Thủy quân thời chúa Nguyễn qua góc nhìn của người nước ngoài đương thời

Quân đội nói chung và thủy quân nói riêng của Đàng Trong hình thành muộn hơn rất nhiều so với của nhà Lê Sơ và các nước lân bang nhưng không vì thế mà sức mạnh bị đánh giá thấp. Ngược lại, thủy quân của chúa Nguyễn được các giáo sĩ, nhà sư và các thương nhân nước ngoài đến Đàng Trong lúc bấy giờ đánh giá rất cao và không thua kém gì so với thủy quân của châu Âu, đặc biệt là về chiến thuyền và kỷ luật quân đội.

Xem chi tiết

Súng thần công và phong trào Cần Vương của Quảng Bình

Súng thần công là hỏa khí nhằm tiêu diệt quân địch từ xa, loại súng này thường có kích thước lớn, có trọng lượng nặng, lúc đầu được đúc bằng đồng, sau được đúc bằng sắt và gang. Đây là loại vũ khí được sản xuất từ thời nhà Hồ đánh quân Minh, nhưng sang đến thời Nguyễn, các vua đã cho đúc thêm nhiều súng thần công để phòng thủ sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, đồng thời còn để biểu trưng cho sức mạnh của vương triều.

Xem chi tiết

Sự hình thành của cảng thị ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ đầu thuộc địa – lịch sử Hải Phòng (1802 – 1888) – Phần 2

Sự phát triển của Hải Phòng vào thế kỷ XIX đã cho thấy vị trí địa lý và truyền thống thương mại đã có ảnh hướng đến sự hình thành của các cảng thị ở miền bắc Việt Nam như
thế nào. Trên cơ sở những thuận lợi của điều kiện tự nhiên, Hải Phòng đã nhanh chóng trở
thành một trung tâm trao đổi không chỉ giữa miền nam Trung Hoa và vùng duyên hải đông bắc Việt Nam mà còn giữa vùng châu thổ Bắc Bộ và các vùng hải đảo ven bờ với vai trò chi phối của các thương nhân người Hoa bất chấp các chính sách thương mại của triều Nguyễn…

Xem chi tiết

Đàn Nam Giao triều Nguyễn

Lễ tế ở đàn Nam Giao là một nghi lễ hết sức quan trọng dưới chế độ phong kiến. Bởi vì chỉ có nhà vua mới có quyền đứng ra làm lễ tế giao, mà lễ tế ở đây là lễ tế trời đất. Qua lễ tế này đã thệ hiện được tính chính thống của một triều đại cũng như uy quyền của một vị vua sau khi đăng quang đó là đã tuân theo mệnh trời để cai trị nhân dân.

Xem chi tiết

Phố cảng Thanh Hà-Bao Vinh trong tiến trình lịch sử Phú Xuân-Huế thế kỷ XVII-XIX

Việt Nam vào thế kỷ XVII-XVIII là thời kỳ chiến tranh TrịnhNguyễn và chia cắt đất nước Đàng Trong-Đàng Ngoài. Đây là thời kỳ các chúa Nguyễn ở Đàng Trong tập trung mọi nỗ lực để khẳng định mình như một vương quốc độc lập, nhằm chống chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, mở mang lãnh thổ, phát triển kinh tế – đô thị, mở rộng quan hệ quốc tế, giao lưu văn hóa, thu dụng nhân tài. Phố cảng Thanh Hà ra đời và phát triển trong bối cảnh thịnh vượng đó của đất Đàng Trong

Xem chi tiết

Quá trình hình thành và quản lý Châu bản trong hệ thống lưu trữ triều Nguyễn (1802-1945)

ài viết tìm hiểu quá trình hình thành nên khối tư liệu quý giá này, cùng ngược dòng lịch sử đôi nét về hệ thống quản lý văn bản hành chính hay còn gọi là văn thư lưu trữ của các triều đại phong kiến Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng. Từ đó đi sâu tìm hiểu quá trình hình thành, quản lý châu bản trong hệ thống lưu trữ triều Nguyễn và việc quản lý sử dụng các di sản tư liệu này đến ngày nay.

Xem chi tiết

Tình hình các đô thị Việt Nam thời Nguyễn dưới sự đô hộ của thực dân Pháp

Năm 1858, Thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam, qua nhiều giai đoạn. Với hòa ước 1884, Pháp đã đặt toàn bộ sự hỗ trợ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Một nền chính trị và kinh tế xã hội mang tính chất tư bản thực dân bao trùm lên nền tảng của một xã hội phong kiến cổ truyền Việt Nam. Các đô thị Việt Nam, trong hoàn cảnh đó cũng có nhiều chuyển hóa căn bản….

