Chùa Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long và vấn đề khai thác du lịch

Do ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông từ Thái Lan truyền sang vào cuối thế kỉ XIII, nên trong đời sống tôn giáo, người Khmer thờ duy nhất Phật Thích Ca và xây dựng nơi tôn nghiêm nhất để thờ Phật gọi là chùa. Ngoài chức năng chính là nơi thờ Phật, chùa Khmer còn là nơi quy tụ mọi hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, tín ngưỡng, vui chơi giải trí, nghệ thuật, âm nhạc, v.v, nên có thể nói chùa là linh hồn của phum, sóc đối với người Khmer.

Xem chi tiết

Bồ Tát trong nghệ thuật điêu khắc Đông Dương

 Đức Phật nhập Niết Bàn vào khoảng năm 480 TCN, từ đó giáo lý của Ngài bắt đầu được truyền bá trong vùng lưu vực sông Hằng. Việc truyền bá Đạo Phật tiếp tục phát triển dưới triều vua Ashoka. Và đến thời vua Kanishka, Đạo Phật thịnh vượng trong toàn bán đảo Ấn Độ cho đến thế kỷ thứ VII. Bằng con đường thông thương qua các vùng sa mạc Trung Á, Phật giáo tiếp tục được truyền bá đến Iran, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Về phía Bắc sông Hằng, Phật giáo vượt qua dãy núi Himalaya và đi vào Tây Tạng. Vùng Dekkan, nhờ sự thuận lợi của đường biển, những nhà buôn và những nhà hàng hải mà Phật giáo phát triển khá mạnh, tiến đến vùng Đông Dương và các quần đảo thuộc miền Nam Trung Quốc.

Xem chi tiết

Sự du nhập và phát triển Phật giáo Đàng trong thế kỷ XVII – XVIII: Nhìn từ phương diện tiếp xúc văn hóa

Sự phát triển của kinh tế – xã hội Đàng Trong cùng với những chính sách tốt đẹp đối với Phật giáo của các Chúa Nguyễn đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự du nhập và phát triển của Phật giáo trong thế kỷ XVII – XVIII. Cùng với quá trình đó sự tiếp xúc văn hóa giữa những cư dân bản địa người Việt và người Hoa ngoại nhập từng bước được thực hiện đã tạo nên những nét đặc sắc riêng biệt của Phật giáo Đàng Trong.

Xem chi tiết

Phật giáo Nam Tông Khmer với sự phát triển bền vững khu vực Tây Nam Bộ

Tây Nam Bộ là miền đất đa dạng, phong phú các dân tộc, tôn giáo. Cùng với người Việt và người Hoa, người Khmer đã đến lập nghiệp ở vùng đất này từ khá sớm. Họ mang theo văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống Khmer đến với Tây Nam Bộ, trong đó chủ yếu là văn hóa của Bà la môn giáo. Đến khoảng thế kỷ thứ IV, cùng với quá trình truyền bá của Phật giáo Nam Tông vào Tây Nam Bộ, đông đảo người Khmer đã đón nhận tôn giáo này…

Xem chi tiết

Chùa Sóc Lớn (Rajamahajetavanarama) – Ngôi chùa cộng đồng của đồng bào Khmer, Bình Phước

Chùa của người Khmer là một trung tâm văn hoá của cộng đồng, thuộc Phật giáo Nam tông – Qua đây, chúng ta gặp được bố cục mặt bằng với các kiến trúc thành phần, cùng chức năng riêng của chúng – Từ đó thấy được cách thờ và các linh vật phù trợ và yếu tố Phật triết kèm theo. Bên cạnh đó là các lễ tiết điển hình chung của người Khmer liên quan tới chùa.

Xem chi tiết

Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với phong tục, tập quán và lối sống của người Việt thời kỳ Lý – Trần và việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo giai đoạn hiện nay

 Văn hóa Phật giáo thời kỳ Lý – Trần có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Việt Nam trên các phương diện: tư tưởng, chính trị – xã hội; phong tục tập quán, lối sống; văn học, kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc. Bài viết đề cập đến ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với phong tục, tập quán và lối sống của người Việt Nam thời kỳ Lý – Trần (thế kỷ XI – XIV).

Xem chi tiết

Xu hướng biến đổi của sự dung hợp giữa Phật giáo với tục thờ cúng tổ tiên của người dân Hà Nội hiện nay

 Bài viết đề cập đến xu hướng biến đổi của sự dung hợp giữa Phật giáo với tục thờ cúng tổ tiên hiện nay (qua nghiên cứu tại một số ngôi chùa ở Hà Nội). Trong nhiều xu hướng biến đổi, xu hướng Phật giáo dung hợp văn hóa dân tộc đã, đang và sẽ còn là xu hướng chủ đạo của Phật giáo Việt Nam trong tương lai.

