Quyền của chủ thể văn hóa: Vấn đề BẢO TỒN CHỮ VIẾT của NGƯỜI THÁI ở vùng núi tỉnh Nghệ An

 Qua quá trình điền dã, tác giả bài viết ghi nhận có một sự khác biệt đáng quan tâm trong ý kiến của những người dân địa phương xung quanh vấn đề bảo tồn chữ Thái ở vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh Nghệ An. Tìm hiểu về quan điểm cũng như mục đích và cách thức của dân cư tại địa bàn nghiên cứu trong việc ứng xử với một di sản văn hóa phi vật thể luôn được xem rất quan trọng là chữ viết, bài viết tập trung vào sự phân tích những góc nhìn đa dạng của các bên liên quan đến vấn đề bảo tồn di sản này.

Xem chi tiết

Từ ngữ TIẾNG ANH VAY MƯỢN tạm thời trong Quá trình TRỘN MÃ trên một số BÁO MẠNG bằng tiếng Việt tại Việt Nam hiện nay

Chính sách đổi mới của Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng càng ngày càng nhiều những từ ngữ tiếng Anh vay mượn tạm thời trong quá trình giao tiếp “trộn mã” trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo giấy, báo mạng. Đây là hiện tượng nổi cộm cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc nhằm điều chỉnh nhận thức của dư luận xã hội. Trên cơ sở thu thập, thống kê 1000 từ ngữ tiếng Anh trên 17 báo giấy, báo mạng, mô tả và phân tích các đặc điểm ngôn ngữ như phiên âm/chữ viết, từ loại, ngữ nghĩa trong các ngữ vực được sử dụng, bài báo nêu lên những dự báo về tác động xã hội đối với xã hội Việt Nam trong tương lai.

Xem chi tiết

Từ ngữ tiếng Anh trên báo chí tiếng Việt

Báo chí là một trong những lĩnh vực trọng yếu sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp, cũng là một trong những lĩnh vực nhanh nhạy, đón đầu sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ. Báo chí truyền thông Việt hiện nay phản ánh sự đa dạng, cách tân cũng như xu hướng phát triển không ngừng của tiếng Việt hiện đại. Bài báo tập trung khảo sát hiện tượng sử dụng các từ ngữ tiếng Anh trên báo chí tiếng Việt hiện nay, phân tích, lí giải hiện tượng này dưới góc độ ngôn ngữ học xã hội.

Xem chi tiết

Bán phụ tố trong tiếng Hán hiện đại và phương pháp chuyển dịch sang tiếng Việt

…Đối với người học tiếng Hán, việc hiểu nghĩa cũng như dịch thuật bán phụ tố trong tiếng Hán sang tiếng Việt thực sự không đơn giản và đôi khi còn dễ gây nhầm lẫn. Bài báo này đi sâu phân tích sự khác biệt giữa phụ tố và bán phụ tố trong tiếng Hán hiện đại, tìm hiểu xu hướng phát triển của bán phụ tố trong thời kỳ mới, từ đó đề xuất ba phương pháp dịch thuật thể loại từ phái sinh mang bán phụ tố sang tiếng Việt.

Xem chi tiết

Những tương đồng và khác biệt của từ láy trong tiếng Việt và tiếng Hàn

 Hiện nay, trong giới Việt ngữ học, việc miêu tả, phân loại, xác định ranh giới từ láy tiếng Việt vẫn còn có nhiều chỗ chưa thống nhất. Về từ láy tiếng Hàn có lẽ cũng có tình trạng tương tự. Bài viết của chúng tôi không có mục đích bàn luận về các ý kiến khác nhau của các tác giả đi trước về các vấn đề này, mà thừa nhận một điểm là trong tiếng Việt và trong tiếng Hàn có một lớp từ được gọi là từ láy, do chỗ trong các từ ấy, các thành tố của nó có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm và về mặt chức năng ngữ pháp thì các từ này hoạt động với tư cách là từ.

Xem chi tiết

Ngữ pháp hình ảnh trong diễn ngôn quảng cáo tiếng Việt

…. Kết quả phân tích bố cục hình ảnh của 400 diễn ngôn quảng cáo tiếng Việt đã chỉ ra người viết quảng cáo sử dụng ba bình diện của thiết kế bố cục hình ảnh như khung, giá trị thông tin và sự nổi bật để góp phần tạo nghĩa cho diễn ngôn quảng cáo cùng với ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu của bài báo góp phần làm sáng tỏ về tính ứng dụng của lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống, cụ thể là ngữ pháp hình ảnh trong các nghiên cứu liên ngành. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho những ai đang nghiên cứu lý thuyết thiết kế hình ảnh kết hợp với ngôn ngữ để tạo nghĩa cho diễn ngôn quảng cáo.

