Kiểu gõ mới giúp tăng tốc gõ tiếng Việt ở máy tính

… Kiểu gõ CVNSS 4.0 này cho phép bung ra chữ Quốc Ngữ (CQN), tức chữ Việt hiện nay, ở mọi môi trường. Đồng thời, chỉ dùng kiểu gõ CVNSS4.0 ở EVKey, bạn có thể tiết kiệm thời gian gõ từ 15% đến gần 25%, tùy theo số lượng từ có vần dài của văn bản. Văn bản càng nhiều từ có vần dài thì thời gian gõ tiết kiệm được sẽ càng lớn. Thời gian gõ tiết kiệm được sẽ còn nhiều hơn nữa, khi bạn cài thêm macro gõ tắt các từ bạn thường dùng vào ‘Bảng gõ tắt’ ở EVKey…

Xem chi tiết

Ngữ nghĩa của một số từ trong phương ngữ Quảng Trị

Trong bài báo, chúng tôi đối chiếu ngữ nghĩa của từ địa phương Quảng Trị với từ toàn dân theo các lớp loại một cách có hệ thống, đồng thời kết hợp đối chiếu ngữ nghĩa từng từ cụ thể. Từ đó, thấy được sắc thái địa phương, sắc thái văn hóa, vai trò của từ trong đời sống xã hội của cộng đồng người địa phương. Đây còn là căn cứ quan trọng để thực hiện chuẩn hóa ngôn ngữ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt…

Xem chi tiết

Vấn đề lựa chọn ngôn ngữ tiếng Việt trong tiểu thuyết của một số nhà văn hải ngoại đương đại

Khác với các nhà văn trong nước, trong hành trình sáng tạo, những nhà văn sống và sáng tác ở nước ngoài luôn đứng trước những lựa chọn về ngôn ngữ: sáng tác bằng ngôn ngữ thứ nhất (tiếng Việt) hay bằng ngôn ngữ thứ hai (ngôn ngữ nơi trú xứ). Việc lựa chọn tiếng Việt trong sáng tạo nghệ thuật đối với các nhà văn hải ngoại không chỉ liên quan đến vấn đề lựa chọn chất liệu nghệ thuật (ngôn từ) mà còn liên quan đến thái độ ứng xử với ngôn ngữ và văn hóa Việt…

Xem chi tiết

Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu tiếng Sán Dìu ở Việt Nam hiện nay

Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi khái quát lại tình hình nghiên cứu tiếng Sán Dìu ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, hầu hết các nghiên cứu về tiếng Sán Dìu ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở cấp độ ngữ âm, bắt đầu xuất hiện một vài bài viết về từ vựng, ngữ nghĩa. Đây chính là cơ sở để xác định những vấn đề đặt ra hiện nay trong nghiên cứu ngôn ngữ này trên một số phương diện: Cội nguồn và loại hình; cấu trúc ngôn ngữ; chữ viết…

Xem chi tiết

Một số đặc điểm của yếu tố Hán trong tiếng Nhật – Qua cách nhìn đối chiếu với yếu tố Hán trong tiếng Việt

Là nước nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, văn hóa chữ Hán, trong quá trình tiếp xúc với đất nước này trên nhiều phương diện từ trong lịch sử cho đến tận ngày nay, cũng giống như Việt Nam, Nhật Bản đều tiếp nhận vào trong hệ thống từ vựng của mình lượng lớn các từ Hán, ở tiếng Nhật là âm, nghĩa và chữ viết; ở tiếng Việt hiện đại là âm và nghĩa…

Xem chi tiết

Những con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh

Dựa trên nguồn tư liệu khảo sát thực tế, bài viết tìm hiểu những con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tiếng Anh, thuật ngữ thời trang được hình thành theo bốn con đường: Thuật ngữ hoá từ thông thường; Tạo thuật ngữ mới dựa trên cơ sở ngữ liệu vốn có; Vay mượn thuật ngữ nước ngoài; Vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành. Bài viết đã tập trung tìm hiểu đặc điểm của từng con đường hình thành thuật ngữ, để thấy rằng những con đường này đã làm đa dạng và phong phú hệ thuật thời trang trong tiếng Anh.

Xem chi tiết

Những kĩ thuật phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu cơ bản

Bài viết giới thiệu và phân tích các kĩ thuật cơ bản để chuyển nghĩa từ ngôn ngữ kí hiệu (NNKH) sang một ngôn ngữ khác trong giao tiếp, bao gồm: kĩ thuật sử dụng trường từ vựng; kĩ thuật sử dụng kí hiệu phân loại và kĩ thuật đặt câu hỏi. Đây là cơ sở lí luận cho lí thuyết phiên dịch NNKH, giúp rèn luyện kĩ năng phiên dịch NNKH.