Xem chi tiết

Dinh Trấn Thanh Chiêm với công cuộc mở cõi và mở cửa của các chúa Nguyễn

…Hơn 400 năm trôi qua với gần 200 năm tồn tại, tiếng tăm về đô lỵ Thanh Chiêm của một Quảng Nam dinh từng được người nước ngoài gọi là “Quảng Nam quốc” vẫn đọng lại nơi ký ức cư dân. Không chỉ là cánh cổng mở đất nước rộng về Nam cả từ đất liền đến biển đảo, dinh trấn Thanh Chiêm còn là cửa ngỏ mở ra sự giao thương, hội nhập với bên ngoài cho một công cuộc kinh dinh, khai phóng kịp thời của dân tộc từ một tư duy chiến lược của cha ông…

Xem chi tiết

Thành Tân sở từ sử liệu đến thực địa

Thành Tân Sở được xây dựng từ năm 1883, với mục đích phồng khi có sự cố trong trường hợp quân đội Pháp tấn công Kinh thành Huế. Khi xây thành Tân Sở, Nguyễn Văn Tường đã huy động trên 1.000 binh lính, dân phu giúp sức. Cả dã sử lẫn chính sử sau này đều khen địa cuộc Tân sở và cho rằng hai ông Tường và Thuyết sành địa lý, dịch học và binh pháp. Tân Sở có mạch đất thể hiện tính biểu tượng của “con rồng có ngà”, chữ Hán gọi là “Long cầu”…

Xem chi tiết

Vua Tự Đức với việc bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc (1848- 1878)

Thời Nguyễn, Việt Nam đã trở thành một quốc gia thống nhất về mặt lãnh thổ. Triều Nguyễn trong quá trình xây dựng và củng cố chính quyền luôn đặt vấn đề duy trì vào bảo vệ vững chắc cương giới làm nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều vấn đề nảy sinh khiến triều đình gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó. Trong khoảng thời gian 1848- 1883, thời trị vì của Tự Đức, tình trạng mất ổn định về an ninh quốc phòng đã diễn ra một số tỉnh biên giới phía Bắc: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hoá, Tuyên Quang và Quảng Yên.

Xem chi tiết

Sinh hoạt thường nhật của các vua Nguyễn (II – Minh Mạng)

Theo tương truyền, Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu nằm mơ thấy thần dâng một cái ấn ngọc đỏ như mặt trời, rồi sinh ra một hoàng nam, sau này lên ngôi, lấy hiệu là Minh Mạng. Vua Minh Mạng là người nghiêm túc trong công việc. Ông lại có tính thận trọng. Những chương sớ trong ngoài dâng lên, nhà vua đều xem hết. Việc thường thời điện dụ cho các nha, nghị chỉ phê phát, việc quan trọng thời nghị soạn bối chỉ, hoặc giao bản thảo, hoặc châu phê.

Xem chi tiết

Hai bài văn bia: Ngự hà kiều bi ký và Khánh ninh kiều bi ký

Ngự Hà được đặt tên dưới triều vua Minh Mạng. Sông này uốn nắn thành 5 đoạn gãy khúc như hình thước thợ, cắt mặt bằng Kinh thành Huế, chiều dài đo được 3.375m. Hiện nay ở phía bắc Ngự Hà còn hai tấm bia bằng đá thanh: Ngự Hà kiều bi ký và Khánh Ninh kiều bi ký. Bia dựng vào ngày 1 tháng 10 năm Bính Thân, tức là ngày 9-11-1836. Nhận thấy Ngự Hà là công trình tiêu thủy quan trọng ở Thành nội, chúng tôi xin công bố toàn văn hai bài văn bia để giới thiệu dòng sông lịch sử này.

Xem chi tiết

Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam

Năm 1792, vua Quang Trung mất, vương triều Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Cuộc chiến tranh giữa nhà Tây Sơn với thế lực tàn dư của chế độ chúa Nguyễn ở Đàng Trong lúc này do Nguyễn Ánh đứng đầu đã nhanh chóng thay đổi cục diện. Dù có những giằng co nhưng nhìn chung từ đây ưu thế từng bước nghiêng về lực lượng Nguyễn Ánh. Từ căn cứ Gia Định, Nguyễn Ánh nhanh chóng mở rộng vùng kiểm soát….

Xem chi tiết

Một số chính sách canh tân thời vua Bảo Đại qua di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn

Lâu nay khi nhắc đến triều Nguyễn và những dấu ấn cải cách triều Nguyễn để lại người ta thường nói đến cuộc cải cách hành chính năm 1831-1832 dưới thời vua Minh Mệnh. Thực tế đây cũng là cuộc cải cách hành chính lớn và triệt để nhất của triều Nguyễn, được người đời sau so sánh với cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông năm 1466-1471 và đánh giá là một trong hai cuộc cải cách có quy mô lớn nhất và đạt hiệu quả cao nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam….