Xem chi tiết

Lí thuyết đánh giá trong phân tích diễn ngôn: Nghiên cứu thử nghiệm từ cáo trạng tiếng Việt

 Bài viết này sử dụng Lí thuyết Đánh giá được xây dựng bởi Martin và White (2005) để phân tích nguồn tạo nghĩa Liên nhân trong diễn ngôn pháp lí. Cáo trạng là một thể loại diễn ngôn pháp lí được sử dụng để minh họa cho hệ thống Đánh giá trong tạo lập văn bản. Kết quả phân tích khẳng định Lí thuyết Đánh giá là một khung lí thuyết hợp lí cho việc mô tả siêu chức năng Liên nhân của các thể loại diễn ngôn nói hay viết. Đồng thời, kết quả của việc phân tích hệ thống Đánh giá trong một bản cáo trạng cho thấy rằng Tình cảm (Affect) không tồn tại trong ngữ liệu.

Xem chi tiết

Những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh với việc phát triển báo chí tiếng Việt và truyền bá chữ quốc ngữ

Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những người Việt Nam đầu tiên tiếp nhận văn hoá Âu Tây và tích cực truyền bá vào Việt Nam. Chính ông là một trong những người đánh những
tiếng trống đầu tiên mở màn cho việc phát triển báo chí tiếng Việt, một nghề hoàn toàn mới đối với người Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đồng thời, ông cũng là một trong những người có công lớn nhất cho cuộc cách mạng chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ thời kỳ này có rất ít người chấp nhận sử dụng, trong khi đó chữ Hán, chữ Nôm đã tồn tại lâu đời và được tất cả mọi người chấp nhận nó như là một thứ chữ truyền thống. 

Xem chi tiết

In ấn, xuất bản trong phát triển chữ quốc ngữ, báo chí và văn học ở Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Sự ra đời và phát triển của in ấn, xuất bản ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa. Dựa
trên các tác phẩm sách, báo chí, bài viết trình bày sự phát triển của in ấn, xuất bản ở Nam Bộ đã góp phần làm tăng số lượng tác phẩm văn học, công chúng có nhiều cơ hội để đọc và yêu thích văn học.

Xem chi tiết

Văn hóa giao tiếp của người Êđê

Ngôn ngữ và văn hóa tạo nên đặc trưng của mỗi tộc người. Khi muốn nhận diện một dân tộc và khu biệt nó với dân tộc khác thì phải thông qua nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa của họ. Qua nghiên cứu ngôn ngữ của người Êđê, chúng tôi thấy rằng văn hóa giao tiếp của họ có những điểm tương đồng với người Việt như: hiếu khách, trọng tình cảm, trọng danh dự, trọng sự tế nhị và hòa thuận nhưng cũng có những điểm khác biệt như: trọng hình thức, lối nói chuyện dí dỏm, hài hước và đôi khi suồng sã, thô tục.

Xem chi tiết

Bước đầu tìm hiểu sự hình thành và biến đổi về nhân danh của tộc người Êđê ở Tây Nguyên

 Văn hóa Tây Nguyên nói chung và văn hóa tộc người Êđê nói riêng đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm từ rất sớm. Những năm đầu thế kỉ 20, Sabatier – viên công sứ Pháp tại Tây Nguyên đã sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian Êđê với việc sưu tập, dịch và công bố bộ sử thi Dăm Săn nổi tiếng (in lần đầu ở Paris, năm 1927, lần sau ở Hà Nội, năm 1933). Ông cũng là người mở đầu việc sưu tầm, dịch và công bố luật tục của người Êđê,…Tiếp đến là hai nhà giáo Y Ut Niê, YJut Hwing đã tham gia biên soạn chữ viết cho tộc người này. Một số tác giả đã có nhiều năm và nhiều công trình nghiên cứu như Nguyễn Hữu Thấu, Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Phan Đăng Nhật, Đoàn Văn Phúc,…

Xem chi tiết

Bàn về dịch thành ngữ Anh-Việt (trên cơ sở ngữ liệu các thành ngữ có yếu tố màu sắc: xanh, đen, đỏ, trắng)

Tất cả các ngôn ngữ đều có thành ngữ [Langlotz, 2006; Wright, 1999]. Thành ngữ là sản phẩm ngôn từ của một ngôn ngữ [Nguyễn Đình Hùng, 2009], đi vào lời ăn tiếng nói hàng ngày của người bản ngữ một cách tự nhiên và, bởi vậy, trở thành vốn từ vựng quan trọng trong kho từ vựng của mỗi ngôn ngữ. Thành ngữ phản ánh những quan sát, cảm nhận và mang đặc trưng văn hóa và tư duy riêng của người bản ngữ. Thành ngữ vì thế là một kho báu bao chứa những trầm tích văn hóa đặc sắc và phong phú của một nền văn hóa.