Xem chi tiết

Sự mai một ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Mai một ngôn ngữ là hiện tượng một dân tộc mất dần hoặc mất hẳn tiếng mẹ đẻ, do không sử dụng trong đời sống, thậm chí coi ngôn ngữ khác là tiếng mẹ đẻ của mình. Trên thực tế, không ít dân tộc thiểu số ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ này, đồng thời thất lạc các hình thái văn hóa được lưu giữ. Cần có những biện pháp cấp bách và thiết thực giúp bảo tồn và phát triển các ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số: nghiên cứu khoa học (cơ bản và ứng dụng); hoạch định chính sách; giáo dục ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trên các phương tiện truyền thông đại chúng;…

Xem chi tiết

Đặc điểm ngữ âm tiếng địa phương Quảng Bình khảo cứu qua lớp từ địa danh

Bài viết trình bày những đặc điểm về ngữ âm tiếng địa phương trên tư liệu địa danh Quảng Bình. Những đặc điểm này được thể hiện ở sự biến âm các phụ âm đầu, phần vần, thanh điệu; đồng thời đặc điểm này cũng được thể hiện ở sự phân chia các vùng thổ ngữ trong tỉnh. Đặc điểm đó cho thấy sự tương đồng và khác biệt giữa tiếng Quảng Bình so với tiếng Việt phổ thông về mặt ngữ âm, làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về ngữ âm lịch sử tiếng Việt và sự phản ánh đặc trưng ngôn ngữ – văn hóa trong địa danh của một vùng lãnh thổ, cụ thể là vùng địa lí Quảng Bình.

Xem chi tiết

Chữ Thái ở Việt Nam

…Một số câu hỏi đặt ra và cần có câu trả lời đối với chữ Thái, để chữ này có thể sống và hành chức tích cực: Chữ Thái dùng để làm gì? Những yêu cầu đối với chữ Thái là gì? (Trong hoàn cảnh thực tế của Việt Nam hiện nay, nên truyền bá và sử dụng chữ Thái cổ – tự dạng Sanscrit, hay là chữ Thái mới – tự dạng latin, hay cả hai)? Chữ Thái cần được xây dựng (hoặc sửa đổi, cải tiến, thống nhất) căn cứ vào tiếng địa phương nào? Chữ Thái cần được dạy – học và sử dụng như thế nào?

Xem chi tiết

Tộc danh sử dụng trong đời sống ngôn ngữ ở Việt Nam

Các tộc danh chính thức trong các bài viết khác nhau có thể thay đổi theo các quyết định để xác định các thành phần dân tộc được thành lập ở nước ta hiện nay. Bài viết này nhắc lại những thay đổi cần lưu ý để tránh nhầm lẫn khi xử lý và khai thác thông tin cho các nghiên cứu về các nhóm dân tộc khác nhau ở Việt Nam. Phải đặc biệt thận trọng khi kết hợp tộc danh.

Xem chi tiết

Giá trị của từ láy trong văn tế Nguyễn Đình Chiểu

Giáo sư Đỗ Hữu Châu có lần nhận xét từ láy được xem là một “nốt nhạc” về âm thanh, chứa đựng trong mình một “bức tranh” cụ thể của các giác quan, kèm theo những ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan, những đánh giá thái độ của người nói trước sự vật, hiện tượng, tác động mạnh mẽ tới người nghe. Có thể nói sự hiện diện của từ láy có giá trị đặc biệt quan trọng trong các sáng tác văn chương bởi giá trị tượng thanh, tượng hình và biểu cảm mà nó chứa đựng…

Xem chi tiết

Tiếng Việt trong bối cảnh thống nhất đất nước, hội nhập và phát triển

40 năm, lượng thời gian để nhìn nhận sự biến động của một ngôn ngữ xét về mặt ngôn ngữ học không phải là dài, nhưng, với sự kiện trọng đại là thống nhất đất nước và tiếp đó là đổi mới và hội nhập có thể coi là tác nhân xã hội đặc biệt quan trọng tác động đến tiếng Việt nói riêng và các ngôn ngữ ở Việt Nam nói chung.