Xem chi tiết

Đánh giá lại triều Nguyễn: Về một vài di sản của nhà Nguyễn còn tồn tại đến ngày nay

Trước đây, nhà Nguyễn (1802-1945), vương triều cuối cùng của Việt Nam, thường bị đánh giá một cách tiêu cực như là vương triều đã để mất nước vào tay chủ nghĩa thực dân Pháp. Tuy nhiên, từ thập niên 90 của thế kỷ trước, trong giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã xuất hiện xu hướng đánh giá lại vương triều này từ những góc độ tích cực hơn, Ví dụ như các nghiên cứu về việc xác định lãnh thổ dưới triều Minh Mạng, về cải cách cơ cấu nhà nước hay việc áp dụng chế độ công điền dưới triều Nguyễn…

Xem chi tiết

Quy hoạch và kiến trúc đô thị Hội An dưới thời chúa Nguyễn

Thế kỷ XVI – XVIII được gọi là thời kỳ vàng son của thương cảng Hội An. Để có được sự phát triển này, Hội An đã có một chiều dài hình thành từ những chủ nhân đầu tiên của nền văn hoá Sa Huỳnh; được kế cận, tiếp nối đến thời Chămpa và phát huy rực rỡ thời kỳ Đại Việt. Tiền đề tạo bước chuyển đổi đó tựa nhịp cầu nối giữa những sự kiện, những dấu vết của tầng/nền văn hoá là những tác nhân kích thích… tạo cho Hội An trong mỗi giai đoạn có diện mạo đặc thù riêng biệt.

Xem chi tiết

Luân Quốc công Tống Phước Trị với chúa Nguyễn và đền thờ ông ở quê hương Tống Sơn

Luân Quốc công Tống Phước Trị, sống ở thế kỷ XVI – vị khai quốc công thần triều Nguyễn, một phần cuộc đời ông đã được các bộ sử lớn của triều Nguyễn ghi chép nh- Đại Nam liệt truyện tiền biên, Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam nhất thống chí1… đặc biệt là bộ Đại Nam liệt truyện tiền biên là bộ sử ghi chép chuyện các nhân vật dưới thời trị vì của các chúa Nguyễn từ năm 1558-1777 (bắt đầu từ Chúa Tiên – Nguyễn Hoàng đến chúa Nguyễn Phúc Thuần) gồm 124 nhân vật (chưa kể nhân vật phụ chép), có 18 nhân vật người Thanh Hoá trong đó có Tống Phước Trị…

Xem chi tiết

Trường hương Gia Định – dấu ấn sâu đậm trong giáo dục của triều Nguyễn ở đất Phương Nam

Hiếu học là một trong những truyền thống chung, vốn có từ rất lâu đời của người Việt nhưng những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp này ở mỗi thời và mỗi nơi bao giờ cũng hàm chứa những sắc thái riêng rất rõ rệt. Thực tiễn sinh động của nền giáo dục Nho học ở đất Gia Định xưa cũng đủ để chứng tỏ điều này. Nho giáo vốn đã theo chân các Nho sĩ đến với lực lượng người Việt ở đất Gia Định từ rất sớm, nhưng, có một thời khá lâu dài, người Việt ở đất Gia Định học Nho giáo để biết phép đối nhân xử thế, học làm người chứ không phải học làm quan…

Xem chi tiết

Một số nhân vật tiêu biểu Thanh Hoá triều Nguyễn

Từ khi Nguyễn Hoàng, vị chúa khai sáng của triều Nguyễn vào trấn thủ Thuận Hoá (giữa thế kỷ XVI) cho đến nửa đầu thế kỷ XX, dòng họ Nguyễn ở Gia Miêu (Tống Sơn, Thanh Hoá) đã trở thành một trong những thế lực có ảnh hưởng lớn nhất trên vũ đài chính trị nước ta trong suốt gần 4 thế kỷ. Sau một thời kỳ gây dựng và củng cố chính quyền Đàng Trong, vương triều nhà Nguyễn đã được thiết lập vào năm 1802 và kết thúc năm 1945. Trong khoảng thời gian gần trọn một thế kỷ (1802 – cuối thế kỷ XIX), nhiều người con ưu tú của Thanh Hoá – vùng đất quê hương nhà Nguyễn đã trở thành những danh nhân nổi tiếng trên khắp các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hoá, giáo dục …

Xem chi tiết