Ngôi thứ trong làng (Tác giả: Phan Kế Bính)

Chức sắc – là những người khoa trường chức tước. Khoa trường như các người thi đỗ tiến sĩ, phó bảng, cử nhân, tú tài và thi võ đỗ tạo sĩ, phó bảng, cử nhân. Chức tước như các người văn từ cửu phẩm, võ từ suất đội trở lên. Dưới hai hạng ấy thì là ấm tử viên tử. Có nơi binh đinh cũng dự vào hàng chức sắc. Ít lâu nay các người tòng sự nhà nước, hoặc ông phán, hoặc ông ký, cũng chiếu phẩm hàm mà dự một ngôi chức sắc….

Xem chi tiết

Góp thêm ý kiến về vai trò của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam

Hệ thống trạm dịch rải khắp con đường thiên lý từ nam ra bắc, có tổ chức chặt chẽ và hoạt động quy củ, đã góp phần đảm bảo sự thông suốt về thông tin liên lạc, một yếu tố quan trọng của quyền lực hành chính thời kỳ vương triều Nguyễn. Qua các chiếu chỉ được ban hành thời các vua từ Gia Long đến Tự Đức và các quy định được thực hiện, việc tổ chức, điều hành hoạt động bưu chính đã phản ánh một phần vai trò quản lý hành chính khá hoàn thiện của vương triều Nguyễn thời này, một thành tựu đáng ghi nhận của văn minh dân tộc thế kỷ XIX.

Xem chi tiết

Họ Nguyễn ở Gia Miêu

Từ thời Minh thuộc sang thời Lê, họ Nguyễn ở Gia Miêu là họ Bình Ngô khai quốc vì cụ Nguyễn Công Duẩn tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, có công lớn, được vua Lê Thái Tổ ưu đãi, trở thành gia đình Bình Ngô khai quốc công thần. Trong sách Kiến văn tiểu lục của Lê Qúy Đôn, nhà bác học này đã căn cứ vào phả họ Nguyễn do con cháu xa đời của Chiêu Huân công Nguyễn Cam (trước kia khi đọc nhầm là Kim) cung cấp tư liệu và Lê Quý Đôn đã kết luận: Số ruộng 470 mẫu 5 sào mà vua Lê Thái Tổ ban cho cụ Nguyễn Công Duẩn không phải ruộng thục mà là ruộng hoang của các thế gia đời trước tuyệt tự, cùng ruộng hoang khác của các trang, xã, tổng…

Xem chi tiết

Mấy nhận xét về Nho giáo thời Nguyễn

…Về mặt văn hóa, do ảnh hưởng của chữ Nôm được trọng dụng dưới triều Tây Sơn, thời Gia Long, triều đình vẫn phải tham dụng chữ Nôm trong văn thư hành chính. Nhưng đến đời Minh Mạng, nhà vua định ra rằng nhất thiết trong việc thi cử và trong văn thư hành chính chỉ được phép dùng một thứ chữ là chữ Hán…

Xem chi tiết

Tín ngưỡng thờ cá Voi của ngư dân Thanh Hoá thời Nguyễn

Xứ Thanh, Tống Sơn là đất quý hương của vương triều nhà Nguyễn, miền đất ấy là nơi phát tích đồng thời cũng lưu lại nhiều dấu ấn sâu sắc về triều đại này, một trong những dấu ấn đó là tín ngưỡng thờ cá Voi – cá Ông của ngư dân các làng chài ven biển tỉnh Thanh.

Xem chi tiết

Làm rõ hơn về quê hương và lăng miếu Triệu Tường của nhà Nguyễn

….Sau khi lên ngôi được một năm, vào năm 1803, để tỏ lòng thành kính đối với vùng đất cội nguồn, gốc rễ – quê hương, vua Gia Long đã ban phong danh hiệu cao quí cho Gia Miêu Ngoại trang là đất Quý Hương và huyện Tống Sơn là Quý Huyện. Từ đó trở đi, các bộ sách lớn của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí và các sách địa chí như Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Đồng Khánh địa dư chí, Thanh Hoá tỉnh chí… cùng rất nhiều loại sách khác cũng đều thống nhất ghi chép về quê hương của nhà Nguyễn (bao gồm cả vua Nguyễn và các chúa Nguyễn) là Gia Miêu Ngoại trang, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung…

