Nghi thức hát tiễn hồn của cộng đồng người Thái

Hiện nay, nghi lễ hát tiễn hồn người chết về Mường Trời của cộng đồng Thái trong tang ma vẫn còn, song những cách thức tỉ mỉ theo nghi thức cổ, giàu giá trị nhân văn đã và đang bị mai một đi ít nhiều. Tìm hiểu và quan tâm tới những giải pháp tích cực trong tâm linh con người về cõi chết cũng là yếu tố quan trọng không kém…

Xem chi tiết

Hàng mã trong đời sống tâm linh của người Việt hiện nay (Nghiên cứu một số xã thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội)

Sản xuất và sử dụng hàng mã ở Việt Nam trong những năm gần đây vừa được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, vừa là một chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Có hai luồng quan điểm về vấn đề này. Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng, việc sử dụng hàng mã là lãng phí, một hủ tục cần phải loại bỏ. Luồng quan điểm thứ hai cho rằng, đây là một hình thức thể hiện những giá trị nhân văn của người sống đối với người chết và thần thánh, do vậy cần hạn chế và đưa nó về bản chất ban đầu của nó chứ không nên loại bỏ…

Xem chi tiết

Sắc màu tâm linh trong địa danh Việt Nam qua yếu tố giai thoại và truyền thuyết

…Sự hiện hữu của những yếu tố linh thiêng hóa, tâm linh hóa trong giai thoại và truyền thuyết ở mỗi một địa danh, thực sự đã gắn bó, hòa quyện vào đời sống tinh thần người Việt, đáp ứng nhu cầu con người từ hai phương diện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo và sự chuyển hóa tâm thức, thực hành các nghi lễ truyền thống. Đây chính là cơ sở tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn, thu hút, sức lan tỏa đặc biệt của chiều văn hóa tâm linh trong địa danh.

Xem chi tiết

Hoạt động tâm linh ở miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, An Giang và việc khai thác phục vụ du lịch

…Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động tâm linh tại Miếu Bà Chúa Xứ còn cần được đầu tư hơn nữa, đồng thời phải bảo quản, tu bổ cơ sở vật chất mới có thể duy trì hoạt động và thu hút du khách. Để bảo tồn giá trị văn hóa trong hoạt động tâm linh nơi đây, bài viết đề xuất một số biện pháp như: nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao nhận thức của người dân, nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lí, thiết kế xây dựng và quảng bá du lịch…

Xem chi tiết

Đi tìm những nhà thần bí học

Theo nhiều nhà thần bí học – Bùa xuất hiện từ thời tín ngưỡng cổ sơ – song vẫn còn tồn tại cho đến nay tại một số nơi và trong một bộ phận dân chúng. Bùa là sản phẩm của phương Đông – theo những nhà thần bí học phương Tây – Trong quyển “Traité méthodique des Sciences occultes”, các bác sĩ Papus,  Saint-Yves d’Alveydre đã chú ý đến loại hình bùa chú. Một bác sĩ khác người Mỹ tên Willington, khi tìm ra “phù chú toàn thư” của Trung Quốc đã đem ra thực nghiệm dịch ra tiếng Anh. Thật ra, phương Tây cũng đã thừa hưởng di sản này của các dân tộc trong khu vực Ai cập, Chaldée, Do Thái (Hébreux), Hy Lạp, Ba Tư …

Xem chi tiết

Thử đi tìm lịch sử lưu truyền BÙA CHÚ,THẦN THÔNG

Kinh nghiệm của lịch sử cho thấy, không phải lúc nào lịch sử phát triển của con người cũng luôn theo con đường “chánh đạo”. Những nhà nghiên cứu lịch sử của tôn giáo càng thấy rõ khuynh hướng “tà đạo” luôn ẩn nấp để thừa cơ xuất hiện phá phách, để tiêu diệt hay ít ra cũng làm cho biến tướng…

Xem chi tiết

Cơ sở hình thành và các thiết chế chủ yếu trong văn hóa tâm linh của người Việt ở Gia Định xưa

Gia Định là tên gọi của vùng đất rộng lớn (gồm Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận) được hình thành và phát triển trong quá trình khai mở vùng đất Nam Bộ của người Việt – cũng là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội ở Nam Bộ suốt nhiều thế kỷ. Trong quá trình tạo lập vùng đất mới, các thiết chế chủ yếu trong văn hóa tâm linh của người Việt ở Gia Định được hình thành, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư…

Xem chi tiết

Sự tương đồng và những biệt sắc trong nghi lễ hầu đồng của một số tộc người ở Việt Nam (Phần 2)

Bên cạnh những nét tương đồng về bản chất thì trong các nghi lễ hầu đồng của một số tộc người luôn luôn tồn tại những điểm riêng mang nét đặc trưng của từng dân tộc. Chính những sự khác biệt này đã tạo nên một bức tranh văn hóa rộng lớn, đa sắc màu của dân tộc Việt Nam.

Xem chi tiết

Sự tương đồng và những biệt sắc trong nghi lễ hầu đồng của một số tộc người ở Việt Nam (Phần 1)

Hầu đồng là một nghi lễ phổ biến trên thế giới và ở nhiều tộc người khác nhau của Việt Nam. Hầu đồng là di sản văn hóa tinh thần của nhiều tộc người, trong đó Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt mới được công nhận là: “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Hầu đồng của các dân tộc ở Việt Nam là một trong những nghi lễ gắn liền với tín ngưỡng, mặc dù đã hình thành từ xa xưa nhưng vẫn còn tồn tại, thậm chí còn phát triển trong xã hội ngày nay.

