Đánh giá khả năng phát triển DU LỊCH tại các LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ở Thành phố ĐÀ NẲNG

… Kết quả cho thấy khả năng khai thác du lịch tại lễ hội Quán Thế Âm là rất thuận lợi; lễ hội Cầu Ngư là thuận lợi; lễ hội đình làng Hải Châu thuận lợi trung bình; lễ hội đình làng Túy Loan, lễ hội Đâm trâu ít thuận lợi và lễ hội đình làng Hòa Mỹ, đình làng Thạc Gián là kém thuận lợi. Bài viết cũng đã đưa ra một vài khuyến nghị cho công tác tổ chức du lịch tại các lễ hội truyền thống.

Xem chi tiết

Phát triển MÔ HÌNH DU LỊCH KINH TẾ ĐÊM ở An Giang

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tảnhằm phân tích lợi ích và rủi ro của việc phát triển kinh tế đêm, các khía cạnh của mô hình kinh tế đêm ở An Giang và kết hợp định hướng cho tỉnh về việc phát triển nền kinh tế ban đêm theo cách phù hợp với mục tiêu tổng thể giúp tạo ra một nền văn hóa đa dạng, sôi động về đêm để thu hút và giữ chân người dân, và khách du lịch.

Xem chi tiết

Nhận diện các nhân tố động lực để phát triển nhân lực du lịch chất lượng cao ở Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết đề cập những nội dung cơ bản từ kết quả nghiên cứu về nhận diện các nhân tố động lực tác động đến quá trình phát triển nhân lực chất lượng cao. Trên cơ sở phân tích SWOT (Strengths; Weaknesses; Opportunities; Threats) để xác định những điểm mạnh, lợi thế và hạn chế, thời cơ và thách thức từ các nhân tố động lực tác động đến quá trình phát triển nhân lực du lịch (NLDL) chất lượng cao của Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Trong những năm gần đây, TPHCM đã thực hiện các chính sách phát triển NLDL chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu cho mọi lĩnh vực của hoạt động du lịch của Thành phố…

Xem chi tiết

Giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ quốc tế phục vụ phát triển du lịch ở Việt Nam

Tương ứng với những lĩnh vực/vấn đề lớn cần nghiên cứu cho phát triển du lịch trên, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khi năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn hạn chế; tài nguyên và môi trường đang có sự suy giảm và du lịch Việt nam đang và sẽ phải đối mặt với những tác động ngày một tăng của biến đổi khí hậu, hoạt động nghiên cứu KHCN tập trung vào 03 nhóm cơ bản sau…

Xem chi tiết

Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của điểm di tích Đại Nội – Huế

Đại Nội là điểm đến quen thuộc của du khách mỗi khi đến Huế. Hiểu được các yếu tố cấu thành khả năng thu hút du khách là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động khai thác và phát huy các giá trị của di sản văn hóa thế giới này. Vận dụng mô hình các thuộc tính thu hút của điểm đến, nghiên cứu này phân tích, đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của điểm di tích Đại Nội, xác định mức độ thu hút của các thuộc tính, trên cơ sở đó đưa ra các gợi ý cho việc quản lý và phát triển điểm di tích Đại Nội nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách tham quan…

Xem chi tiết

Sự bền vững trong phát triển du lịch tại Sa Pa

Bài viết đánh giá sự bền vững trong phát triển du lịch tại Sa Pa (Lào Cai) trên ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường để chỉ ra sự khác biệt trong tư duy và hành động của mỗi bên, và những khó khăn trong quá trình đạt được sự bền vững. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp du lịch Sa Pa phát triển bền vững, phát huy hết tiềm năng và tạo dựng thương hiệu mạnh cho du lịch Việt Nam.

Xem chi tiết

Thực trạng và các giải pháp phát triển khu vực Hàm Rồng thành khu du lịch văn hóa trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa

 Từ kết quả điều tra, đánh giá đúng nguồn tài nguyên du lịch của khu vực Hàm Rồng và
thực trạng phát triển khu du lịch trong 10 năm 2000 – 2010, theo đề án mà Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt, bài viết đề xuất các giải pháp phát triển Hàm Rồng trong 10 năm tới (2010-2020), trở thành khu du lịch văn hóa trọng điểm của Thanh Hoá và cả nước.

