Khai thác giá trị văn hóa lễ hội đền Chiêu Trưng (xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) để phát triển du lịch

 Lễ hội đền Chiêu Trưng ra đời với lịch sử trên 500 năm, lễ hội, người dân tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn danh tướng Lê Khôi vừa cầu “mong mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh”. Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Lễ hội đền Chiêu Trưng xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề mà các cấp chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm hiện nay là làm thế nào để vừa bảo tồn giá trị của di sản văn hóa lễ hội đền Chiêu Trưng vừa khai thác để phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở mảnh đất ven biển này…

Xem chi tiết

Lễ hội Kỳ Yên trong tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng ở Đông Nam Bộ hiện nay

Tục thờ Thành hoàng ở một số làng xã Đông Nam Bộ hiện nay thể hiện trong lễ hội Kỳ Yên ở ngôi đình là một nét truyền thống văn hóa tốt đẹp, gắn kết tình làng nghĩa xóm, thể hiện ý thức hướng về cội nguồn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lễ hội Kỳ Yên cúng tế thần Thành hoàng vẫn còn là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân ở các địa bàn được khảo sát. Không những thế, với tính chất là một hoạt động chú trọng cả phần lễ và phần hội, đáp ứng được các nhu cầu tín ngưỡng, lễ hội này hoàn toàn có thể được khai thác phục vụ du lịch trong bối cảnh văn hóa xã hội Đông Nam Bộ hiện nay.

Xem chi tiết

Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội ở nước ta – Thực trạng và giải pháp

Từ khái quát về vai trò lễ hội, tác giả cho rằng, hình thái này là một phạm trù văn hóa in đậm bản sắc dân tộc. Qua một số lễ hội cụ thể đã từng nổi tiếng trong quá khứ, tác giả chỉ ra một số điều bất cập của lễ hội hiện nay cần phải tập trung giải quyết: Nâng cao nhận thức, tránh lệch lạc cho các tổ chức và người chịu trách nhiệm; quản lý chặt chẽ hoạt động của lễ hội; phân loại lễ hội; xác định tính độc đáo của lễ hội, không kịch bản hóa lễ hội một cách chủ quan; ủng hộ tính tích cực của lễ hội nhưng phải tinh – giản – kiệm – lạc.

Xem chi tiết

Lễ hội dân gian ở Quảng Bình qua các thời kỳ lịch sử thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị

Đối với đồng bào các dân tộc ở Quảng Bình, lễ hội cũng mang một ý nghĩa tinh thần sâu sắc. Đấy là nơi con người gửi gắm những niềm hy vọng, những suy tư sâu lắng, những nhu cầu tâm linh của người sống với người chết, của con cháu với tổ tiên, của những thành viên trong cộng đồng với những người có công với làng nước… Lễ hội, về cơ bản mang nhiều tác động tích cực. Nó là một nhân tố tạo ra sự thư giãn tinh thần, là biểu hiện của cách ứng xử văn hóa với thiên nhiên, với thế giới tâm linh và nhất là với cộng đồng xã hội.

Xem chi tiết

Thực hành lễ hội dân gian ở Việt Nam hiện nay

…Cũng như nhiều hiện tượng văn hóa khác, lễ hội dân gian đã trải qua nhiều thăng trầm cùng với lịch sử dân tộc, có thời kỳ bị mờ nhạt, bị thay đổi hình thức, nội dung, thậm chí không ít lễ hội đã không còn được tổ chức nữa, song trong khoảng hơn hai thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự trở lại sôi nổi của những lễ hội dân gian và lễ hội dân gian trở thành nét văn hóa nổi bật trong đời sống văn hóa Việt Nam đương đại…

Xem chi tiết

Tìm hiểu lễ hội Thek Côn (Đạp Cồng) của người Khmer Sóc Trăng

 Người Khmer Sóc Trăng có nhiều lễ hội truyền thống mang giá trị hết sức độc đáo. Đặc biệt, đó là lễ hội Thek Côn tại ấp An Trạch, xã An Hiệp, huyện Châu Thành. Tìm hiểu lễ hội này cho thấy đây là lễ hội cầu an, mang tính nhân văn. Mặt khác, thông qua nghiên cứu cũng làm rõ thêm giá trị địa phương của lễ hội, cũng như sức lan tỏa của nó không chỉ đối vùng đất Sóc Trăng mà còn cả khu vực Nam bộ.

