Trần, nhưng đến thời Lê Sơ mới định ra thể lệ cụ thể. Thí sinh phải trải qua hai kỳ thi là thi Hương và thi Hội. Sau khi đỗ kỳ thi Hội, thí sinh phải làm bài thi Đình do đích thân nhà vua ra đề thi và phân định cao thấp. Người đỗ đầu gọi là Trạng nguyên. Bài thi Đình là bài văn sách, chủ yếu về kế sách trị quốc an dân. Tuy nhiên, bài văn sách khoa thi năm Nhâm Tuất (1502) thời Lê Sơ lại hỏi về Phật giáo. Tại khoa thi này, Lê Ích Mộc đã thể hiện kiến thức và luận giải sâu sắc về Phật giáo nên đỗ đầu…

Xem chi tiết

Văn hóa học và ứng dụng trong nghiên cứu phim cải biên

 Lý thuyết văn hóa cho thấy tác phẩm cải biên có tiếng nói riêng trong việc xây dựng văn hóa của thời đại mà tác giả cải biên đang sống. Bởi vì, không ai có thể phủ nhận được tính chất diễn ngôn của tác phẩm cải biên. Mỗi tác phẩm cải biên đều mang trong đó mục đích của đạo diễn, tác giả điện ảnh nên nó sẽ không bao giờ trung lập hoặc khách quan. Mặt khác, vì đóng vai trò diễn ngôn của đạo diễn nên tác phẩm cải biên sẽ phục vụ cho mục đích của đạo diễn….

Xem chi tiết

So sánh trõ diễn xuân phả với những trõ diễn truyền thống của các nước Đông Nam Á

Bài viết này nghiên cứu trò cổ Xuân Phả – một trong những đỉnh cao của nghệ thuật dân gian và cung đình Việt Nam – qua việc so sánh những đặc điểm tương đồng cũng như khác biệt của trò Xuân Phả với những trò diễn cùng loại hình trên sân khấu các nước Đông Nam Á, nhằm khẳng định vị trí của trò diễn Xuân Phả trên sân khấu Đông Nam Á. Mặt khác, nghiên cứu này cũng góp phần vào việc khai thác sâu về mối quan hệ giữa văn hoá truyền thống Việt Nam và văn hoá truyền thống của các nước trong khu vực.

Xem chi tiết

Văn bia chùa thời Trần

Bài viết trình bày những nét chung về văn bia, trên cơ sở khảo cứu 54 văn bia thời Trần. Cụ thể, bài viết khái quát những nét chung về niên đại, loại hình và phân bố của các văn bia thời Trần. Qua đó, bài viết trình bày giá trị sử liệu của văn bia thời Trần, góp phần nghiên cứu ngôi chùa và phật điện thời Trần, Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử… Có thể nói, văn bia thời Trần có giá trị nhiều mặt trong việc nghiên cứu Phật giáo cũng như lịch sử, xã hội đương thời.

Xem chi tiết

Về công tác sưu tầm, giới thiệu thư tịch lá buông tại trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận

   Hầu hết thư tịch cổ của người Chăm đều được chép tay và gắn với văn hoá truyền thống của người Chăm. Từ khi thành lập (1993) đến nay, Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Chăm tỉnh Ninh Thuận luôn chú trọng đến việc sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu và phát huy giá trị mảng tư liệu này, đặc biệt là các thư tịch cổ của người Chăm viết trên lá buông.

Xem chi tiết

Thi pháp học thể loại – Từ cổ điển đến hiện đại

Khuynh hướng Thi pháp học thể loại đã xuất hiện từ thời cổ đại. Đến nay, nó vẫn là hướng nghiên cứu chủ lực trong các khuynh hướng của Thi pháp học. Bài viết phác họa bức tranh tổng thể về tình hình nghiên cứu Thi pháp học thể loại trên thế giới và Việt Nam. Hy vọng rằng, nó sẽ giúp người đọc hình dung được phần nào sự phát triển của văn học.

Xem chi tiết

Vô ngôn trong quan niệm văn học cổ điển Việt Nam

Vô ngôn trở thành một quy tắc mỹ học Trung Hoa và các nước thuộc khu vực văn hóa chữ Hán. Đề cao vô ngôn trong văn chương là quan niệm văn học xuyên suốt thời cổ điển Việt Nam. Vô ngôn không đơn thuần là không lời mà hàm chứa tất cả, tạo nên cảnh giới cao nhất của cái đẹp trong văn chương.