Xem chi tiết

Quần thể di tích cố đô Huế trong quá trình phát triển du lịch: Cơ hội và thách thức

 Bài viết phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa công cuộc bảo tồn quần thể di tích cố đô Huế với việc phát triển du lịch di sản. Theo đó, việc khai thác các di sản văn hóa để phục vụ du lịch sẽ tạo điều kiện cho loại hình du lịch di sản phát triển và nguồn thu từ du lịch sẽ góp phần vào việc nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa. Ngược lại, nếu di sản văn hóa không được quảng bá, không được khai thác, tái hiện thông qua hoạt động du lịch thì sẽ uổng phí, các di sản có nguy cơ bị lãng quên, xuống cấp hư hại và loại hình du lịch di sản vì thế cũng không thể tồn tại và phát triển lâu dài…

Xem chi tiết

Du lịch di sản văn hóa của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Ngay từ những thập niên của đầu thế kỉ XX, Chính phủ Nhật Bản đã chú trọng đến việc bảo tồn di sản văn hóa truyền thống. Hiện nay, ở Nhật Bản, có hàng trăm khu vực cổ kính, lịch sử và trở thành những điểm du lịch văn hóa nổi tiếng. Nhật Bản đã biến du lịch di sản văn hóa trở thành một thương hiệu của ngành du lịch nước này và đã gặt được không ít thành công. Bài viết nêu và phân tích chính sách, thực trạng phát triển du lịch di sản văn hóa của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Xem chi tiết

Kinh nghiệm một số nước châu Á về phát triển du lịch làng nghề và gợi ý cho Việt Nam

Làng nghề là một môi trường văn hóa lưu truyền những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật dân gian, những kinh nghiệm sản xuất, phong tục tập quán – sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình. Những làng nghề truyền thống như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định
nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc.

Xem chi tiết

Du lịch sinh thái Cù Lao Chàm – Hội An

Bài báo giới thiệu tổng thể việc phát triển du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm – Hội An, sự hỗ trợ của bảo tồn cho du lịch và ngược lại du lịch tăng cường sự phát triển bảo tồn. Bài báo đề cập đến hình thức tiếp cận mới của du lịch tại vùng hạ lưu sông Thu Bồn. Với 2 dòng trao đổi giữa vật chất và tri thức – văn hóa, con người đã bắt đầu ứng xử tốt dần với thiên nhiên, mô hình du lịch sinh thái Cù Lao Chàm – Hội An hy vọng sẽ có những bước chuyển biến mới…

Xem chi tiết

Tiềm năng phát triển du lịch cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang

Hà Giang là một vùng đất có tiềm năng rất lớn về du lịch, đặc biệt là phát triển các loại hình du lịch sinh thái như: Du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng… Cao nguyên đá Đồng Văn một khu vực rộng lớn gồm 4 huyện vùng cao núi đá, phía bắc tỉnh Hà Giang với nhiều tiềm năng du lịch, nhiều dạng địa hình độc đáo chưa được khám phá…

Xem chi tiết

Thực trạng và vấn đề cần thảo luận về quản lý bãi tắm tại các điểm đến du lịch biển

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu thực trạng mang tính gợi mở và thảo luận nhằm tìm kiếm ý tưởng quản lý hiệu quả bãi biển du lịch, thông qua đó góp phần bảo vệ và khai thác bãi biển nhằm tạo điều kiện nâng cao thu nhập của cư dân địa phương và cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp, bài viết đã xác định được: 1) thực trạng hoạt động bãi biển du lịch trước đây; 2) giải pháp quản lý bãi biển du lịch trong thời gian tới…

Xem chi tiết

Khai thác nguồn lực văn hóa trong phát triển du lịch di sản dựa vào sự tham gia của cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại tháp Po Ina Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa)

Khai thác sản phẩm du lịch tại một số địa điểm di sản là xu hướng mới trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Bên cạnh một số lợi thế của điểm đến như giá trị lịch sử, kiến trúc thì sức hút của điểm đến di sản còn liên quan trực tiếp đến chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch từ nghi lễ diễn xướng dân gian. Nghiên cứu trường hợp tại tháp Po Ina Nagar (thành phố Nha Trang) với mục đích tìm hiểu nguồn lực văn hóa và sản phẩm du lịch đã được tái tạo, xây dựng trong quá trình phát triển du lịch thông qua phương pháp nghiên cứu của ngành Nhân học là quan sát tham gia và phỏng vấn sâu có chủ đích…