Xem chi tiết

Mối tương quan giữa các lễ hội ven biển Quảng Ninh với các lễ hội vùng duyên hải Bắc Bộ

 Lễ hội không thuần túy là một hình thức sinh hoạt nhằm để vui chơi, giải trí cho hàng vạn người mà còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh với những ước vọng hết sức nhân văn của người xưa. Nằm trong dòng chảy của lễ hội truyền thống ven biển Bắc Bộ nhưng lễ hội truyền thống ven biển Quảng Ninh vẫn có những điểm khác biệt so với các tỉnh khác về tín ngưỡng, qui mô, thời gian, lễ thức, nghệ thuật trình diễn…

Xem chi tiết

Biểu tượng trong lễ hội Rija Praong của người Chăm ở Nam Trung Bộ

   Rija Praong là lễ hội múa lớn nằm trong hệ thống lễ hội dân gian của người Chăm do tộc họ tổ chức, có ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo từ Malaysia. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng trong hệ thống lễ nghi tín ngưỡng của người Chăm mang tính ma thuật, nghiêng về phương thức trình diễn, múa hát, kịch nghệ nhằm để chữa bệnh, cầu cúng tổ tiên và vị thần linh phù hộ độ trì dân chúng…

Xem chi tiết

Từ lễ hội Long Tong (Tam Nguyệt Tam) của dân tộc Choang Bàn về tết mùng 3 tháng 3 ở Việt Nam

Qua mấy ngàn năm thăng trầm của lịch sử, tổ tiên người Choang đã để lại cho hậu thế kho tàng văn hoá dân gian truyền thống hết sức phong phú. Mặc dù quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá giữa người Choang và các dân tộc lân cận, đặc biệt là với dân tộc Hán, diễn ra mạnh mẽ, song tố chất văn hoá bản địa vẫn là cốt lõi của các sinh hoạt văn hoá dân gian. Lễ hội ca hát 3 tháng 3 âm lịch (Tam nguyệt tam) là một trường hợp điển hình.

Xem chi tiết

Lễ hội cầu ngư Đà Nẵng – Những giá trị bền vững

Bài viết này đề cập đến những giá trị tồn tại bền vững trong lễ hội Cầu ngư của cư dân ven biển Đà Nẵng. Trải qua một thời gian dài, dưới tác động ngày càng mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, lễ hội Cầu ngư của dân biển Đà Nẵng đã có nhiều thay đổi để thích nghi, tuy nhiên những giá trị mang tính tâm linh, giáo dục, cộng đồng, văn hóa của lễ hội vẫn luôn trường tồn mãi qua năm tháng.

Xem chi tiết

Tìm hiểu sự giống – khác nhau giữa lễ hội dân gian của người Khmer An Giang và người Khmer Sóc Trăng

…Địa hình ở Đồng bằng sông Cửu Long có đồi núi, đồng bằng, ven biển, dẫn đến đời sống văn hoá của người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long ngoài những đặc điểm chung, lại có điểm riêng đặc trưng của từng vùng. Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến nguồn gốc và điểm giống – khác nhau trong lễ hội dân gian của các nhóm người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long tiêu biểu là nhóm người Khmer An Giang (người Khmer vùng đồi núi) và nhóm người Khmer Sóc Trăng (người Khmer vùng ven biển).

Xem chi tiết

Lễ hội nghinh Ông ở thị trấn Sông Đốc huyện Trần Văn Thời với việc phát triển du lịch

 Lễ hội nghinh “ông”, hay là lễ cúng cá “ông” gắn liền với tục thờ cá voi phổ biến từ đèo Ngang trở vào đến Hà Tiên, đảo Phú Quốc, là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân. Lễ hội nghinh Ông ở thị trấn Sông Đốc huyện Trần Văn Thời là một trong những lễ hội có tầm quan trọng của tỉnh Cà Mau. Hiện nay lễ hội ngoài việc đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân tại địa phương, còn mang ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thu hút khách du lịch và phát triển du lịch sông nước tại địa phương.