Xem chi tiết

Ruộng chùa trong lịch sử phong kiến Việt Nam (thế kỉ X-XIX)

Ruộng chùa là là tư liệu sản xuất chính, là nguồn sống quan trọng của một tầng lớp cư dân đặc biệt – đó là sư tăng ở các chùa. Với tư tưởng nhập thế, sư tăng ở Việt Nam luôn thể hiện được vai trò của mình trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có cả kinh tế. Cùng với sự thịnh suy của Phật giáo, ruộng chùa không ngừng biến đổi qua các thời kì lịch sử. Bài viết sẽ khái quát quá trình phát triển của ruộng chùa từ thế kỉ X-XIX nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn nguồn gốc, đặc trưng của loại ruộng đất đặc biệt này, đồng thời qua đó cũng khẳng định sức sống mạnh mẽ của Phật giáo trong lòng dân tộc Việt.

Xem chi tiết

Đôi nét về tín ngưỡng thần linh ở làng xã Thừa Thiên Huế (Phần 2)

Khai canh Khai khẩn, là nhân thần. Khai canh gồm những vị có công lao lập nên nền móng ban đầu của làng, chọn vùng đất, đốc suất những người đi theo cùng nhau vỡ ruộng dựng nhà, ổn định đời sống, dần dà hình thành làng xóm. Có khi khai canh là cả một nhóm, thủy tổ nhiều họ, nhưng người ta vẫn nhất trí suy tôn một vị có uy tín nhất, hoặc có chức tước cao nhất làm khai canh…

Xem chi tiết

Đôi nét về tín ngưỡng thần linh ở làng xã Thừa Thiên Huế (Phần 1)

…Tuy “nhìn chẳng thấy, lắng chẳng nghe”, nhưng đó là một thế giới gồm các thần kỳ nắm giữ quyền năng siêu việt có thể can thiệp đến thế giới hữu hình với hai hướng phù trì hay trừng phạt; đó cũng là một thế giới gồm các âm linh do phần hồn của chính những con người đã chết vẫn còn ở lại phảng phất đâu đó vì “nghiệp chướng” chưa thể giải thoát. Người ta tin rằng tuy con người không nghe, không thấy được thế giới vô hình ấy, nhưng có thể tương thông với thần kỳ, âm linh bằng các cuộc hiến dâng vật phẩm và xưng tụng, cầu nguyện, an ủi họ bằng lời khấn vái, thể hiện qua bài văn đọc lên giữa cuộc lễ cúng. Như vậy, loại hình văn bản này xuất phát từ tín ngưỡng tôn thờ – tôn vinh thần kỳ và âm linh, cho nên chúng ta cần tìm hiểu vài nét về tín ngưỡng này.

Xem chi tiết

Lễ hội Kỳ Yên trong tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng ở Đông Nam Bộ hiện nay

Tục thờ Thành hoàng ở một số làng xã Đông Nam Bộ hiện nay thể hiện trong lễ hội Kỳ Yên ở ngôi đình là một nét truyền thống văn hóa tốt đẹp, gắn kết tình làng nghĩa xóm, thể hiện ý thức hướng về cội nguồn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lễ hội Kỳ Yên cúng tế thần Thành hoàng vẫn còn là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân ở các địa bàn được khảo sát. Không những thế, với tính chất là một hoạt động chú trọng cả phần lễ và phần hội, đáp ứng được các nhu cầu tín ngưỡng, lễ hội này hoàn toàn có thể được khai thác phục vụ du lịch trong bối cảnh văn hóa xã hội Đông Nam Bộ hiện nay.

Xem chi tiết

Mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ thành hoàng làng với sự tồn tại của phong tục tập quán và các loại hình văn hóa truyền thống ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam

… Cơ sở thực tiễn để chúng tôi phát biểu suy nghĩ của mình về vấn đề này là sự tồn tại bền vững của làng cổ vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng và sự bền vững của phong tục tập quán và các loại hình văn hóa dân gian của các làng Việt cổ. Khi tiếp cận các đối tượng này, chúng tôi đặt chúng trong mối quan hệ qua lại với nhau và chú ý tìm ra khả năng chi phối và sự tác động qua lại giữa các yếu tố.

Xem chi tiết

Chùa Thầy và thiền sư Từ Đạo Hạnh qua di văn Hán Nôm thời Lí – Trần

Chùa Thầy (Thiên Phúc tự) là di tích nổi tiếng gắn liền với thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa được xây dựng từ thời Lí trên núi Sài Sơn (Phật Tích), nơi được coi là mảnh đất thiêng gắn với nhiều truyền thuyết linh dị. Bản thân thiền sư Từ Đạo Hạnh cũng là một trong số các vị vị thiền sư mà cuộc đời và sự nghiệp tu hành càng ngày càng bị bào trùm bởi bức màn sương của những yếu tố kì bí, khiến con người thực trở nên “mờ mờ nhân ảnh”, rất khó phân định đâu là thực, đâu là hư…

Xem chi tiết

“Niềm tin tôn giáo” của các vua nhà Trần

 Các nghiên cứu về tình hình tôn giáo các triều đại quân chủ ở Việt Nam nói chung thường đề cập đến nội dung Tam giáo đồng tồn (Phật giáo, Khổng giáo, Đạo giáo) hoặc từng tôn giáo qua các thời kỳ mà ít có nghiên cứu nào đề cập đến niềm tin tôn giáo của bậc “Thiên tử”. Cùng với sự phát triển của nhà nước quân chủ Lý – Trần, hoạt động tôn giáo có thể được chia thành hai lĩnh vực: triều đình và dân gian. Bài viết này đề cập đến một số niềm tin tôn giáo của các vị vua nhà Trần qua các biểu hiện, như: thờ Trời, tin vào mệnh Trời, thờ tổ tiên, tang ma.