Xem chi tiết

Kỹ năng viết và ngôn từ trong các loại bài viết khoa học bằng tiếng Anh

Cuộc tranh luận về nghiên cứu khoa học viết bằng tiếng Anh theo thể chủ động (Active Voice) hay thụ động (Passive Voice) vẫn chưa ngã ngũ. Và, viết bài báo khoa học để được chấp nhân cho công bố trên một trong các tạp chí chuyên ngành nổi tiếng và có uy tín trên thế giới thực sự không hề dễ chút nào. Ngay cả tác giả mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ cũng cảm thấy khó. Điều quan tâm muốn nói, trong khoa học nếu bài báo không thể hiện xuyên suốt hai tiêu chuẩn vàng để được đánh giá “well-written”là tính đơn giản (simplicity) và trong sáng (Clarity), không tuân thủ cấu trúc “IMRAD” (Introduction – Method – Result – Discussion),…

Xem chi tiết

Một cái nhìn đối sánh về ngôn ngữ trong phú tiếng Việt

 Bằng việc sử dụng các phương pháp như: thống kê – phân loại, so sánh – đối chiếu và phân tích – tổng hợp, bài viết đã đi sâu phân tích và chỉ ra sự khác nhau về ngôn ngữ giữa phú cổ và phú mới tiếng Việt. Sự khác nhau đó thể hiện rất rõ ở ba yếu tố: câu, nhịp và từ ngữ sử dụng. Mỗi yếu tố có sự khác nhau riêng, giá trị nghệ thuật riêng nhưng tất cả đều chứng minh sự phát triển của ngôn ngữ phú nói riêng cũng như ngôn ngữ văn học nói chung.

Xem chi tiết

Từ và thuật ngữ chưa đúng

Trong bài viết này, tác giả nêu lên và phân tích một số từ, thuật ngữ được dùng phổ biến trên truyền thông mà nghĩa đích thực của chúng lại không phải là nghĩa mà tác giả muốn diễn đạt hoặc không khớp với định nghĩa của giới chuyên môn. Thực tế này dẫn đến cùng một diễn đạt có thể hiểu theo những cách khác nhau. Từ đó, có độ sai lệch về nghĩa của các từ và thuật ngữ gây nên sự hiểu nhầm, làm giảm sự trong sáng của tiếng Việt.

Xem chi tiết

Phân tích ngữ dụng trong dịch thuật từ góc độ giao tiếp liên văn hóa

 Dịch thuật từ lâu đã trở thành một mắt xích quan trọng của giao tiếp liên văn hóa. Hoạt
động dịch thuật không những đòi hỏi người dịch phải có kĩ năng phân tích văn bản, kiến thức chuyên ngành, am hiểu văn hóa của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích mà còn phải nhạy bén, tinh tế và sáng tạo, vận dụng đúng ngữ cảnh, phải từ bối cảnh của ngữ cảnh và văn hóa nắm được hàm nghĩa ngữ dụng…

Xem chi tiết

Giao tiếp liên văn hóa Việt – Anh dưới góc nhìn nhân học giao tiếp

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ, mối quan hệ giữa chúng và vai trò của văn hóa trong giảng dạy ngôn ngữ. Bài viết giới thiệu khía cạnh của liên văn hóa trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh. Một số nội dung sơ lược về nhân học giao tiếp và các khái niệm liên quan như cấu trúc hội thoại, hàm ý hội thoại, phép lịch sự… trong sử dụng ngôn ngữ liên văn hóa được bàn bạc, phân tích dưới ánh sáng của nhân học giao tiếp…

Xem chi tiết

Từ cổ, từ lịch sử, từ địa phương trong địa danh Nam Bộ

Trong địa danh Nam Bộ có hàng trăm từ cổ, từ lịch sử và từ địa phương. Trước hết, từ cổ là những từ được sử dụng ngày xưa, nay được thay thế bằng những từ đồng nghĩa tương ứng. Các địa danh Bảy Háp, Ngả Bát, Ngả Cạy… thuộc loại này. Kế đến, từ lịch sử là những từ được sử dụng trước kia, nay đối tượng của nó không còn nữa, gồm các từ chỉ các đơn vị hành chính cũ (Long Châu Hà), các chức danh cũ (Chưởng Cơ), các công trình xây dựng cũ (bảo). Sau cùng, từ địa phương là những từ chỉ phổ biến ở một số địa phương, gồm những từ chỉ tên cây (Cây Sộp), tên địa hình (Bưng Môn), tên các con vật (Cá tra),…

Xem chi tiết

Sự cần thiết của từ điển song ngữ Việt – Khmer, Khmer – Việt

Bộ Từ điển song ngữ Việt – Khmer, Khmer – Việt của Trường Đại học Trà Vinh ra đời sẽ là một bổ khuyết cho việc phát triển của ngành từ điển học, hỗ trợ đắc lực cho việc học song ngữ Khmer – Việt, đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và thực hiện nhiệm vụ chính trị hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Campuchia.

Xem chi tiết

Viết thuật ngữ khoa học, tên người và địa danh

Bài báo đề nghị viết địa danh và tên người nước ngoài trong văn bản tiếng Việt chủ yếu dựa vào cách viết bằng ký tự latin đã được những nước có địa danh và tên người đó công bố. Đồng thời chú ý đến đặc điểm của cách viết tiếng Việt. Trên cơ sở kinh nghiệm được tích lũy trong hơn nửa thế kỷ trong Các Khoa học Trái Đất, bài báo giới thiệu cách viết thuật ngữ địa chất đã được đồng thuận của đại đa số các nhà địa học Việt Nam.

Xem chi tiết