Xem chi tiết

Khai thác lễ hội truyền thống trong phát triển du lịch ở Cao Bằng

Lễ hội truyền thống là một trong những loại hình di sản độc đáo và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Ở Cao Bằng, có nhiều dân tộc sinh sống nên hệ thống lễ hội đa dạng, phong phú; lễ hội lịch sử, lễ hội đền, lễ hội chùa. Những lễ hội đều gắn với tín ngưỡng linh thiêng, huyền bí, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Cùng với phong cảnh núi non hùng vĩ, những kiệt tác thiên nhiên như động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc…, hệ thống lễ hội và những sinh hoạt văn hoá đậm bản sắc dân tộc độc đáo, khiến Cao Bằng ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch.

Xem chi tiết

Du lịch sinh thái cộng đồng Na Hang trong bối cảnh hội nhập toàn cầu

Mô hình du lịch sinh thái cộng đồng đang ngày càng phổ biến bởi nó hướng đến việc liên kết giữa khả năng khai thác tài nguyên hợp lý, bền vững và trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên của cộng đồng địa phương. Đó cũng là sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, không chỉ quan tâm bảo vệ môi trường tự nhiên, du lịch sinh thái cộng đồng ở một số địa phương đang được tổ chức xây dựng và phát triển với mục tiêu gìn giữ và phát huy môi trường văn hóa…

Xem chi tiết

Thông điệp từ tục thờ, trò diễn trong lễ hội Ná Nhèm

 Lễ hội Ná Nhèm (Ná Nhèm, tiếng Tày có nghĩa là Mặt nhọ) của người Tày ở Lạng Sơn, thường diễn ra vào rằm tháng Giêng hằng năm. Đây là một lễ hội đặc sắc, ẩn chứa nhiều tầng văn hóa, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia năm 2015. 3 năm trước đó – năm 2012, lễ hội độc đáo này mới được phục dựng sau hơn thế kỷ thất truyền. Tuy nhiên, những người làm nghiên cứu vẫn băn khoăn về các nội dung nằm trong tục thờ, trò diễn…

Xem chi tiết

Lễ hội Kỳ yên đình Hiệp Mỹ (xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh)

Ở Nam Bộ mỗi làng xưa đều có ngôi đình. Ngôi đình là cơ sở sinh hoạt tín ngưỡng của cư dân; là biểu trưng của lòng tự hào về tình yêu quê hương, đất nước. Bài viết khảo sát, nghiên cứu lễ hội Kỳ yên đình Hiệp Mỹ, xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh để khảo tả, tìm hiểu ý nghĩa, giá trị lễ hội đình làng ở Trà Vinh hiện nay, làm cơ sở so sánh với đình làng Nam Bộ.

Xem chi tiết

Một số biến đổi trong lễ hội Cúng Trăng của người Khmer ở Trà Vinh hiện nay

Mỗi tộc người ở Việt Nam có một nét văn hóa riêng của mình, chính những sắc màu ấy đã tạo nên một bức tranh đa màu sắc về văn hóa Việt Nam. Lễ hội là một trong những mảng màu ấy. Lễ hội Cúng Trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh đã cùng với các tộc người khác góp phần hoàn chỉnh bức tranh văn hóa Việt Nam. Cùng với thời gian, lễ hội cũng sẽ có những biến đổi của mình theo nhịp sống xã hội. Trong bài này, chúng tôi đề cập đến hai vấn đề chính đó là chức năng và sự biến đổi của lễ hội này so với truyền thống.

Xem chi tiết

Sáng tạo truyền thống: Bối cảnh và ý nghĩa mới của lễ tế Nam Giao được phục dựng trong Festival Huế

Bài viết này phân tích và phê bình khái niệm “sáng tạo truyền thống” qua việc xem xét cách thức nghi lễ tế Nam Giao được phục dựng trong Festival Huế với tư cách là một hoạt động du lịch di sản. Trọng tâm của bài viết là chỉ ra những thay đổi của việc phục dựng nghi lễ tế Nam Giao và những ý nghĩa đằng sau sự thay đổi đó. Chính bằng cách này, tác giả chỉ ra cách thức sáng tạo truyền thống từ nghi lễ tế Nam Giao trong Festival Huế.

Xem chi tiết