Xem chi tiết

Tiếp xúc ngôn ngữ thể hiện trên câu đố

Tiếp xúc ngôn ngữ là một bộ phận của quá trình tiếp biến văn hóa. Bài viết này chúng tôi tập trung giới thiệu về sự Tiếp xúc (TX) thể hiện trên câu đố. Đặc biệt là những hình ảnh biểu tượng trong câu đố. Chính những hình ảnh biểu tượng này chứng minh cho sự giao thoa, tiếp xúc ngôn ngữ. Xuất phát từ môi trường sống tạo cho con người những suy nghĩ gắn liền với hiện thực khách quan. Qua thực tế TX đó, chúng ta có thể phát hiện ra những điểm tương đồng và khác biệt của nền văn hóa Việt Nam với nền văn hóa tộc người Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Xem chi tiết

Văn hóa và rào cản hội nhập

 Văn hóa và giao thoa văn hóa là yếu tố quan trọng trong quá trình hội nhập toàn cầu. Trong bối cảnh Việt Nam sắp gia nhập vào các cộng đồng kinh tế khu vực và thế giới, những nghiên cứu so sánh văn hóa làm việc ở các vùng miền của Việt Nam và văn hóa làm việc của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực còn hạn chế, bài viết đã góp phần đem đến những góc nhìn đa diện về chủ đề này. Những kết luận từ nghiên cứu này có thể góp phần vào việc xây dựng văn hóa làm việc chuyên nghiệp và hỗ trợ để người lao động và doanh nghiệp Việt Nam có sự chuẩn bị tốt cho tiến trình hội nhập.

Xem chi tiết

Đặc điểm địa danh sông nước các tỉnh Nam Kì dưới triều Nguyễn

Địa danh sông nước các tỉnh Nam Kì biểu hiện đặc điểm địa hình, cấu tạo, sản vật, con người vùng đất này. Địa danh phản ánh sự đa dạng và phong phú loại hình sông nước vùng đất Nam Kì. Nam Kì là vùng đất hợp lưu các tộc người, ngôn ngữ và văn hóa: Việt, Hoa, Khme, Chăm. Vì vậy địa danh sông nước vùng này cũng mang dấu ấn văn hóa và ngôn ngữ các dân tộc chung sống. Nghiên cứu địa danh sông nước góp phần làm rõ hơn đặc điểm vùng đất, văn hóa và con người Nam Kì dưới triều Nguyễn.

Xem chi tiết

Vai trò của nhân sinh quan phật giáo trong đời sống con người thời hiện đại

Trải qua trên 2.500 năm tồn tại và phát triển, Phật giáo đã có những đóng góp rất lớn cho văn hóa nhân loại. Triết học xã hội Phật giáo thấm đượm tính nhân bản, nhằm đưa con người trở về với cuộc sống tự chủ của chính mình, giải phóng con người ra khỏi sự điều khiển của tư tưởng thần quyền siêu hình, đề cao vấn đề đạo đức trên nền tảng trí tuệ. Con đường giải thoát của Phật giáo là sự tu luyện toàn diện từ đời sống đạo đức theo giới luật và phát huy năng lực của thế giới nội tâm.

Xem chi tiết

Tổ chức đời sống xã hội của người Mường: Từ truyền thống đến hiện đại

…Bằng phương pháp phân tích tài liệu, so sánh và điền dã dân tộc học, tác giả đã tổng hợp một cách có hệ thống về tổ chức đời sống xã hội của người Mường thông qua từng giai đoạn lịch sử, qua đó tác giả làm nổi bật các mối quan hệ xã hội đặc trưng trong từng hình thái tổ chức đời sống xã hội.

Xem chi tiết

Khái quát về tranh dân gian Việt Nam

Về cơ bản, tranh được in từ các bản khắc gỗ, nhưng mỗi nơi lại có những kỹ thuật riêng tạo nên đặc trưng của mỗi trung tâm, mỗi làng nghề, như: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây cũ), Nam Hoành (Nghệ An), Sình (Huế)… Hiện nay, các dòng tranh này đã và đang chịu những tác động, những thách thức không nhỏ về nguyên vật liệu, về tiêu thụ sản phẩm và lực lượng kế nghiệp. Chính vì vậy, cần có những chính sách, những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn được các di sản văn hóa này.

Xem chi tiết

Ngôi chùa trong đời sống người Khmer vùng Tây Nam Bộ

Ngôi chùa từng gắn bó với người dân Khmer như một phần “thân thể” không thể tách rời trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, hiện nay, vai trò, chức năng của ngôi chùa đã có nhiều thay đổi. Bài viết đề cập những đổi thay trong ngôi chùa Khmer, nguyên nhân của sự thay đổi đó, góp phần vào việc phát huy những giá trị tích cực của ngôi chùa đối với đời sống của đồng bào Khmer theo Phật giáo Nam tông ở vùng Tây Nam Bộ.

Xem chi tiết

Một số vấn đề của các tạp chí khoa học Việt Nam tham gia phản biện khoa học và phản biện xã hội

Bài viết này, bằng cách nhìn nhận tổng quan về hệ thống các tạp chí khoa học tại Việt Nam tham gia phản biện khoa học và phản biện xã hội, đồng thời khảo sát cụ thể trên một số trường hợp, sẽ chỉ ra một số thực trạng phát triển của hệ thống này, cả về ưu điểm và nhược điểm. Từ đó đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề. Về mặt chuyên môn, bài viết được tiếp cận dưới góc độ và quan điểm của ngành báo chí và truyền thông.

Xem chi tiết