Xem chi tiết

“Vọng Khoăn Đíp” – Một hiện tượng văn hóa trong đời sống tâm linh của người Tày (Trường hợp Then ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn)

Dựa trên kết quả nghiên cứu thực địa về hiện tượng Vọng khoăn đíp của người Tày, người viết có những suy nghĩ bước đầu về hiện tượng này đặt trong hệ thống Then Tày và trong chừng mực nhất định, phân tích nó từ góc nhìn tín ngưỡng dân gian, diễn xướng, giao tiếp và an ninh tinh thần. Từ đó, đưa ra những ghi nhận cụ thể và những vấn đề cần tiếp tục bàn luận.

Xem chi tiết

Các hình thái của tín ngưỡng thờ Mẫu – Hệ thống thánh thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Ở giai đoạn đầu của quá trình du nhập văn hóa ngoại lai, đặc biệt là Nho giáo, những hình tượng phụ nữ được coi là có sức mạnh huyền bí đó chưa có mối dây liên hệ, ràng buộc nhau. Hay nói khác đi, các Mẫu Việt Nam chưa tạo thành một phả hệ, hệ thống chính quyền như cuộc sống thế tục. Khi Đạo giáo vào Việt Nam, đặc biệt cả một phả hệ thần tiên được quảng bá, gặp ngay nhu cầu cần thiết thể chế hóa, cấu trúc lại “thiên đình” của Mẫu, tín ngưỡng thờ Mẫu đã nhanh chóng tiếp thu để hình thành nên một “thiên đình” riêng của mình…

Xem chi tiết

Các hình thái của tín ngưỡng thờ Mẫu – Không gian thờ cúng

Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có tính ổn định và bền vững về niềm tin nên đã hình thành một hệ thống về không gian thờ phụng ở từng miền, từng địa phương. Ở miền Bắc tiêu biểu là những địa điểm thờ Mẫu Thượng Ngàn (phủ Tây Hồ – Hà Nội), thờ Mẫu Liễu Hạnh (phủ Dầy – Nam Định). Ở miền Trung là trung tâm thờ Thiên Yana (điện Hòn Chén – Huế). Ở miền Nam thờ Bà Chúa Xứ (Núi Sam – An Giang), Bà Đen (núi Bà Đen – Tây Ninh)…

Xem chi tiết

Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu

Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng và tín ngưỡng dân gian Việt Nam nói chung không thể không nhắc đến vai trò của các triều đại phong kiến nước ta như: Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Các triều đại phong kiến Việt Nam đã phong sắc thần cho Thành Hoàng và cho nhiều nhân vật có công trong các cuộc chống giặc ngoại xâm, được thờ ở nhiều làng, xã, thậm chí là các thành thị Việt Nam. Với tính chất quan trọng và nổi bật này của tín ngưỡng dân gian Việt Nam mà tác giả Phan Hữu Dật đã nhận định như sau: “Về thực chất, tín ngưỡng là một bộ phận cấu thành của văn hóa dân gian…

Xem chi tiết

Biểu tượng khởi thủy của ĐỊA CHI MÃO là tên gọi CON THỎ hay tên gọi CON MÈO?

Theo Âm lịch vào những năm thuộc Địa Chi Mão (卯) (như năm Tân Mão), người ta thấy trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở các nước Á Đông có 2 hình tượng khác nhau hiện diện để tượng trưng cho năm Mão: Theo truyền thống, ở Trung Quốc, Đài Loan,… đã lấy hình tượng con Thỏ 兔(thố) để làm biểu tượng cho năm Mão nhưng đặc biệt ở Việt Nam, lại là biểu tượng con Mèo, người Việt thường nói năm, tuổi mẹo hay mèo…

Xem chi tiết

Tín ngưỡng THỜ THẦN ở ĐÌNH LÀNG ĐỒNG THÁP

Đình làng Đồng Tháp hiện vẫn còn lưu giữ dấu vết tín ngưỡng thờ tự một thời của cư dân địa phương. Vị trí cấp bậc của thần được “bảo vệ” và “thiết đặt” chính bằng sự phong cấp của thế tục. Theo đó, các vị thần khác – kết quả từ nhu cầu địa phương hoá phúc thần của người Việt, sự giao thoa văn hoá với người Trung Quốc, người Chiêm Thành, người Chân Lạp – đều quy tụ về đình để trú ngụ và hưởng tế lễ bên cạnh vị thần chủ soái: Thần Thành Hoàng.

Xem chi tiết

Giá trị trong TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG của NGƯỜI VIỆT ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Đồng bằng Bắc bộ là cái nôi của văn hóa Việt Nam. Qua hàng ngàn năm cư trú, cộng đồng người Việt đã tạo nên đời sống văn hóa tinh thần phong phú, độc đáo. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên đời sống văn hóa tinh thần đó là giá trị trong tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng…

Xem chi tiết

Tín ngưỡng THỜ CỌP ở các NGÔI ĐÌNH tại CẦN THƠ

Cọp là con vật được thờ phổ biến trong các ngôi đình ở Cần Thơ. Có thể nói, hầu như không có ngôi đình nào ở Cần Thơ không có miếu hay tran thờ cọp. Đây chính là kết quả ứng xử của con người đối với tự nhiên trong buổi đầu đặt chân đến vùng đất mới.

Xem chi tiết

Tín ngưỡng của người H’mông ở Việt Nam (Phần 1)

Trong tín ngưỡng truyền thống của người H’mông có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ các loại ma, tín ngưỡng liên quan đến chu kỳ đời người, tín ngưỡng thờ cúng nông nghiệp, tín ngưỡng liên quan đến lễ hội… Các tín ngưỡng truyền thống này có nhiều giá trị văn hóa, nhưng cũng có một số phong tục lạc hậu.

Xem chi tiết