Xem chi tiết

Nhận thức mới về nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc

Vương triều Nguyễn phát sinh từ một “Nghiệp chúa” lừng lẫy ở phương Nam. Kể từ Nguyễn Hoàng (1524 – 1613) đến các chúa Nguyễn trước Nguyễn Phúc Ánh, đáng kể là đến Nguyễn Phúc Khoát (1714 – 1765) đã có đóng góp rất lớn vào lịch sử dân tộc. Đó là sự phát triển đất nước xuống phía Nam, mở mang bờ cõi, tạo dựng nên được một cơ đồ vững chãi: nông, công, thương, thủ công nghiệp phồn vinh, tăng cường được nội lực, phát huy được thế mạnh ra bên ngoài khiến các nước láng giềng và cả bọn lái buôn phương Tây cũng phải mến phục, kiêng nể…

Xem chi tiết

Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu và những bài thơ trên đồ sứ ký kiểu

Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Thái và vương phi Tống Thị Lĩnh. Ông được đình thần tôn lên kế vị Nguyễn Phúc Thái vào năm 1691, trở thành vị chúa Nguyễn thứ sáu trị vì Đàng Trong. Đến năm 1693, Nguyễn Phúc Chu được quần thần tấn tôn làm Thái phó Quốc công và dâng tôn hiệu là Quốc Chúa. Từ đó về sau, trong các sắc dụ về nội trị và ngoại giao, ông đều xưng là Quốc Chúa. Lên ngôi lúc mới 17 tuổi, ở ngôi 34 năm, Nguyễn Phúc Chu là một trong những vị chúa Nguyễn tạo dựng nhiều công nghiệp ở Đàng Trong.

Xem chi tiết

Bảo tồn bền vững, phát triển vững chắc cho di sản văn hóa thế giới Huế

Huế là cố đô duy nhất ở Việt Nam còn bảo lưu được khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình, với hệ thống thành quách, cung điện, miếu đường, đền đài, lăng tẩm, chùa quán, cầu cống… Di sản di tích cố đô Huế là những kiệt tác nghệ thuật của nhân dân lao động trải qua bao thế hệ hun đúc tạo thành, của những tài năng xuất chúng, những người thợ thủ công khéo tay nhất nước thời bấy giờ…

Xem chi tiết

Nguồn gốc Gia Miêu Ngoại trang và những đóng góp của dòng họ Nguyễn trong lịch sử dân tộc

….Vua Gia Long nói: “Tổ tiên ta công đức chứa chồng, có hơn ngàn năm, nhưng thế đại xa cách, sự tích thiếu sót”. Và họ Nguyễn cũng chỉ truy tầm để truy phong đến đời ông nội Nguyễn Hoàng là Nguyễn Hoằng Dụ, thân phụ Nguyễn Kim. Địa danh Gia Miêu đã thấy nói đến ở đời Lê Thái Tổ, với ba “trang” Gia Miêu Ngoại, Gia Miêu Nội, Gia Miêu Thượng, trong đó, Gia Miêu Ngoại là “anh cả”. Chữ “Gia Miêu” (Hán tự) là lúa tốt. Tổ tiên Nguyễn Công Duẩn đã sớm biến cả một vùng sơn lam chướng khí, nước độc hoá nước lành, đất chua thành đất ngọt để xây nên những đồng lúa tốt…

Xem chi tiết

Chân dung vua Thiệu Trị

Trong bốn ông vua đầu triều Nguyễn, người ít “tiếng tăm” nhất là vua Thiệu Trị. Thời gian tại vị của ông quá ngắn ngủi (1842-1847), nên sự nghiệp chính trị chẳng có gì đáng kể, nhưng bù lại, ông ghi dấu ấn khá đậm nét bằng thơ văn trên các di tích, danh thắng xứ Huế, còn lại đến nay. Thơ văn ông so với vua cha (Minh Mạng) và vua con (Tự Đức), tuy số lượng không bằng, nhưng chất lượng nổi trội hơn hẳn….

Xem chi tiết

Đặc điểm Phật giáo Nam Bộ thời Nguyễn

Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã hơn 2.000 năm nay. Quá trình phát triển của Phật giáo là quá trình in dấu ấn sâu đậm theo từng vùng đất mà đạo Phật hiện diện. Từ sau khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Thuận Hóa (1558), Phật giáo theo đoàn di dân đi dần vào phương Nam. Cuộc phân tranh giữa Trịnh – Nguyễn cũng đã làm phân hóa sâu sắc sinh hoạt tinh thần của cư dân hai vùng lãnh thổ. Chúa Trịnh ở phương Bắc, thuộc Đàng Ngoài; Chúa Nguyễn ở phương Nam, thuộc Đàng Trong. Những chính sách của hai Chúa cũng đồng thời đưa đến sự chuyển đổi sâu sắc trong Phật giáo Việt Nam….