Xem chi tiết

Đặc điểm Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840)

Dưới thời Minh Mạng, những tác động mạnh mẽ từ bối cảnh lịch sử và chính sách của triều đình đã làm cho Phật giáo Việt Nam phát triển với nhiều đặc điểm khác biệt so với các giai đoạn trước đó. Trên cơ sở phân tích, làm rõ đặc điểm Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng, bài viết tìm hiểu những tác động qua lại giữa chính sách của nhà nước với sự phát triển Phật giáo, từ đó góp phần làm rõ hơn đặc điểm của Phật giáo Việt Nam trong một giai đoạn và cung cấp các thông tin có thể hữu ích cho cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo có cơ sở tham chiếu trong việc quản lý các hoạt động của Phật giáo.

Xem chi tiết

Thử đi tìm Lịch sử lưu truyền BÙA CHÚ THẦN THÔNG

Kinh nghiệm của lịch sử cho thấy, không phải lúc nào lịch sử phát triển của con người cũng luôn theo con đường ‘chánh đạo’. Những nhà nghiên cứu lịch sử của tôn giáo càng thấy rõ khuynh hướng ‘tà đạo’ luôn ẩn nấp để thừa cơ xuất hiện phá phách, để tiêu diệt hay ít ra cũng làm cho biến tướng.

Xem chi tiết

Một số loại hình tín ngưỡng tiêu biểu của người Hoa ở Hội An, Quảng Nam

Người Việt gốc Hoa (cùng gọi là người Hoa) có mặt ở thành phố Hội An tương đối sớm và hiện nay đã trở thành một trong những bộ phận quan trọng trong cơ cấu thành phần dân cư nơi đây. Cùng với quá trình hình thành, phát triển của cộng đồng, người Hoa tại Hội An đã tạo dựng, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhiều loại hình tín ngưỡng độc đáo, đặc sắc. Trong đó, những loại hình tín ngưỡng gắn với quy mô và sinh hoạt cộng đồng được coi là một phương diện quan trọng tạo nên bản sắc tín ngưỡng của cư dân tại địa phương này. Đây là nội dung chính được chúng tôi đặt ra và giải quyết trong bài báo này.

Xem chi tiết

Biểu tượng Hoa Sen trong đạo Phật

Hoa Sen là một loại hoa bình dị, tượng trưng cho Đạo Phật và, thực tế, Hoa Sen lại phát sinh ở hồ, ao bùn, rồi vươn lên và toả ra hương sắc, làm đẹp thơm cho cả mọi người và môi trường sinh thái. Cũng vậy, Đạo Phật là Trung Đạo, vừa xuất thế vừa nhập thế, vừa vượt khỏi bùn vừa sinh ra từ bùn, xuất thế cho tăng ni, nhập thế cho các Phật Tử, là một nếp sống hài hoà, cân đối; không thiên chấp, chẳng cực đoan. Nghĩa là, chẳng duy tâm, duy vật gì cả…

Xem chi tiết

Vai trò của Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương trong đời sống tinh thần đồng bào Nam Bộ

Sự dung hợp giữa văn hóa dân tộc, lòng yêu nước và sự kế thừa giáo lý của các tôn giáo ngoại nhập, nhất là Phật giáo và Nho giáo, là cơ sở cho sự ra đời một số tôn giáo nội sinh tại Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Những tôn giáo này ra đời đã đáp ứng được nhu cầu tinh thần cho một bộ phận không nhỏ cư dân Nam Bộ. Bài viết này lý giải thêm về vai trò của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương trong đời sống tinh thần đồng bào Nam Bộ.

Xem chi tiết

Về hình tượng Lokesvara (Bồ Tát) trong nghệ thuật điêu khắc Chămpa

Phật ra đời tại miền Bắc ấn Độ vào thế kỉ V Tr. CN do Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhartha Gautama) đã đạt đến “giác ngộ” Đức Phật nhập cõi Niết Bàn, chân lí sau cùng để qua đó con người được giải thóat khỏi vùng tái sinh, ông trở thành Đức Phật và dạy cho người khác con đường thoát khỏi tái sinh và khổ đau. Vào khoảng năm 480 Tr. CN đạo lí của Ngài bắt đầu được truyền bá trong vùng lưu vực sông Hằng (Gangze). Từ thế kỉ III đến thế kỉ II Tr. CN, đạo Phật đã thịnh hành khắp ấn Độ, việc truyền bá Phật giáo được đẩy mạnh một cách mãnh liệt dưới thới A Dục Hoàng đế (Asoka), một nhà vua mộ đạo, và dưới thời của Hoàng tử Krishna…

Xem chi tiết