Xem chi tiết

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu du lịch Hồ Núi Cốc

Khu du lịch Hồ Núi Cốc thuộc tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng hiện nay chưa phát triển xứng với tiềm năng của nó. Kết nghiên cứu điều tra 200 khách du lịch, phân tích hồi quy cho thấy mức độ ảnh hưởng của 8 yếu tố đến sự phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc bao gồm: Cảnh quan; cơ sở hạ tầng; phương tiện thăm quan; các dịch vụ; khách sạn, nhà nghỉ; trật tự và an toàn xã hội; hướng dẫn viên du lịch; giá dịch vụ. Trong đó có 5 yếu tố cần có các giải pháp tháo gỡ là: Kiến trúc cảnh quan, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường phương tiện thăm quan, phát triển đa dạng các dịch vụ, tăng cường số lượng và chất lượng khách sạn, nhà nghỉ thì Khu du lịch Hồ Núi Cốc sẽ phát triển.

Xem chi tiết

Cơ sở khoa học về sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam

Nghiên cứu này hướng đến xác định cơ sở lí luận và thực tiễn về sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam. Nhiệm vụ là xác định rõ quan niệm chung về du lịch đặc thù, vai trò, tiêu chí, nguyên tắc, yêu cầu về xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, tương quan giữa sản phẩm du lịch đặc thù với các sản phẩm khác. Thông qua hệ thống lí thuyết, nghiên cứu này cũng tổng hợp và hệ thống hóa quy trình và các bước xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù.

Xem chi tiết

Khai thác làng nghề dệt của người Chăm ở Châu Phong trong phát triển du lịch

 Làng nghề dệt của người Chăm ở Châu Phong được Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang quyết định công nhận là làng nghề thủ công có lịch sử lâu đời. Đây là một trong những làng nghề dệt nổi tiếng ở Nam Bộ, thể hiện tiềm năng thu hút du khách khi đến với Châu Phong. Tuy nhiên, phát triển du lịch nói chung và du lịch làng nghề dệt ở Châu Phong nói riêng chưa tương xứng với tiềm năng. Bài viết, dưới góc nhìn văn hóa học, phân tích giá trị văn hóa làng nghề dệt, đánh giá và đưa ra cách thức khai thác làng nghề dệt trong phát triển du lịch ở Châu Phong.

Xem chi tiết

“Câu chuyện ẩm thực” trong phát triển du lịch Việt Nam

Bài viết đưa ra một gợi ý cho việc khai thác yếu tố văn hóa – lịch sử gắn với ẩm thực thông qua các câu chuyện. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập tài liệu và xử lí thông tin; lấy ý kiến chuyên gia; phương pháp nghiên cứu liên ngành để tiếp cận ẩm thực từ nhiều góc độ. Từ đó, tác giả làm rõ khái niệm “câu chuyện ẩm thực”, phân loại câu chuyện ẩm thực thành các dạng biểu hiện cụ thể, phân tích vai trò của nó trong phát triển du lịch.

Xem chi tiết

Phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp làng lụa Vạn Phúc – Hà Đông)

…Du lịch làng nghề thủ công truyền thống không chỉ là tiềm năng cho ngành du lịch mà cho cả sự phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay. Bài báo này tập trung nghiên cứu trường hợp làng nghề truyền thống dệt lụa Vạn Phúc – Hà Nội, bởi đây là một ngôi làng có lịch sử làm nghề hơn 1000 năm, đã trải qua nhiều thăng trầm, biến động cùng với sự biến động của kinh tế – chính trị – xã hội của đất nước.

Xem chi tiết

Ứng dụng CRM trong kinh doanh du lịch lữ hành

Hiện nay, phần mềm CRM (Customer Relationship Management) được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, là phương cách hữu hiệu để tiếp cận và duy trì mối quan hệ khách hàng, cung cấp dịch vụ đến khách hàng tốt hơn. Đối với ngành du lịch, CRM đang trở thành công cụ hiệu quả, cải thiện quản trị quan hệ du khách, giúp các doanh nghiệp lữ hành phát triển, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang gây nhiều khó khăn cho ngành du lịch.

Xem chi tiết