Xem chi tiết

Vài nét về chính sách đào tạo tuyển dụng và sử dụng nhân tài thời Nguyễn

….Năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long xuống chiếu xác định: “Nhà nước cầu nhân tài, tất do đường khoa mục, tiên triều ta chế độ khoa cử đời nào cũng có cử hành… Nay thiên hạ đại định, Nam Bắc một nhà, cầu hiền chính là việc cần kíp”. “Khoa mục là con đường bằng phẳng của học trò, thực không thể thiếu được. Phải nên giáo dục thành tài, rồi sau thi Hương, thi Hội lần lượt được cử hành, thì người hiền tài nối nhau lên giúp việc”…

Xem chi tiết

Di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn ở Thanh Hoá

Trong dòng chảy lịch sử, nhà Nguyễn kể từ Gia Long – Nguyễn Ánh – người dựng nên đế nghiệp cho triều Nguyễn từ năm 1802 đến Bảo Đại – người tự nguyện thoái vị năm 1945, tất cả 13 đời vua tồn tại 143 năm, đã để lại trên đất nước ta một kho tàng văn hoá hết sức quí giá rất đáng tự hào.

Xem chi tiết

Giao lưu văn hóa Đông – Tây ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn (Phần 2)

….Những đề nghị về kinh doanh của Poivre tuy không được công ty Ấn Độ Pháp thực hiện tích cực, nhưng Dupleix vẫn không từ bỏ ý định với Đàng Trong. Ngày 28-6-1752, lại ủy nhiệm cho Giám mục Bennetat đến Đàng Trong gặp chúa Võ Vương. Chúa hối thúc Bennetat tiếp tục cho tàu buôn đến….

Xem chi tiết

Giao lưu văn hóa Đông – Tây ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn (Phần 1)

Kể từ năm 1558, khi Nguyễn Hoàng được bổ nhiệm làm trấn thủ Thuận Hóa, lịch sử Việt Nam đã mở ra một trang mới trong quá trình phát triển xuống phương Nam. Chính Đại Việt sử ký toàn thư, viết theo quan điểm của triều đình Lê – Trịnh phía bắc, cũng phải thừa nhận: “Hoàng trị nhậm mấy chục năm, chính lệnh khoan hòa, thường ban ân huệ, dùng phép công bằng, khuyên răn bản bộ, cấm chấp những kẻ hung ác; dân hai trấn đều cảm lòng mến đức, thay đổi phong tục, chợ không nói thách, dân không trộm cắp, cổng ngoài không phải đóng, thuyền buôn nước ngoài đều đến buôn bán,…

Xem chi tiết

Đôi điều cảm nhận về văn hoá và di sản văn hoá vương triều Nguyễn (1802-1945)

“Văn hoá là toàn bộ sáng tạo của con người, tích luỹ lại trong quá trình hoạt động thực tiễn – xã hội, được đúc kết thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, biểu hiện thông qua vốn di sản văn hoá và hệ ứng xử văn hoá của cộng đồng người”. Hoặc “Văn hoá là tổng thể sống động của các hoạt động sáng tạo (của con người) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.

Xem chi tiết

Không gian văn hoá Gia Miêu Ngoại trang

Không gian văn hoá Gia Miêu Ngoại trang chính là không gian sinh tồn của dòng họ Nguyễn mà Triệu Tổ là Nguyễn Kim, nó gắn với vùng đất mà dòng họ Nguyễn đã sinh sống. Trong chuỗi thời gian đằng đẵng đã qua, dẫu với bao thăng trầm, Gia Miêu Ngoại trang – vùng đất quý hương – nơi phát tích của nhà Nguyễn và vương triều Nguyễn vẫn tồn tồn tại trong tâm thức nhân dân Thanh Hoá với những dấu ấn văn hoá không phai mờ…

Xem chi tiết

Từ cô gái áo xanh ở Ái tử (Quảng Trị) đến Bà trời áo đỏ ở Thiên Mụ (Huế): Sinh lộ tư tưởng của vùng đất mới Nam Hà

   Tôn trọng sắc thái văn hoá bản địa và từng bước tích hợp với truyền thống văn hoá Thăng Long trên vùng đất mới một cách phù hợp là tinh thần xuyên suốt trong chiến lược nhân tâm của các chúa Nguyễn ở Nam Hà, đặc biệt là từ Tiên chúa Nguyễn Hoàng. Quá trình thực hiện nguyên tắc thiêng hoá ở đây và dấu ấn Phật giáo đã góp phần chính yếu tạo dựng nên sắc thái văn hoá Đàng Trong…

Xem chi tiết