Xem chi tiết

Ẩn dụ dùng từ ngữ chỉ các bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Anh

… Theo các nhà ngôn ngữ học, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ. Đó là phép sử dụng từ ngữ được chuyển nghĩa dựa trên cơ sở tương đồng giữa một thuộc tính nào đó của cái dùng để nói và cái muốn nói. Nói cách khác, ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi giữa hai sự vật có mối quan hệ tương đồng. Ẩn dụ không chỉ là biện pháp làm giàu từ vựng mà còn làm cho nghĩa của từ ngày càng đa dạng, tinh tế không chỉ trong hệ thống ngôn ngữ, trong văn chương, và trong cả lời ăn tiếng nói hàng ngày của chúng ta.

Xem chi tiết

Ẩn dụ ý niệm “Xanh” trong tiếng Việt

Dưới ánh sáng của ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ được xem là một trong những hình thức tư duy ý niệm, phản ánh lối tư duy và ý niệm hóa của con người về thế giới xung quanh thông qua các biểu thức ngôn ngữ, một cơ chế nhận thức mà thông qua nó, logic của những khái niệm có tính trừu tượng được thay thế bằng logic của những khái niệm có tính cụ thể hơn. Trong phạm vi bài báo khoa học này, chúng tôi hướng sự quan tâm vào ẩn dụ ý niệm màu sắc, trong đó màu xanh là một ý niệm nguồn ánh xạ sang miền đích khác nhau được người Việt tri nhận.

Xem chi tiết

Khám phá Khái niệm Thể diện trong Tiếng Việt: Bằng chứng từ Kết hợp Từ

Ghi nhận vai trò quan trọng của khái niệm Thể diện trong giao tiếp và những tranh luận chưa ngã ngũ về các cấu thành của khái niệm này, bài viết khám phá nội hàm khái niệm Thể diện trong văn hóa Việt dựa trên việc phân tích những diễn đạt phổ biến của “mặt/thể diện” trong tiếng Việt. Bài viết chỉ ra rằng nội hàm khái niệm Thể diện trong văn hóa Việt không đồng nhất với khái niệm này trong học thuyết lịch sự lấy thể diện làm trung tâm vốn được xem là mang tính phổ quát của Brown và Levinson (1987)…

Xem chi tiết

Đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa của “Nước” và “Lửa” trong tiếng Việt

Trong bài viết này, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa của “nước” và “lửa” trong tiếng Việt trên phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa. Qua đó, bài viết sẽ làm rõ vai trò, ý nghĩa của trường từ vựng – ngữ nghĩa này trong việc giúp con người diễn đạt các khái niệm quan trọng liên quan đến đời sống con người và xã hội cũng như những đặc trưng văn hóa độc đáo của dân tộc thể hiện qua hệ thống từ ngữ này.

Xem chi tiết

Lồng ghép yếu tố văn hóa Huế trong giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài đến học tại Huế

Huế là một tiểu vùng văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Vì vậy, khi chọn Huế là điểm đến để học tiếng Việt, sinh viên nước ngoài không chỉ mong muốn nâng cao kỹ năng ngôn ngữ mà còn muốn tìm hiểu về bản sắc văn hóa của vùng đất này. Nắm bắt được điều đó, nhiều giảng viên giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tại Huế đã chú trọng đến việc lồng ghép các yếu tố văn hóa Huế vào quá trình dạy học…

Xem chi tiết

Nghiên cứu cấu trúc trộn mã ngôn ngữ Việt- Anh trong giao tiếp trao đổi mua bán của tiểu thương chợ Bến Thành, Tp. Hồ Chí Minh

Tiếp xúc ngôn ngữ là một trong những hiện tượng phổ biến trong lịch sử phát triển của các ngôn ngữ trên thế giới. Kết quả của quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ là sự nảy sinh các hiện tượng giao thoa ngôn ngữ và lai tạp ngôn ngữ. Hiện tượng pha trộn ngôn ngữ (hay còn gọi là hiện tượng lai tạp ngôn ngữ) là một trong những vấn đề thú vị được khá nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ xã hội học quan tâm…

Xem chi tiết

Một cách hiểu biết về từ địa phương

Từ địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ dân tộc. Nhiều nhà Việt ngữ học đã xem giữa từ địa phương và từ toàn dân có đường ranh giới khá rõ ràng.Tuy nhiên, trên thực tế, việc nhận diện hai hệ thống từ vựng này là không dễ. Chúng tôi cho rằng giữa chúng có một đường ranh giới mờ. Sự phân biệt từ địa phương và từ toàn dân trở nên khó khăn khi chúng ta đang có sự nhầm lẫn giữa từ toàn dân bị biến âm với từ địa phương, chưa phân định rạch ròi giữa từ cổ (từ toàn dân xưa) và từ địa phương…

Xem chi tiết